Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Để Hà Nội xứng đáng là “trái tim của cả nước”
Xây dựng Thủ đô xứng tầm khu vực Tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách để kinh tế Hà Nội phát triển có chiều sâu Hà Nội phát triển đô thị bền vững |
Phát biểu mở đầu cuộc làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn quan tâm chỉ đạo phát triển Hà Nội để Hà Nội xứng đáng là “trái tim của cả nước” và chúng ta có trách nhiệm làm cho “trái tim cả nước” mạnh khỏe, nhịp đập đều và mạnh, góp phần đưa cả nước tiến bước. Vì theo Thủ tướng, Hà Nội là một trong hai đô thị đặc biệt của Việt Nam, nên đóng góp của Hà Nội rất quan trọng cho sự phát triển chung của đất nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi làm việc. (Ảnh: HNM) |
Đồng thời, Thủ tướng cũng đề nghị các bộ, ngành tiếp tục nghiên cứu một số cơ chế, chính sách phù hợp để Hà Nội phát triển trên tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội”, đặc biệt là tạo điều kiện về nguồn lực để phát triển. Với tinh thần “cái gì làm được cho Hà Nội thì chúng ta nên làm”.
Sau báo cáo với Thủ tướng về tình hình kinh tế - xã hội năm 2020 và quý I năm 2021, trên cơ sở các nhiệm vụ, giải pháp 9 tháng cuối năm 2021 và để tạo tiền đề thực hiện các nhiệm vụ cho các năm từ 2021- 2025, thay mặt lãnh đạo Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, thông qua một số nội dung quan trọng. Trong đó, kiến nghị Thủ tướng xem xét, sớm ký ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 97/2019/QH14 để thành phố Hà Nội triển khai thực hiện.
Về lĩnh vực kế hoạch đầu tư công, Thành phố đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận và chỉ đạo thực hiện tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho thành phố Hà Nội trên mức 35% để đảm bảo nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô giai đoạn 2022-2025, đáp ứng trách nhiệm, yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế của Thủ đô và phục vụ phát triển hội nhập của cả nước. Hà Nội cũng kiến nghị hỗ trợ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm; Giải quyết một số khó khăn, vướng mắc, khi triển khai đầu tư một số tuyến đường sắt đô thị; đầu tư các cầu lớn qua Sông Hồng.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu tiếp thu ý kiến của Thủ tướng (Ảnh: HNM) |
Về lĩnh vực quy hoạch, đề nghị chấp thuận chủ trương điều chỉnh tăng tỷ lệ đất đô thị và nông thôn toàn Thành phố lên 40% - 60%; cho phép nghiên cứu quy hoạch sân bay dân dụng thứ 2 tại địa bàn để đáp ứng nhu cầu vận chuyển khoảng 100 triệu hành khách/năm.
Thành phố cũng kiến nghị về điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô hoàn chỉnh mô hình chùm đô thị; điều chuyển Vườn quốc gia Ba Vì về Thành phố Hà Nội quản lý để đồng bộ; kiến nghị về công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; các bộ ngành phối hợp tổ chức Sea Games 31...
Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao về tình hình phát triển kinh tế- xã hội năm 2020, cho rằng đây là một thành công toàn diện của Hà Nội trong năm dịch bệnh Covid-19, tốc độ tăng trưởng cao gấp 1,4 lần cả nước, quy mô đạt 45 tỷ USD, vượt thu 25 nghìn tỷ đồng. Bộ mặt Thủ đô có sự thay đổi nhanh, nhất là xây dựng nông thôn mới, đã vượt thời gian 2 năm. Đặc biệt là những kết quả ấn tượng về phát triển kinh tế - xã hội 3 tháng đầu năm 2021 như báo cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.
Thống nhất về tầm nhìn, quan điểm phát triển, Thủ tướng nhấn mạnh nội dung phát triển Thủ đô là thành phố giàu đẹp, văn minh, thanh lịch, thông minh và hội nhập; hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa Việt Nam hài hòa với những giá trị văn hóa nhân loại tiến bộ, là một thành phố đáng sống. Hà Nội có nhiều di sản vật thể và phi vật thể, nên cần có kế hoạch đầu tư tôn tạo, giữ gìn, đặc biệt là với khu Hoàng thành Thăng Long.
Thủ tướng nhất trí quan điểm phát triển đối với Hà Nội là “xanh, sạch, bảo tồn và kỷ cương”, xây dựng Thành phố năng động và hội nhập, thành phố kiến tạo phát triển, môi trường kinh doanh thuận lợi, môi trường sống hướng đến các tiêu chuẩn quốc tế. Vì thế, thời gian tới, Hà Nội cần tập trung, huy động cả hệ thống chính trị và nhân dân để cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố; đồng thời chuẩn bị tốt cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đề nghị Hà Nội cần tiên phong thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phòng chống, dịch vừa phục hồi, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh - xã hội và đời sống nhân dân. Cùng với đó là đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế dựa trên ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn với thực hiện đồng bộ 3 đột phá chiến lược được Đảng ta nêu ra.
Tại cuộc làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho ý kiến chỉ đạo đối với các kiến nghị của Hà Nội trên tinh thần tạo mọi điều kiện cho Thủ đô phát triển. Về việc thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị, Thủ tướng cho biết sẽ sớm có Nghị định về vấn đề này để thành phố Hà Nội triển khai thực hiện.
Tiếp thu ý kiến của Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ bày tỏ, sự quan tâm, giúp đỡ của Thủ tướng Chính phủ và các lãnh đạo bộ, ngành trong trong thời gian qua đã giúp cho Hà Nội xây dựng Báo cáo chính trị, Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố chất lượng, nền tảng xây dựng 10 Chương trình hành động toàn khóa của Thành ủy cụ thể, rõ ràng, là địa phương đầu tiên của cả nước ban hành Chương trình hành động toàn khóa.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tặng quà lưu niệm cho lãnh đạo thành phố Hà Nội. |
Theo Bí thư Thành ủy, sự phát triển của Thủ đô ngoài sự nỗ lực, truyền thống 91 năm của Đảng bộ Thành phố thì có sự quan tâm rất đặc biệt của các đồng chí lãnh đạo Đảng, nhà nước, Chính phủ và cá nhân Thủ tướng. Toàn thể Đảng bộ Thành phố sẽ tiếp tục phát huy truyền thống, trí tuệ, bản lĩnh, vượt qua những khó khăn, thách thức để lập được nhiều thành công trong thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn Quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố.
Cạnh đó, Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng nêu 3 việc quan trọng của Hà Nội và mong muốn Đảng, Nhà nước quan tâm, chỉ đạo. Trong đó, đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm, chỉ đạo Bộ Xây dựng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm thỏa thuận quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đuống để phê duyệt trong tháng 6/2021, qua đó giúp Thủ đô đạt 100% tỷ lệ phủ kín quy hoạch phân khu đô thị.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp
Sự kiện 01/11/2024 21:41
Luân chuyển, chỉ định Phó Bí thư Huyện ủy các huyện Yên Thành, Quế Phong
Sự kiện 01/11/2024 21:39
Huy động 256.250 tỷ đồng để đầu tư phát triển văn hóa
Sự kiện 01/11/2024 17:28
Đại biểu đề nghị quy định về phòng cháy tại nhà chung cư cao tầng
Sự kiện 01/11/2024 13:57
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Đảm bảo sự ổn định, vững chắc của hệ thống y tế
Sự kiện 31/10/2024 20:34
Đề nghị nâng mức hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên
Sự kiện 31/10/2024 18:55