Thúc đẩy lĩnh vực thiết kế sáng tạo và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô
Thiết kế sáng tạo để thổi “hồn” văn hóa Hà Nội: Sẽ xây dựng Đề án Trung tâm thiết kế sáng tạo trong năm 2022 Hà Nội có nhiều lợi thế để xây dựng thương hiệu lâu bền cho công nghiệp văn hoá |
Cuộc thi nhằm tìm kiếm các ý tưởng mới, độc đáo trong kiến tạo các không gian, thiết kế sản phẩm sáng tạo cho Hà Nội trên cơ sở khai thác lợi thế của công nghiệp hiện đại, nguồn lực con người và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử để tạo nên những không gian sáng tạo lôi cuốn sự tham gia của cộng đồng.
Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội ký kết hợp tác với Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp về thúc đẩy hoạt động trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô. |
Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho biết, Cuộc thi nhằm cụ thể hóa các cam kết của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội với UNESCO trong triển khai các hoạt động xây dựng Thành phố sáng tạo; tìm kiếm các ý tưởng mới, độc đáo trong kiến tạo các không gian, thiết kế và sản phẩm sáng tạo cho Hà Nội.
Việc tìm ra những giá trị mới trong các không gian, thiết kế và sản phẩm sáng tạo sẽ tạo nên động lực để phát triển nền kinh tế sáng tạo, góp phần hiện thực hóa Hà Nội trở thành trung tâm sáng tạo của khu vực Đông Nam Á, điểm đến tri thức và sáng tạo trên thế giới.
Theo Hiệu trưởng trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Phạm Hùng Cường, với phương châm đào tạo phải luôn gắn liền với thực tiễn, Nhà trường luôn tạo điều kiện cho giảng viên, sinh viên tham gia vào các hoạt động xã hội, các dự án nghệ thuật.
Cuộc thi “Hà Nội sáng tạo” sẽ là môi trường kết nối sinh viên và các cá nhân có nhu cầu về nguồn nhân lực thiết kế trong xã hội; tạo điều kiện cho sinh viên cọ xát môi trường thực tiễn và tiếp xúc với các giá trị văn hóa, lịch sử, để tạo nên những không gian sáng tạo lôi cuốn sự tham gia của cộng đồng.
Ngay sau lễ ký kết, các đại biểu đã cùng tham quan triển lãm, bảo tàng của Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. |
Qua đó, cung cấp cái nhìn toàn cảnh từ góc độ của nhiều chuyên gia về ngành thiết kế không gian và nghệ thuật công cộng, định hướng con đường phát triển cho sinh viên đồng thời cũng là phong trào đồng hành cùng danh hiệu “Hà Nội thành phố sáng tạo” mà UNESCO đã trao tặng cho Hà Nội.
Nhà trường sẽ huy động nguồn lực từ giảng viên, sinh viên và khai thác những thế mạnh của mình, lồng ghép nội dung cuộc thi vào chương trình đào tạo, vào các bài học cụ thể để lựa chọn dược những tác phẩm có giá trị, ứng dụng được trong thực tiễn góp phần vào sự phát triển chung của Thủ đô.
Đánh giá về Cuộc thi “Hà Nội sáng tạo”, Chủ tịch Hiệp hội thủ công mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội Hà Thị Vinh cho rằng, Cuộc thi là hoạt động đầu tiên, điển hình để các trường trên địa bàn thành phố học tập, triển khai hợp tác với Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội để thực hiện phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô.
Hà Nội có thế mạnh làng nghề. Các làng nghề của Thành phố chiếm khoảng 40% tổng số làng nghề của cả nước. Làng nghề là cái nôi, là sự bao bọc cho các ý tưởng sáng tạo của sinh viên. Các làng nghề sẽ phối hợp với sinh viên trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp để giúp các em hiện thực hóa các ý tưởng sáng tạo, các giải thưởng để góp phần phát triển Thủ đô, đất nước.
Phát biểu hưởng ứng tại lễ phát động Cuộc thi, sinh viên Hoàng Thanh Thảo, Khoa Thiết kế thời trang cho biết, Cuộc thi “Hà Nội sáng tạo” tạo điều kiện để sinh viên có thêm cơ hội cọ xát với môi trường thực tiễn và tiếp xúc với các giá trị văn hóa lịch sử, từ đó giúp cho sinh viên nâng cao chất lượng bài tập nghiên cứu, đồng thời nâng cao nghề, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm có lợi cho công việc sau này.
Đồng thời mở ra cơ hội cho các đơn vị, doanh nghiệp, đặc biệt là các đơn vị, doanh nghiệp có liên quan đến chủ đề Hà Nội có thể tham gia vào quá trình học tập và làm việc của cả thầy cô giáo và sinh viên Nhà trường; cuối cùng mở ra một cuộc triển lãm với quy mô lớn, từ đây các tác phẩm là bài tập của sinh viên sẽ được trưng bày và tiếp cận gần hơn với các doanh nghiệp, đây chính là tiền đề để doanh nghiệp dễ dàng đánh giá cũng như tuyển chọn được nguồn nhân lực phù hợp tiêu chí tuyển dụng của mình…
Tại buổi lễ, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội và trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp đã ký kết hợp tác về thúc đẩy hoạt động trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô.
