Thủ đô Hà Nội trong trái tim người lao động

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đã và đang là điểm đến của hàng trăm nghìn lao động từ khắp các tỉnh thành trên cả nước. Sinh sống và làm việc tại Thủ đô ngàn năm văn hiến, người lao động không chỉ được sống trong môi trường hòa bình, thân thiện mà còn luôn được các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội… quan tâm, chăm lo toàn diện về cả đời sống vật chất lẫn tinh thần. Chính vì thế, nhiều người đã bày tỏ niềm tự hào, tình yêu mãnh liệt đối với Hà Nội và ví mảnh đất này như là quê hương thứ hai của mình.
thu do ha noi trong trai tim nguoi lao dong Không ký hợp đồng lao động – Thiệt cả đôi đường
thu do ha noi trong trai tim nguoi lao dong Ngày hội hiến máu tại Thanh Trì: Thu hút đông đảo người lao động tham gia

Tự hào được sống và làm việc ở Thành phố vì hòa bình

thu do ha noi trong trai tim nguoi lao dong
Nhiều người lao động tự hào được sống và làm việc tại Thủ đô Hà Nội - Thành phố hòa bình và phát triển

Từ nhiều năm nay, đều đặn hai tháng một lần, anh Nguyễn Minh Trung, công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp Thăng Long, lại đưa cả gia đình vào nội thành để vui chơi, thăm quan, khám phá các điểm du lịch và tìm hiểu những giá trị văn hóa truyền thống của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Chứng kiến các con có không gian để vui chơi, trải nghiệm và học tập, anh Trung bày tỏ niềm vui mừng: “Thật may mắn khi chúng tôi đã lựa chọn sinh sống và làm việc tại Thủ đô Hà Nội. Với tôi, Hà Nội không chỉ là Thủ đô ngàn năm văn hiến mà còn là thành phố hòa bình, thân thiện và mến khách. Minh chứng rõ nét nhất là lúc nào Hà Nội cũng đón đông đảo khách du lịch. Thực sự tôi cảm thấy rất tự hào và luôn tự dặn mình phải có trách nhiệm trong việc gìn giữ và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của Hà Nội. Đồng thời, tích cực quảng bá hình ảnh về một Hà Nội hòa bình, thân thiện, mến khách cho tất cả mọi người”.

Với nhiều người lao động đang sinh sống và làm việc tại Thủ đô, Thành phố Hà Nội không chỉ là thành phố vì hòa bình mà còn là thành phố phát triển, năng động và đáng sống. Chị Vũ Thùy Linh, công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp Sài Đồng chia sẻ: “Làm việc tại Hà Nội, chứng kiến Hà Nội đang phát triển không ngừng về mọi mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục… tôi cảm thấy thực sự rất tự hào.

Những năm gần đây, các tuyến đường kết nối giao thông nội – ngoại thành đã được đầu tư xây dựng giúp cho việc di chuyển ngày càng thuận tiện và tiết kiệm thời gian; cảnh quan môi trường không chỉ trong nội thành mà ở ngoại thành cũng được chỉnh trang, môi trường Thủ đô ngày càng sáng – xanh – sạch – đẹp và đáng sống… Đặc biệt, nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội mà đời sống của người lao động ngày càng được cải thiện và nâng cao”.

“Bên cạnh niềm tự hào khi được sống và làm việc tại Thủ đô Hà Nội - thành phố hòa bình và phát triển, người lao động chúng tôi cũng luôn ý thức phải có trách nhiệm đóng góp sức lực, trí tuệ vào sự phát triển chung của thành phố. Chính vì thế, tôi luôn nỗ lực hoàn thành tốt mọi công việc tại công ty, chủ động tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo để đóng góp các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật giúp giảm nhân công, tăng năng suất lao động…

Ngoài ra, tôi cũng luôn tuân thủ mọi quy định của pháp luật, tích cực góp phần giữ gìn an ninh, trật tự và xây dựng đời sống văn hóa tại nơi ở. Qua đó, chung tay cùng cộng đồng gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của Thủ đô ngàn năm văn hiến, tiếp tục xây dựng thành phố Hà Nội thực sự là thành phố đáng sống” – chị Vũ Thùy Linh bày tỏ.

