Thủ tướng làm việc với lãnh đạo TP. Hà Nội

Sáng 5/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng có buổi làm việc với TP. Hà Nội về phát triển kinh tế-xã hội năm 2015 và quy hoạch, cơ chế đầu tư trục Nhật Tân-Nội Bài.

Tham dự buổi làm việc có các Phó Thủ tướng: Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải, Vũ Văn Ninh, Vũ Đức Đam cùng lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương.

Hà Nội phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng từ 9-9,5%

Báo cáo tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho biết, năm 2014, kinh tế Thành phố phục hồi và tăng trưởng khá với tốc độ tăng trưởng đạt 8,8%, bằng 1,52 lần mức tăng chung cả nước.

Sự nghiệp phát triển văn hóa, xã hội, giáo dục-đào tạo, y tế, khoa học công nghệ… có nhiều chuyển biến tích cực. An sinh xã hội và phúc lợi xã hội được bảo đảm, đã giải quyết việc làm cho khoảng 140.000 lao động, hỗ trợ 14.500 hộ thoát nghèo, chăm lo tốt cho các đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội.

Công tác quy hoạch, huy động các nguồn lực xây dựng hạ tầng, quản lý và phát triển đô thị, xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh...

Trong năm 2015, Hà Nội phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng từ 9-9,5%; thu nhập bình quân đầu người đạt 75-77 triệu đồng; tốc độ tăng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn từ 11-12%; tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 8-9%; số xã được công nhận cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới tăng thêm 55 xã.

Về quy hoạch chi tiết hai bên tuyến đường Nhật Tân-Nội Bài, ông Nguyễn Thế Thảo cho hay, Hà Nội đã phê duyệt nhiệm vụ, tổ chức triển khai lập các quy hoạch phân khu đô thị có liên quan làm cơ sở pháp lý để lập quy hoạch chi tiết theo quy định. Phương án quy hoạch hai bên tuyến đã được tổ chức thi tuyển quốc tế; lấy ý kiến cộng đồng và các cơ quan liên quan theo quy định; báo cáo xin ý kiến và tiếp thu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, hồ sơ quy hoạch chi tiết do Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội phối hợp với Công ty TNHH Motor N.A Việt Nam tổ chức lập, cơ bản được hoàn thành, đã lắp đặt mô hình để xem xét, thẩm định, phê duyệt.

Nội dung chính của đồ án quy hoạch gồm: Ranh giới và quy mô; quy hoạch sử dụng đất với chiều dài gần 12km, diện tích khoảng 2.000 ha (chia làm 4 đoạn); tổ chức không gian và hệ thống hạ tầng kỹ thuật…

Cụ thể về quy hoạch sử dụng đất, đoạn 1 (từ sân bay Nội Bài đến đường vành đai 3), gồm đất nông nghiệp chất lượng cao với các trang trại nông sản, cây hoa đặc sản Hà Nội và vùng miền; công viên công nghệ phần mềm; trung tâm hội trợ, triển lãm thương mại nông sản; trung tâm thương mại dịch vụ… Đoạn 2 (từ đường vành đai 3 đến đầm Vân Trì), gồm trung tâm kho vận, thương mại dịch vụ nam ga Bắc Hồng; trung tâm văn hóa, trung tâm dịch vụ ga đường sắt đô thị; trung tâm văn hóa thương mại…

Đoạn 3 (từ đầm Vân Trì đến đê sông Hồng), gồm tổ hợp Trung tâm tài chính, thương mại dịch vụ hỗn hợp Phương Trạch tầm cỡ quốc tế; các công trình hỗn hợp thương mại, dịch vụ; công viên; các khu nhà ở tái định cư, nhà ở xã hội… Đoạn 4 (khu vực ngoài đê sông Hồng), gồm trung tâm triển lãm văn hóa, thương mại, dịch vụ cao cấp; khu đô thị sinh thái-đô thị nước gắn với việc khai thác tuyến du lịch ven sông Hồng gồm các hồ bơi, đua thuyền, hoạt động thể thao dưới nước; công viên hoa sen-khu giới thiệu hình ảnh hoa sen, trưng bày và bán các sản phẩm từ sen, bến du thuyền…

Đề xuất cơ chế đặc thù

Để huy động các nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ đầu tư đồng bộ đô thị, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và phát huy hiệu quả đầu tư, TP. Hà Nội đã đề xuất cơ chế đặc thù đầu tư các dự án trong quy hoạch hai bên tuyến đường Nhật Tân-Nội Bài.