Ngay sau lễ ký kết, các đại biểu đã cùng tham quan triển lãm, bảo tàng của Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp.
Cuộc thi kéo dài từ nay đến tháng 11/2023. Ở giai đoạn 1, Ban Tổ chức sẽ lựa chọn các tác phẩm có giá trị tham gia cuộc thi trong thời gian từ nay đến tháng 10/2022 và triển khai trưng bày tại Tuần lễ sáng tạo Hà Nội 2022 vào tháng 11/2022. Ngoài ra, Ban Tổ chức còn mong muốn thông qua cuộc thi sẽ kết nối sinh viên với các đơn vị, tổ chức và cá nhân có nhu cầu về nguồn nhân lực thiết kế trong xã hội. Đối tượng tham gia Cuộc thi: Toàn thể sinh viên trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Về tác phẩm dự thi: Chứa đựng ý tưởng và giải pháp độc đáo nhằm tạo dựng được các không gian, thiết kế và sản phẩm sáng tạo ấn tượng, xứng đáng là nơi khơi nguồn cảm xúc, tạo động lực đổi mới, phát huy tư duy sáng tạo; đồng thời giúp kiến tạo hình ảnh khác biệt cho đô thị, cho cuộc sống trong bối cảnh toàn cầu hóa. Các giải pháp tổ chức không gian sáng tạo vì cộng đồng trên cơ sở khai thác, kế thừa các di sản trong đô thị; đề cao các giải pháp sáng tạo mang tính nhân văn trong thiết kế, tạo thuận lợi khuyến khích người dân tham gia; đặc biệt là quan tâm đến những đối tượng yếu thế trong cộng đồng như người nghèo, người khuyết tật… Chú trọng tính khả thi trong triển khai thực tiễn. Sử dụng vật liệu địa phương, ứng dụng công nghệ mới để phát huy tính hợp lý và thông minh; là các sản phẩm được thể hiện bằng các chất liệu nghệ thuật phản ánh các công trình, không gian, di sản nhằm quảng bá truyền thông cho Thủ đô. Một số chủ đề mà Ban Tổ chức gợi ý gồm: Nội, ngoại thất các công trình công cộng; trang trí quảng trường, vườn hoa, công viên, nhà văn hóa…; các thiết kế, hình ảnh đồ họa cho các công trình và các nội dung văn hóa nghệ thuật của Hà Nội; các thiết kế thời trang, phụ kiện gắn liền với Hà Nội; Nhà máy, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố; các sản phẩm phát huy thế mạnh về văn hóa, lịch sử, làng nghề; các sản phẩm ứng dụng công nghệ mới… Cuộc thi có 03 giải Nhất, 06 giải Nhì, 09 giải Ba, 15 giải Khuyến khích và 10 giải bình chọn online. Tổng giá trị giải thưởng lên tới 200 triệu đồng. Những tác phẩm có giá trị sẽ được lựa chọn trưng bày, triển khai trong thực tế. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quy định về ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng từ 25/12/2024
Bảng giá đất cũ được áp dụng đến hết 31/12/2025
Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước
Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, vụ án về tham nhũng, tiêu cực
Quận Hoàn Kiếm: Khẳng định vị thế trong hệ thống giáo dục Thủ đô
Tái hiện lời căn dặn của Bác Hồ trong đêm diễn đặc biệt tại Hoàng thành Thăng Long
Ông hoàng K-Pop G-Dragon trở lại sau 9 năm vắng bóng tại MAMA 2024
Tin khác
Tái hiện lời căn dặn của Bác Hồ trong đêm diễn đặc biệt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 14/11/2024 18:19
Nhan sắc Việt thăng hạng trên đấu trường quốc tế
Văn hóa 14/11/2024 09:47
Đông về nhớ vị muối quê
Văn hóa 14/11/2024 07:31
Tác giả Mị Dung ra mắt tác phẩm văn học “Chùm Đảo ngồi nhớ Chùm Ruồi”
Văn hóa 12/11/2024 20:13
Phát hành bộ tem kỷ niệm 100 năm sinh nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu
Xã hội 11/11/2024 21:12
Khi "thánh đường tri thức" được đánh thức bởi nghệ thuật sáng tạo
Văn hóa 10/11/2024 16:00
Sử dụng chất liệu dân gian trong sáng tạo: Góc nhìn mới về giá trị truyền thống
Văn hóa 10/11/2024 15:18
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: Hội tụ và lan tỏa tinh thần sáng tạo Thủ đô
Văn hóa 09/11/2024 22:39
Phim lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội phát triển mới cho điện ảnh Việt Nam
Văn hóa 09/11/2024 19:29
Khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII: Điểm đến của điện ảnh sáng tạo
Văn hóa 07/11/2024 22:53