Công nhân được hỗ trợ để an cư

Với nhiều người lao động, khi quyết định xa quê để sinh sống và làm việc tại Hà Nội đều có mong muốn sẽ được an cư để ổn định cuộc sống, yên tâm lao động sản xuất. Thấu hiểu điều đó, thành phố Hà Nội đã và đang triển khai nhiều dự án nhà ở dành cho công nhân với nhiều tiện ích và xây dựng các khu trọ công nhân an toàn, thân thiện để đáp ứng nhu cầu của người lao động. Đơn cử như tại khu nhà ở công nhân tại xã Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội), nơi có hàng nghìn người lao động cùng gia đình đang sinh sống ổn định. Tại đây, người lao động được ở trong những căn hộ khang trang, sạch đẹp với nhiều ưu đãi và được thụ hưởng nhiều tiện ích thiết thực.

thu do ha noi trong trai tim nguoi lao dong
Người lao động hăng say làm việc để đóng góp trí lực cho sự phát triển chung của doanh nghiệp và Thủ đô

Chị Kim Thị Dung, công nhân đang làm việc tại Công ty Canon, khu công nghiệp Thăng Long chia sẻ, cách đây 2 năm, gia đình chị được công ty tạo điều kiện thuê nhà tại khu nhà ở công nhân. Hiện tại, có 2 vợ chồng, 2 con nhỏ và bà từ quê ra trông cháu, 5 người ở trong căn hộ diện tích gần 50m2 rất thoải mái và thuận tiện. Điều khiến vợ chồng chị cảm thấy yên tâm nhất là an ninh rất đảm bảo, phòng rộng rãi, thoáng mát.

Khác hẳn với khoảng thời gian trước gia đình chị phải thuê trọ ở ngoài, lúc nào cũng canh cánh nỗi lo mất trộm rồi chỗ ở thì chật chội, ẩm thấp, mùa hè thì nóng nực. Đặc biệt, tại khu nhà ở công nhân Kim Chung còn có riêng một khu dành cho công nhân lao động của Công ty Canon tập thể thao, rèn luyện sức khỏe. “Được tạo điều kiện thuê căn hộ khang trang với giá ưu đãi, được bố trí khu tập thể thao riêng và được hưởng nhiều lợi ích thiết thực khác, thực sự chúng tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Cảm ơn sự quan tâm, chăm lo từ phía công ty và thành phố Hà Nội, mong rằng, ngày càng nhiều người lao động được quan tâm, chăm lo tốt hơn nữa để chúng tôi ổn định cuộc sống, yên tâm lao động sản xuất” – chị Kim Thị Dung bày tỏ.

Ngoài các khu nhà ở dành cho công nhân, thành phố Hà Nội cũng đã và đang tập trung xây dựng các mô hình tổ công nhân tự quản, mô hình nhà trọ an toàn và thân thiện tại các khu trọ có đông người lao động thuê trọ. Tại đây, người thuê trọ sẽ được đảm bảo an ninh trật tự và được sống trong môi trường lành mạnh, thân thiện.

Ngoài ra, người thuê trọ cũng sẽ được thường xuyên tuyên truyền về các kiến thức pháp luật, chăm sóc sức khỏe, phòng cháy chữa cháy… và được hưởng nhiều lợi ích thiết thực khác. Ví như tại khu trọ của bà Nguyễn Thị Thanh - một trong nhiều khu trọ có tổ công nhân tự quản trên địa bàn xã Hải Bối (Đông Anh, Hà Nội), hiện có hơn 30 phòng trọ và phần lớn là các gia đình công nhân lao động thuê trọ.

Theo quan sát, các phòng trọ tại đây được xây dựng khép kín, khang trang, rộng rãi, thoáng mát, có sân chơi chung, cổng nhà trọ được làm chắc chắn để đảm bảo an ninh. Đặc biệt, các phòng trọ đều được lắp đặt điều hòa để phục vụ nhu cầu của người thuê trọ trong mùa nắng nóng…

Chị Hoàng Thị Nhung, công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp Thăng Long là người có thâm niên thuê trọ tại đây chia sẻ: “Trước đây, khi hai vợ chồng tôi mới đến làm việc tại khu công nghiệp Thăng Long cũng đã chuyển một vài chỗ trọ vì nhiều lý do như giá điện, nước quá cao, mất an ninh trật tự… Nhưng từ khi chuyển đến đây, thấy không gian vừa yên tĩnh lại an toàn, chủ nhà trọ cũng rất nhiệt tình và gần gũi. Ở đây, công nhân thuê trọ chúng tôi cũng thường xuyên tuyên truyền về các kiến thức pháp luật, chăm sóc sức khỏe, phòng cháy chữa cháy… và được tham gia các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao. Nhờ đó, chúng tôi có điều kiện ổn định cuộc sống, thường xuyên được nâng cao kiến thức, cải thiện đời sống tinh thần, yên tâm lao động sản xuất và gắn bó lâu dài với công ty”.

