Tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách để kinh tế Hà Nội phát triển có chiều sâu
Chiều nay (4/12), Thường trực Thành uỷ Hà Nội làm việc với Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính về công tác tài chính năm 2020; định hướng phối hợp công tác năm 2021 và giai đoạn tiếp theo. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ chủ trì buổi làm việc.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu kết luận buổi làm việc |
Báo cáo tại buổi làm việc, ông Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cho biết, những năm qua công tác phối hợp giữa Bộ Tài chính và thành phố Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Riêng năm 2020, dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 nhưng tổng thu ngân sách của Hà Nội ước thực hiện 279.359 tỷ đồng, đạt 100,2% dự toán.
Tuy nhiên, theo ông Chu Ngọc Anh công tác phối hợp giữa Bộ Tài chính và thành phố Hà Nội thời gian qua, thực tế còn một số khó khăn vướng mắc. Để tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho Thủ đô phát triển mạnh trong giai đoạn tới, Hà Nội đề xuất Bộ Tài chính tập trung tháo gỡ 31 vấn đề thuộc 5 nhóm công việc. Trong đó, chủ yếu Hà Nội kiến nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, xem xét và phối hợp với các bộ có liên quan sửa đổi một số quy định nhằm đảm bảo phù hợp với thực tế hiện nay.
Quang cảnh buổi làm việc |
Đặc biệt, Hà Nội đề xuất Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ, Quốc hội quan tâm, tạo điều kiện tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho Thủ đô trên mức 35% để đảm bảo nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô giai đoạn 2021-2025.
Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo Bộ Tài chính đã trao đổi làm rõ những nội dung đề xuất, kiến nghị của Hà Nội. Đại diện lãnh đạo các bộ, ngành có liên quan cũng thống nhất cần có giải pháp hữu hiệu để có thể tạo động lực thúc đẩy Thủ đô phát triển mạnh trong giai đoạn tới.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh trình bày báo cáo tại buổi làm việc |
Ông Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng, buổi làm việc thể hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa hai đơn vị - địa phương trong việc trao đổi, hỗ trợ, xây dựng, triển khai thực hiện các cơ chế chính sách, nhiệm vụ tài chính ngân sách trên địa bàn Thủ đô.
Theo ông Đinh Tiến Dũng, năm 2020, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường, tuy nhiên thu ngân sách của Hà Nội vẫn đạt dự toán, trong đó thu nội địa đạt gần 80%. Tăng thu nội địa bình quân của Hà Nội bình quân 9,7% trong khi cả nước đạt 8,8%.
"Thu nội địa tăng cao và liên tục như thế thể hiện việc thu nội địa của Hà Nội ổn định, bền vững. Thu ngân sách của Hà Nội đóng góp khoảng 17% tổng thu ngân sách của cả nước, nhưng chỉ riêng thu nội địa chiếm 21% của cả nước", ông Dũng nói.
Bộ Trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phát biểu tại buổi làm việc |
Dự báo tình hình tiếp tục có diễn biến phức tạp trong năm 2021, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho rằng, để hoàn thành được kế hoạch thu đã đề ra, Hà Nội cần tiếp tục có giải pháp hiệu quả cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh; khai thác tiềm năng thế mạnh, sức cạnh tranh của thành phố để thu hút thêm vốn đầu tư, nhất là đầu tư công nghệ cao gắn với hoạt động của các trung tâm nghiên cứu phát triển tạo cơ sở tăng thu cho ngân sách bền vững.
Đặc biệt, ông Dũng đề nghị cần tiếp tục đẩy mạnh phân cấp cho các sở, ngành, quận, huyện chủ động các nguồn lực, cơ sở vật chất để triển khai thực hiện thí điểm chính quyền đô thị; tiếp tục đổi mới khu vực sự nghiệp công. Phối hợp với các cấp, các ngành đẩy mạnh sắp xếp cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo đúng kế hoạch mà cấp có thẩm quyền quyết định.
Theo Bộ Trưởng Tài chính, Hà Nội cần tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát giá trên địa bàn. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính ngân sách, nhất trong lĩnh vực tài nguyên, đất đai, dịch vụ công. Quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện các kiến nghị của Bộ Tài chính về bố trí đất đai, trụ sở làm việc của cơ quan thuộc ngành tài chính trên địa bàn Thủ đô để tạo điều kiện cho các cơ quan này hoàn thành nhiệm vụ được giao và phục vụ vào sự phát triển chung của thành phố.
Thành phố Hà Nội và Bộ Tài chính ký kết biên bản phối hợp giai đoạn mới |
Kết luận buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ ghi nhận, đánh giá cao ý nghĩa, hiệu quả sự phối hợp giữa thành phố Hà Nội và Bộ Tài chính.
Ông Vương Đình Huệ thông tin nhanh về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và khẳng định: Mặc dù chịu tác động nặng nề của dịch Covid-19, nhưng tình hình kinh tế - xã hội Thủ đô vẫn có những tín hiệu tích cực.
Đến cuối tháng 11/2020, GRDP của thành phố tăng trưởng khoảng 3,98%; hết tháng 12, kết quả còn có thể tích cực hơn, có thể cao hơn tăng trưởng GDP cả nước ít nhất khoảng 1,5 lần. Thu ngân sách đến nay thực hiện 279.359 tỷ đồng (đạt 100,2% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao và tăng 3,5% so với thực hiện năm 2019). Trong năm mặc dù rất khó khăn, nhưng thành phố vẫn giãn, hoãn các loại thuế, phí nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp khoảng 22.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ cho rằng, để kinh tế Hà Nội tiếp tục phát triển có chiều sâu, có thể tăng thêm nguồn thu; gia tăng nguồn lực đầu tư cho phát triển; thành phố rất cần Bộ Tài chính và các bộ, ngành Trung ương phối hợp chặt chẽ, hợp tác, hỗ trợ thành phố tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách thể hiện cụ thể ở 31 kiến nghị được nêu trong báo cáo.
“Ngoài cơ chế về chi; đề nghị Bộ đặc biệt quan tâm tháo gỡ vướng mắc cơ chế, chính sách về thu ngân sách; vướng mắc về giá, thuế, phí để thúc đẩy các lĩnh vực dịch vụ công; hỗ trợ tăng vay vốn ODA; phát hành trái phiếu địa phương để đầu tư cho phát triển...” ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 22:12
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 17:26
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng cán bộ tiền khởi nghĩa
Thủ đô 04/11/2024 15:24
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai
Chỉ đạo - Điều hành 04/11/2024 13:36
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 12:25