“Thủ phạm” vô tình khiến cơ thể người Việt thừa Cholesterol
Đẩy lùi tình trạng thừa Cholesterol trong cơ thể Không phải chất béo, thực phẩm này mới làm tăng mạnh cholesterol |
Người Việt thừa Cholesterol ở mức đáng báo động
Theo các chuyên gia y tế, thực trạng người Việt Nam thừa Cholesterol trong cơ thể đang ở mức báo động và có xu hướng tiếp tục gia tăng. Trung bình cứ 10 người trưởng thành thì có 3 người thừa Cholesterol trong cơ thể. Hơn 50% phụ nữ trung niên trong độ tuổi 50-65 tuổi đang trong tình trạng thừa Cholesterol.
Theo điều tra của Bộ Y tế năm 2015, Việt Nam có tỷ lệ người dân gặp vấn đề thừa Cholesterol là 30,2%. Tại Mỹ, theo báo cáo hàng năm của Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh, tỷ lệ nam giới thừa cCholesterol là 34,6% và 32,2% ở nữ giới.
Theo các nghiên cứu, điều tra, người Việt ăn ít rau, ít cá, nhiều thịt, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây thừa Cholesterol trong cơ thể (Ảnh minh họa) |
Tiến sĩ, Bác sĩ Phan Hướng Dương, Phó giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương (Hà Nội), nhận định: "So sánh với một nước có thu nhập bình quân đầu người lớn nhất thế giới như Mỹ, tỷ lệ người dân thừa Cholesterol của Việt Nam rất đáng báo động".
Cũng theo Tiến sĩ, Bác sĩ Phan Hướng Dương, Cholesterol là một chất béo quan trọng, cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, nếu hàm lượng Cholesterol trong máu vượt quá ngưỡng cần thiết sẽ làm lắng đọng các mảng lipid, tích tụ lâu ngày sẽ hình thành các mảng xơ vữa động mạch ở thành mạch máu dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong như các bệnh nói trên.
Đáng nói, trong hai nguồn sản sinh Cholesterol cho cơ thể là nội sinh (do gan tự tổng hợp) và ngoại sinh (đến từ các thực phẩm), thì nguồn ngoại sinh hầu như là nơi khởi phát chính của tình trạng thừa Cholesterol. Các chuyên gia y tế cho biết, có 5 nhóm nguyên nhân chính gây ra tình trạng thừa Cholesterol, trong đó, nguyên nhân chủ yếu đến từ lối sống và chế độ ăn uống.
Cụ thể, việc ăn thực phẩm chứa nhiều Cholesterol được tìm thấy nhiều nhất ở những thức ăn có nguồn gốc từ động vật và mỡ động vật như thịt bò, mỡ bò, thịt lợn, mỡ lợn, thịt cừu, thịt gia cầm béo (vịt, ngỗng nuôi công nghiệp) và nội tạng động vật. Hay việc uống nhiều rượu, bia và các thức uống có gas cũng là Cholesterol trong cơ thể tăng cao.
Theo các nghiên cứu, điều tra, người Việt ăn ít rau, ít cá, nhiều thịt, thừa muối. Bên cạnh đó, người Việt thường có lối sống không khoa học, lành mạnh như lười tập thể dục và ít tham gia các hoạt động thể chất; không kiểm soát cân nặng; hút thuốc...làm tăng lượng Cholesterol xấu gây ra tình trạng xơ vữa động mạch, nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Ngoài ra, những người mắc các bệnh lý nền như: huyết áp cao và bệnh tiểu đường thường có mức Cholesterol cao hơn bình thường. Bên cạnh đó, một số yếu tố cố định gây ra mức Cholesterol cao không thể thay đổi được như tiền sử gia đình bị bệnh tim, có tình trạng Cholesterol cao...
Bảo vệ sức khỏe cho gia đình từ căn bếp
Cholesterol có vai trò cấu tạo mảng tế bào, cân bằng hormone trong cơ thể và sản xuất vitamin. Do đó, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Bạch Mai, Nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khuyến cáo: "Để cải thiện tình trạng dư thừa Cholesterol hiện nay, chúng ta cần bắt đầu thay đổi từ chính căn bếp của mỗi gia đình với chế độ dinh dưỡng hợp lý hơn".
Bà Mai đề xuất 11 nội dung điều chỉnh chế độ dinh dưỡng bao gồm: Bổ sung kiến thức về tháp dinh dưỡng, tăng tiêu thụ rau quả, giảm muối, đường tinh chế, bổ sung chất béo hợp lý, sử dụng nguồn đạm phù hợp, phòng chống thiếu vi chất, suy dinh dưỡng thấp còi, tác hại của rượu bia, kiểm soát cân nặng và uống đủ nước.
Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Ngọc Trung, Phó giám đốc Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội cũng khuyến cáo người dân cần xây dựng lối sống khoa học để phòng chống các bệnh không lây nhiễm.
Ông Trung chia sẻ: "Mỗi người dân đều có thể điều chỉnh các thói quen hàng ngày để hướng tới sức khỏe tốt hơn. Bên cạnh ăn uống hợp lý, chúng ta nên thường xuyên rèn luyện thân thể, kiểm soát stress, duy trì giao tiếp lành mạnh và cai thuốc lá nếu hút".
Vấn đề chơi thể thao, hoạt động thể chất tại Việt Nam hiện cũng cần được điều chỉnh để giải quyết tình trạng này. WHO khuyến cáo người trưởng thành cần vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe. Con số này với lứa tuổi thanh, thiếu niên, đang phát triển thể chất, là 60 phút/ngày.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe
Y tế 18/11/2024 14:30