Đối với những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, Thành phố và các cấp Công đoàn cũng đã có nhiều biện pháp hỗ trợ như thăm hỏi tặng quà, tặng sổ tiết kiệm, tặng Mái ấm Công đoàn… Nhờ đó, giúp người lao động vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, tiếp tục gắn bó và cống hiến cho doanh nghiệp. Là một trong nhiều người lao động có hoàn cảnh khó khăn đã được Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội hỗ trợ Mái ấm Công đoàn trị giá 30.000.000 đồng, chị Trần Thị Thắm đang làm việc tại Công ty Canon đã không giấu nổi niềm xúc động và sự biết ơn đối với thành phố Hà Nội và các cấp Công đoàn.

Nói về hoàn cảnh của gia đình mình, chị Trần Thị Thắm chia sẻ: “Gia đình tôi có hoàn cảnh rất khó khăn, chồng mất sớm để lại cho tôi 04 đứa con thơ. Trong đó, đứa con đầu năm nay 7 tuổi, bị bệnh tim bẩm sinh, mắt bị đục thủy tinh thể và trí nhớ chậm phát triển. Một mình tôi phải cố gắng làm việc để chữa bệnh cho con và cho các con ăn học. Sau khi chồng mất, tôi cùng các con chuyển về quê chồng ở Lạng Sơn để sinh sống nhưng không kiếm được việc làm, hoàn cảnh gia đình nhà chồng lại khó khăn nên mẹ con chị lại dắt díu nhau về ở nhờ nhà bố mẹ đẻ và xin trở lại làm việc tại Công ty Canon. Thu nhập của tôi hiện được hơn 6 triệu đồng/tháng và chỉ đủ để trả học phí cho các con, còn tiền ăn, ở đều nhờ bố mẹ hỗ trợ.

Mới đây, tôi đã được Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội hỗ trợ Mái ấm Công đoàn trị giá 30.000.000 đồng và Công đoàn Công ty Canon hỗ trợ 5.000.000 đồng. Với số tiền này, tôi sẽ cố gắng dành dụm thêm xây một căn nhà nhỏ để có chỗ ở ổn định, yên tâm làm việc và chăm lo cho các con”.

thu do ha noi trong trai tim nguoi lao dong
Khu nhà ở công nhân tại xã Kim Chung (Đông Anh) – một trong những khu nhà ở dành cho công nhân được thành phố Hà Nội đầu tư xây dựng

Yên tâm vì được các cấp Công đoàn chăm lo toàn diện

Sinh sống và làm việc tại Hà Nội, người lao động ngày càng được các cấp Công đoàn quan tâm, chăm lo tốt hơn cả về đời sống vật chất và tinh thần thông qua nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Chị Nguyễn Hương Giang, công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp Quang Minh chia sẻ: “Tôi rất vui và yên tâm vì luôn được các cấp Công đoàn quan tâm, chăm lo đời sống từ việc không ngừng nâng cao chất lượng bữa ăn ca, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đến việc kịp thời thăm hỏi, động viên, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao để người lao động có cơ hội giao lưu, cải thiện về đời sống tinh thần. Ngoài ra, nhờ các chương trình ký kết thỏa thuận hợp tác giữa tổ chức Công đoàn với nhiều doanh nghiệp mà người lao động chúng tôi được mua hàng hóa đảm bảo chất lượng với giá ưu đãi...”.

Đặc biệt, hằng năm, người lao động động đều được thăm khám, tư vấn, nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe và có cơ hội được tiếp cận với những dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng để đảm bảo sức khỏe cho lao động sản xuất. Tại mỗi buổi thăm khám sức khỏe miễn phí, người lao động được: Khám nội, điện tim, khám mắt, khám tai mũi họng, khám sản phụ khoa; khám lâm sàng phát hiện sớm ung thư, phát thuốc miễn phí (cho các trường hợp phải điều trị bệnh)… và được Chuyên gia tư vấn của Sở Y tế Hà Nội truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe. “Nếu nói điều gì khiến tôi gắn bó với công việc và ngày càng thêm yêu Hà Nội, coi đây như là quê hương thứ hai của mình thì đó chính là sự quan tâm, chăm lo của thành phố và các cấp Công đoàn dành cho người lao động” – chị Nguyễn Hương Giang bày tỏ.

