Hà Nội: Sẽ xây dựng Đề án Trung tâm thiết kế sáng tạo trong năm 2022
Giao lưu trực tuyến: Chế độ, chính sách cho người lao động bị nhiễm Covid-19 Cụm thi đua số 7 thành phố Hà Nội ký giao ước thi đua năm 2022 |
Mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch thực hiện các sáng kiến gia nhập Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO đến năm 2025.
Kế hoạch nhằm xác định rõ nội dung, nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm phù hợp; đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt các nội dung liên quan đến Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO, thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của các cấp, ngành, nhân dân Thủ đô và quốc tế đối với các sáng kiến và cam kết của Hà Nội khi gia nhập Mạng lưới.
Kế hoạch đặt ra các chỉ tiêu cụ thể như: xây dựng Đề án Trung tâm thiết kế sáng tạo Hà Nội trong năm 2022; xây dựng Mạng lưới Trung tâm sáng tạo đến các quận, huyện với nhiều mô hình đầu tư, quản lý, khai thác, vận hành đa dạng, hiệu quả, kết hợp tăng cường hợp tác công tư; hoàn thành thí điểm và kết nối tương tác từ 3-5 trung tâm năm 2023.
Xây dựng và tuyển chọn các ý tưởng sáng tạo. Hỗ trợ khởi nghiệp và thực hiện các ý tưởng có hiệu quả và ý nghĩa văn hóa, xã hội, kinh tế; chuyển tải thành Chương trình truyền hình tài năng sáng tạo Hà Nội trong thời gian năm 2022-2023.
Hà Nội sẽ mở rộng mô hình chuyển đổi, cải tạo, tái hiện, phát triển các di sản văn hóa trở thành các không gian văn hóa sáng tạo... |
Hà Nội cũng sẽ tổ chức Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 1 năm/1 lần; đào tạo và bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho “Thành phố sáng tạo”; mở rộng mô hình chuyển đổi, cải tạo, tái hiện, phát triển các di sản văn hóa (di sản công nghiệp, di sản đô thị, di sản kiến trúc, di sản ký ức, các thiết chế văn hóa...) trở thành các không gian văn hóa sáng tạo...
Để kiến tạo Trung tâm thiết kế sáng tạo Hà Nội, UBND Thành phố giao Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng Đề án Trung tâm Thiết kế sáng tạo Hà Nội với mục tiêu ươm mầm tài năng trong các lĩnh vực liên quan đến thiết kế sáng tạo tại Hà Nội. Hỗ trợ các dự án sáng tạo tiềm năng và thúc đẩy hợp tác quốc tế. Trong giai đoạn đầu, Trung tâm thiết kế sáng tạo Hà Nội đặt tại Bảo tàng Hà Nội.
Phối hợp tổ chức cuộc thi thiết kế Trung tâm thiết kế sáng tạo, tiến tới xây dựng mô hình thí điểm trung tâm sáng tạo trẻ, mang tính biểu tượng, thúc đẩy hợp tác công tư do Công ty cổ phần Tập đoàn Sovico đầu tư, quản lý, khai thác và vận hành tại khu vực Bắc An Khánh (Hoài Đức - Hà Nội).
UBND Thành phố cũng giao Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn UBND huyện Phú Xuyên xây dựng Trung tâm thiết kế sáng tạo và giới thiệu sản phẩm làng nghề ở khu vực phía Nam Hà Nội.
Thành phố cũng sẽ xây dựng các không gian sáng tạo điểm đến trên cơ sở các thiết chế văn hóa như: không gian thông minh khám phá công nghệ tương tác, không gian tổ chức trưng bày, quảng bá, giới thiệu, tổ chức các sự kiện về các hoạt động và sản phẩm có tính chất sáng tạo tại Bảo tàng Hà Nội; không gian sáng tạo giáo dục di sản tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám; không gian sáng tạo gắn phát huy giá trị nghệ thuật trình diễn truyền thống tại Nhà hát múa rối Thăng Long; trung tâm kết nối, giao lưu các hoạt động thiết kế sáng tạo...
UBND Thành phố cũng giao UBND các quận, huyện: Hoàng Mai, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoài Đức và thị xã Sơn Tây chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan: hình thành không gian đi bộ khu đô thị Nam đường vành đai 3 - Bitexco; không gian đi bộ xung quanh Hồ Thiền Quang - Công viên Thống nhất; không gian đi bộ xung quanh Văn Miếu - Quốc Tử Giám;
Không gian đi bộ Khu đô thị Bắc An Khánh - Splendora, Không gian đi bộ xung quanh Thành cổ Sơn Tây với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc kết hợp phát huy giá trị các di sản văn hóa của địa phương để tạo lập hoạt động thiết kế sáng tạo trong văn hóa, nghề thủ công phục vụ du lịch, thương mại phát triển kinh tế - xã hội địa phương…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hình thành thế hệ nông dân mới, dám nghĩ, dám làm
Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại theo hướng phát triển đô thị là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra tại Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Hà Nội. Để đạt được mục tiêu này, rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ, tạo sức bật cho nông dân dám nghĩ, dám làm. Dù khó là vậy nhưng huyện Đan Phượng đã làm được bởi có những cách làm hay, tạo hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. |
Hà Nội: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất huyện Mê Linh đến năm 2030
Quy định về ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng từ 25/12/2024
Bảng giá đất cũ được áp dụng đến hết 31/12/2025
Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước
Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, vụ án về tham nhũng, tiêu cực
Quận Hoàn Kiếm: Khẳng định vị thế trong hệ thống giáo dục Thủ đô
Tin khác
Phản biện Dự thảo Nghị quyết quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp điện, nước
Chỉ đạo - Điều hành 14/11/2024 20:48
Đẩy nhanh tiến độ giải quyết vụ việc, vụ án về tham nhũng, tiêu cực
Chỉ đạo - Điều hành 14/11/2024 20:44
“Mở đường” khai thác, sử dụng không gian ngầm ở Hà Nội trong tương lai
Chỉ đạo - Điều hành 14/11/2024 16:50
Hà Nội xem xét các Nghị quyết thi hành Luật Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 14/11/2024 11:21
Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân xây dựng Hà Nội thanh lịch, văn minh
Chỉ đạo - Điều hành 12/11/2024 20:02
Nâng cao chất lượng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc
Chỉ đạo - Điều hành 11/11/2024 21:12
Tạo đột phá về cải cách hành chính, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên vươn mình
Chỉ đạo - Điều hành 08/11/2024 16:50
Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công trên địa bàn Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 08/11/2024 16:28
Hà Nội thí điểm tích hợp Sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VNeID
Chỉ đạo - Điều hành 06/11/2024 19:19
Bổ sung quan điểm, định hướng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người
Chỉ đạo - Điều hành 06/11/2024 13:50