Theo đó, trên cơ sở quy hoạch phân khu được duyệt và quy hoạch chi tiết đã báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ chấp thuận phân chia thành 8 dự án thành phần phát triển đô thị và thành lập Ban quản lý Khu vực phát triển đô thị để triển khai thực hiện. Đề nghị Thủ tướng cho phép lựa chọn nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm, khả năng ứng vốn giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng khung, có năng lực xây dựng và vận hành quản lý khai thác sau đầu tư. Đề nghị Chính phủ cho phép huy động từ nguồn vốn vay ưu đãi, ODA, vốn nhàn rỗi tại kho bạc cho đầu tư hạ tầng (trường hợp thiếu sau khi cân đối nguồn vốn). Đề nghị Chính phủ xem xét, quyết định cho phép áp dụng xác định giá sàn quyền sử dụng đất sát giá thị trường trên cơ sở quy hoạch xây dựng chi tiết được duyệt trước khi Thành phố tiến hành lựa chọn nhà đầu tư…

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương, đánh giá cao những kết quả mà Hà Nội đạt được trong xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội thời gian qua.

Thủ tướng mong muốn Hà Nội tiếp tục phát huy sức mạnh nội lực, tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm, đồng thời ra sức khắc phục những hạn chế, yếu kém để phấn đấu thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội, trước mắt là thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu đã được đề ra cho 2015 gắn với tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp; chuẩn bị tốt cho Kế hoạch 5 năm (2016-2020). Qua đó, đưa Hà Nội có bước phát triển mới trong 5 năm tới để xứng đáng là trái tim, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ… của cả nước, có nhiều mô hình tốt, điển hình để không chỉ cho Hà Nội mà còn góp phần thúc đẩy nhân rộng ra cả nước.

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phân cấp, ủy quyền những lĩnh vực được pháp luật cho phép

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ nguyên tắc chung về cơ chế đặc thù, đó là có đề cao trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành trong xây dựng Thủ đô.

Phân cấp, ủy quyền ở những lĩnh vực mà pháp luật cho phép để Hà Nội phát huy tính năng động, sáng tạo trong triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Trên tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị sau buổi làm việc sẽ ban hành 1 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Trước khi ban hành, đề nghị đưa Quyết định này ra phiên họp Chính phủ thường kỳ xin ý kiến.

Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo một số bộ, ngành chức năng đã xem xét, cho ý kiến cụ thể đối với trên 10 đề xuất, kiến nghị của TP. Hà Nội trong 5 nhóm vấn đề về: Tài chính ngân sách; hỗ trợ DN; đầu tư phát triển; quy hoạch, đô thị và về tổ chức bộ máy.

Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cơ bản đồng ý với kiến nghị của Hà Nội về xem xét điều chỉnh ổn định tỷ lệ điều tiết ngân sách trong thời kỳ ổn định ngân sách 2016-2020; về cho phép Hà Nội được huy động nguồn vốn trong nước để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng; đồng ý với chủ trương để lại số tiền cổ phần hóa DN và thoái vốn DN Nhà nước để có nguồn tái cơ cấu DN và cấp vốn pháp định cho Công ty Đường sắt đô thị (đã được Chính phủ cho phép thành lập); đồng ý thực hiện chính sách ưu đãi đối với Khu công nghiệp Nam Hà Nội để tạo điều kiện đẩy nhanh đầu tư hạ tầng, thu hút đầu tư; đồng ý với đề xuất tiếp tục cho phép đầu tư xây dựng khu liên cơ hành chính của TP. Hà Nội tại khu đất Đông Nam Trần Duy Hưng; đồng ý với với đề xuất của Hà Nội về việc thành lập Sở Du lịch Hà Nội nhằm phát huy hơn nữa tiềm năng, lợi thế về du lịch.

Thủ tướng nêu rõ đây là một đồ án quy hoạch chứ không phải là một dự án đầu tư. Chính phủ đồng ý về chủ trương, về nguyên tắc phát triển khu đô thị này, đề nghị Hà Nội tiếp thu ý kiến đóng góp của các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng, các đại biểu và có thể lấy ý kiến thêm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đoàn thể để hoàn thiện quy hoạch, phê duyệt quy hoạch theo thẩm quyền và đặc biệt phải quản lý cho tốt để sau 15 hoặc 20 năm nữa, khu đô thị Bắc Hà Nội trở thành đô thị văn minh, hiện đại, xứng tầm với Thủ đô.