Không chỉ quan tâm, chăm lo đời sống cho người lao động, thời gian qua, các cấp Công đoàn cũng đã tích cực góp phần nâng cao kỹ năng nghề nghiệp thông qua việc tổ chức phát động nhiều phong trào thi đua với mục tiêu là “Năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động” và tổ chức nhiều hội thi tay nghề.

Bên cạnh đó, tại nhiều doanh nghiệp, người sử dụng lao động đã chủ động cùng với Công đoàn cơ sở tạo điều kiện về cơ sở vật chất, hỗ trợ kinh phí khen thưởng và đưa tiêu chí công nhân giỏi, sáng kiến, sáng tạo vào Quy chế xét nâng lương trước thời hạn cho người đạt thành tích cao. Qua đó, nâng cao nhận thức xã hội về vai trò, kỹ năng nghề nghiệp của người lao động trong việc áp dụng có hiệu quả các giải pháp kỹ thuật mới vào sản xuất và phục vụ đời sống, xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa.

Từng tham gia nhiều hội thi tay nghề do các cấp Công đoàn tổ chức, anh Nguyễn Xuân Tiến, công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp Nội Bài chia sẻ: “Các hội thi tay nghề luôn là mục tiêu phấn đấu của không chỉ riêng bản thân tôi mà còn là của rất nhiều người lao động. Tham gia hội thi, chúng tôi có cơ hội ôn lý thuyết, luyện tay nghề và được giao lưu, học hỏi với đồng nghiệp ở các công ty khác, được tiếp cận với những máy móc, công nghệ mới nhất, từ đó, áp dụng vào công việc để nâng cao năng suất lao động.

Mỗi một hội thi không chỉ là sân chơi bổ ích về chuyên môn cho người lao động tham gia mà qua hội thi còn thể hiện sự đồng hành của tổ chức Công đoàn cùng với người lao động trong việc thích ứng với cuộc cách mạng 4.0, từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa. Cùng với các hoạt động chăm lo về đời sống, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích cho người lao động, các cấp Công đoàn đã và đang khẳng định vai trò không thể thiếu, xứng đáng với niềm tin và là động lực để người lao động gắn bó với doanh nghiệp, tích cực đóng góp trí lực để góp phần xây dựng Thủ đô giàu đẹp”.

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

(LĐTĐ) Trong năm 2024 tỉnh Đồng Nai sẽ giám sát, đánh giá đối với 145 dự án đầu tư công nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý dự án của chủ đầu tư và quá trình giải ngân vốn.
Đồng chí Nguyễn Duy Hiển giữ chức Chủ tịch LĐLĐ huyện Thường Tín

Đồng chí Nguyễn Duy Hiển giữ chức Chủ tịch LĐLĐ huyện Thường Tín

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành để bầu bổ sung Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, chức danh Chủ tịch LĐLĐ huyện; ủy viên Ủy ban Kiểm tra và Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra LĐLĐ huyện Thường Tín khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ tổ chức lễ gắn biển công trình nâng cấp, cải tạo Trường Trung học cơ sở (THCS) Quảng An. Đây là công trình được quận Tây Hồ lựa chọn gắn biển chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII - nhiệm kỳ 2024 - 2029.
LĐLĐ huyện Đan Phượng sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024

LĐLĐ huyện Đan Phượng sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024; triển khai nhiệm vụ, công tác công đoàn quý II/2024.
Tháng 3/2024, khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt

Tháng 3/2024, khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Sở Du lịch Hà Nội thông tin, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt khách, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023.
Cần đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 3 Vành đai 4 Hà Nội

Cần đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 3 Vành đai 4 Hà Nội

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thành phố Hà Nội đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 3 Vành đai 4 Hà Nội; khẩn trương hoàn thành rà soát lại một số nội dung về nguồn vốn Dự án đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo để đủ điều kiện phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Điều kiện để được miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Điều kiện để được miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Từ 22/4/2024, Thông tư 02/2024/TT-BGDĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), chính thức có hiệu lực.

Tin khác

Tình hình tai nạn lao động vẫn còn đáng lo ngại

Tình hình tai nạn lao động vẫn còn đáng lo ngại

(LĐTĐ) Năm 2023, công tác an toàn, vệ sinh lao động trên toàn quốc đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn một số tồn tại, như số vụ tai nạn lao động, số người mắc bệnh nghề nghiệp, sự cố nghiêm trọng vẫn còn ở mức cao và đáng lo ngại.
Nâng tầm Cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng" thành Chương trình truyền thông

Nâng tầm Cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng" thành Chương trình truyền thông

(LĐTĐ) Qua 3 năm diễn ra thành công, năm 2024, Cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” do báo Kinh tế & Đô thị, Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp tổ chức đã được nâng tầm thành Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” để tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa thông điệp vì cộng đồng.
Hoa đồng tiền rực rỡ trên vùng quê Đan Phượng

Hoa đồng tiền rực rỡ trên vùng quê Đan Phượng

(LĐTĐ) Đồng Tháp là một xã thuộc huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Nơi đây được coi là “thủ phủ” của hoa đồng tiền. Với trên 25ha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Hợp tác xã (HTX) Hoa Đồng Tháp đã mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ dân ở nơi đây.
Video hàng nghìn công nhân chào cờ, hát Quốc ca nhận mưa lời khen

Video hàng nghìn công nhân chào cờ, hát Quốc ca nhận mưa lời khen

(LĐTĐ) Hai ngày qua, đoạn video quay lại cảnh hơn 1.000 công nhân lao động Công ty TNHH Wooin Vina (đóng tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) mặc áo cờ đỏ sao vàng đứng chào cờ, hát Quốc ca trong ngày đầu tiên đi làm trở lại sau Tết (19/2) đã làm cho nhiều người thích thú, khen ngợi.
Gần 2.000 lượt ứng trực đảm bảo hệ thống thoát nước vận hành xuyên Tết

Gần 2.000 lượt ứng trực đảm bảo hệ thống thoát nước vận hành xuyên Tết

(LĐTĐ) Trong suốt các ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã huy động 1.959 lượt cán bộ, nhân viên ứng trực đảm bảo hệ thống thoát nước Thủ đô luộn thông thoáng, đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.
Tết vẫn miệt mài làm việc nơi phố thị

Tết vẫn miệt mài làm việc nơi phố thị

(LĐTĐ) Tết Giáp Thìn 2024, trong khi nhiều người vẫn đang sum họp với gia đình hay đi du Xuân, lễ hội thì nhiều lao động với những ngành nghề đặc thù khác nhau ở Thủ đô Hà Nội vẫn miệt mài làm việc trên các tuyến phố…
Thưởng Tết Nguyên đán 2024 bình quân của người lao động là 6,83 triệu đồng

Thưởng Tết Nguyên đán 2024 bình quân của người lao động là 6,83 triệu đồng

(LĐTĐ) Tiền thưởng Tết Âm lịch Giáp Thìn 2024 bình quân của người lao động là 6,83 triệu đồng, xấp xỉ mức thưởng dịp Tết Âm lịch năm 2023 (6,86 triệu đồng/người).
Dầm mưa, xuyên đêm ngày cận Tết trên công trường ga ngầm Dự án Nhổn - Ga Hà Nội

Dầm mưa, xuyên đêm ngày cận Tết trên công trường ga ngầm Dự án Nhổn - Ga Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày cận Tết Nguyên đán Giáp Thìn, trên công trình xây dựng dự án ga ngầm S12, thuộc dự án đường sắt đô thị (Metro) Nhổn - ga Hà Nội, dẫu trong giá rét, không khí lao động vẫn nhộn nhịp, khoảng 40 cán bộ và công nhân vẫn nỗ lực, khẩn trương thi công các hạng mục đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng đề ra.
Cuối năm về với chợ quê

Cuối năm về với chợ quê

(LĐTĐ) Do tập trung công việc đồng áng để kịp thời vụ, người dân ở các vùng quê thường đi sắm Tết rất muộn. Cùng với đó, những người con đi công tác, làm ăn xa nhà, gần ngày Tết trở về sum vầy cũng rất háo hức, mong được đi chợ quê để tìm lại tuổi thơ theo bà, theo mẹ đi chợ. Chính vì vậy càng ngày giáp Tết, chợ quê càng đông vui tấp nập kẻ bán, người mua.
Công nhân môi trường bận rộn hơn trong những ngày giáp Tết

Công nhân môi trường bận rộn hơn trong những ngày giáp Tết

(LĐTĐ) Khác với những công việc khác, công nhân môi trường đô thị bận rộn hơn trong những ngày giáp Tết vì khối lượng công việc phát sinh rất nhiều. Vất vả và khó khăn, song họ vẫn cố gắng khắc phục để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.
Xem thêm
Phiên bản di động