Thủ tướng nghe giới thiệu về quy hoạch trục Nhật Tân-Nội Bài - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Về quy hoạch,
cơ chế đầu tư trục Nhật Tân-Nội Bài

59793

Về cơ chế chính sách đặc thù và quản lý đầu tư phát triển hai bên đường Nhật Tân, Thủ tướng nhấn mạnh phải chủ động thu hồi đất. Nhà nước đứng ra thu hồi đất, thực hiện tốt chính sách đền bù, tái định cư, tinh thần là tái định cư tại chỗ. Trách nhiệm của Chính phủ cùng các Bộ, ngành chức năng và TP Hà Nội phải tính toán được nguồn vốn dự kiến phục vụ giải phóng mặt bằng khoảng 11.000 tỷ đồng; tiếp đó tiến tới xây dựng hạ tầng theo nguyên tắc đa dạng nguồn vốn (nguồn ODA, vốn ngân sách Nhà nước, vốn hỗ trợ, nguồn của địa phương, nguồn BOT).

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nêu rõ, khi có mặt bằng, có hạ tầng, việc thu hút đầu tư phải đa dạng (đấu thầu, chào thầu, lựa chọn nhà thầu…), đồng thời phải xác định rõ và phải tùy theo dự án.

Về giá đất, Thủ tướng nhấn mạnh, nguyên tắc là giá thị trường, tính theo mục đích sử dụng, nhưng cũng cần linh hoạt, tùy dự án.

Theo Nguyễn Hoàng-Nhật Bắc/chinhphu.vn

 

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".
Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Công an huyện Hoài Đức phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức; đồng thời đề nghị lái xe điều khiển xe ô tô BKS 88H-288.49 đến cơ quan Công an trình diện để giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật.
Tôn vinh 135 điều dưỡng tiêu biểu trong công tác chống dịch giai đoạn 2020 - 2023

Tôn vinh 135 điều dưỡng tiêu biểu trong công tác chống dịch giai đoạn 2020 - 2023

(LĐTĐ) Chiều 16/7, Công đoàn Y tế Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế và Hiệp Hội Điều dưỡng Việt Nam tổ chức chương trình Tôn vinh Điều dưỡng viên tiêu biểu trong công tác phòng chống dịch giai đoạn 2020 - 2023; phát động cuộc thi sáng tác và biểu diễn ca khúc về ngành Y tế; trao giải chạy Vì sức khỏe Việt Nam lần thứ hai, chặng 2.
Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức lễ ra mắt Tủ sách Công đoàn tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nội.
Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.

Tin khác

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, trong nội dung về hợp tác quốc tế được bổ sung và đưa thành điều riêng. Cùng đó, với nhiều cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội hiện nay, đòi hỏi cán bộ ngành BHXH Việt Nam cần được nâng cao, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng trong công tác đối ngoại.
Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong các thủ tục hành chính về giáo dục, quản lý hồ sơ, lao động phổ thông… và một số giao dịch hành chính, thủ tục hành chính ở trong nước.
Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

(LĐTĐ) Nhiệm kỳ 2024 - 2029, thành phố Hà Nội cần xem xét thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở những tòa chung cư lớn để góp phần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các hộ gia đình trên địa bàn. Đó là gợi mở của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến với thành phố Hà Nội.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

(LĐTĐ) Với tinh thần "không nói không, không nói khó, không nói có nhưng không làm", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương… nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy khí thế đang có, tiếp tục "giữ lửa", triển khai thực hiện ngay các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) một cách thực chất, mang lại hiệu quả thiết thực, rõ ràng…
Giải cứu 9 người bị mắc kẹt trong thang máy tại thành phố Hồ Chí Minh

Giải cứu 9 người bị mắc kẹt trong thang máy tại thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Ngay sau khi nhận thông tin, Công an quận 5, Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã điều động Đội Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ xuất 2 xe chuyên dụng cùng 12 cán bộ chiến sĩ đến địa điểm xảy ra tai nạn, phối hợp công an địa phương thực hiện công tác cứu nạn.
Phấn đấu thông xe tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên kéo dài trước ngày 2/9

Phấn đấu thông xe tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên kéo dài trước ngày 2/9

(LĐTĐ) Với dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên kéo dài đoạn qua địa phận tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên yêu cầu sở, ngành, địa phương và các bên liên quan khẩn trương hoàn thành giai đoạn 1 để thông xe trước ngày 2/9.
Xem thêm
Phiên bản di động