Thiếu trường mầm non tại khu công nghiệp: Bài toán chưa có lời giải
Bức xúc chuyện thiếu trường mầm non, nhà trẻ Giải quyết tình trạng thiếu trường mầm non ở các KCN, KCX |
Khu công nghiệp Bắc Thăng Long Hà Nội hiện có hơn 60.000 công nhân, lao động với hàng nghìn trẻ nhỏ, thế nhưng mới chỉ có 3 trường mầm non công lập, 5 trường tư thục và hơn hơn 10 nhóm trẻ. Thêm vào đó, sự biến động không ngừng về số lượng công nhân khiến cho việc dự báo số lượng trẻ mầm non đến trường càng thêm khó khăn, dẫn đến tình trạng thiếu chỗ học ở khu vực này ngày càng trầm trọng.
Ngoài những gia đình gửi con về quê nhờ ông bà chăm sóc hoặc nhờ ông bà, người thân ở quê lên trông con giúp thì phần lớn công nhân chấp nhận gửi con ở các trường mầm non tư thục, nhóm trông giữ trẻ độc lập, nhỏ lẻ, chật chội, không đảm bảo về cơ sở vật chất cũng như chất lượng đội ngũ giáo viên.
Đáng nói, học phí gửi trẻ tại các cơ sở này khá cao so với thu nhập eo hẹp của công nhân, người lao động. Không còn cách nào khác, nhiều gia đình phải cắt giảm chi tiêu, “thắt lưng buộc bụng” để có tiền gửi con đi nhà trẻ, mẫu giáo và trang trải cuộc sống gia đình. Có nhà phải chấp nhận sống xa con, cho về quê học, nhờ ông bà chăm giúp.
Có đủ trường mầm non để đáp ứng nhu cầu gửi trẻ là mơ ước của nhiều công nhân khu công nghiệp hiện nay. |
Làm việc tại khu công nghiệp 3 đã năm nay, vợ chồng chị Lường Thị Thu, công nhân Công ty TNHH SEI phải chật vật bươn chải, cắt giảm chi tiêu, mua sắm những thứ không cần thiết để “đối phó” với cơn “bão giá”. Tổng thu nhập của hai vợ chồng chị khoảng 15 triệu đồng/tháng.
Chị Thu tâm sự, khó khăn lớn nhất hiện nay của gia đình chị là không biết gửi 2 con nhỏ ở đâu để có thể yên tâm đi làm. Nếu gửi ở trường tư thục thì học phí cao, riêng tiền học phí cho 2 con là gần 4 triệu đồng/tháng, chưa kể tiền sữa, hoa quả, thuốc thang khi con ốm đau… Còn nếu gửi con vào trường công lập thì lại gặp khó khăn về giờ giấc, bởi anh chị đi làm ca kíp nên không thể đón con theo quy định của nhà trường. Cực chẳng đã, anh chị phải chọn giải pháp, gửi một bé về quê nhờ ông bà chăm giúp.
Nhiều gia đình công nhân có con nhỏ, không thể gửi trẻ, phải nhờ bố mẹ ở quê lên trông con giúp cũng không còn là điều xa lạ.
Anh Lê Trung Trình, công nhân Công ty TNHH Kein Hing, vợ anh làm ở Công ty Panasonic. Anh chị có 3 con, bé đầu học lớp 7, bé thứ 2 bị câm điếc bẩm sinh, gửi học ở trường câm điếc Xã Đàn, bé thứ 3 mới hơn 7 tháng tuổi. Với đặc thù công việc làm ca kíp nhiều nên anh chị phải nhờ bà nội ở quê (năm nay 76 tuổi) ra trông con giúp. Anh Trình cho biết, do cuộc sống còn khá khó khăn, đồng lương eo hẹp, con còn nhỏ, nếu gửi nhà trẻ thì học phí rất cao, nên việc nhờ bà nội lên ở cùng và trông con giúp là giải pháp hữu hiệu nhất và yên tâm nhất hiện nay. Khi con tròn 1 tuổi, anh chị lại đưa về quê sống cùng ông bà.
Nhiều gia đình phải cắt giảm chi tiêu, “thắt lưng buộc bụng” để có tiền gửi con đi nhà trẻ, mẫu giáo và trang trải cuộc sống gia đình. |
Để giảm bớt nỗi lo nhà trẻ, mẫu giáo cho công nhân khu công nghiệp, Trường mầm non Sakura Hoa Anh Đào, (Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội) đã tiên phong trong vấn đề này. Tuy vậy, với cơ sở vật chất hiện tại, trường chỉ đủ khả năng tiếp nhận khoảng hơn 200 học sinh.
Bà Phạm Thị Duyên, Hiệu trưởng trường cho biết, hiện nay, trường có 12 giáo viên, với 110 học sinh, trong đó có tới 90% con em công nhân theo học tại đây. Do đặc thù của công nhân là phải đi làm ca kíp, cho nên họ phải gửi con từ rất sớm. Có gia đình gửi con từ 5h30 sáng, có gia đình phải gửi từ đầu giờ chiều đến 10h đêm để tăng ca.
“Trường ưu ái cho con em công nhân nên không thu tiền thêm của các con và cố gắng tạo điều kiện cho phụ huynh khu công nghiệp. Trường có giải pháp phân bổ giáo viên hợp lý để đáp ứng nhu cầu gửi sớm, đón muộn của phụ huynh. Giáo viên nào trực thì sáng đến sớm và trông học sinh, chiều được về sớm, giáo viên nào về muộn thì sáng hôm sau lại được đến muộn. Trông học sinh ngoài giờ, các cô chỉ thu thêm 10.000 đồng/giờ, đây là thỏa thuận giữa giáo viên và phụ huynh. Trường chia ca trực như vậy để giúp đỡ và tạo điều kiện cho cán bộ công nhân khu Công nghiệp Thăng Long, giúp họ yên tâm công tác”, bà Phạm Thị Duyên cho hay.
Chấp nhận đón con muộn hoặc gửi con về quê vì thiếu trường học
Mong muốn con cái được ở gần bố mẹ, nhiều gia đình công nhân tại Nghệ An chấp nhận bỏ một khoản tiền từ 1,3-1,5 triệu đồng để gửi con tại các cơ sở trông giữ trẻ. Thế nhưng, việc tìm được một nơi vừa gần chỗ làm, chi phí có thể chấp nhận được cũng không hề đơn giản khi các cơ sở trông giữ trẻ tại các khu công nghiệp chỉ đếm trên đầu ngón tay, quy mô nhỏ. Ngay cả khi tìm được chỗ gửi con thì giờ giấc làm việc của công nhân cũng khó để sắp xếp đưa, đón theo thời gian đón, trả trẻ của các nhà trẻ.
Ngoài ra, do không có đủ trường mẫu giáo nên nhiều gia đình phải làm tăng ca đã chấp nhận đón con muộn mỗi ngày. Có gia đình về muộn phải nhờ hàng xóm, họ hàng hoặc đồng nghiệp đón giúp.
Hầu hết các trường mầm non không đồng ý gửi trẻ ngoài giờ hành chính nên công nhân chỉ có thể gửi con ở điểm giữ trẻ tư nhân hoặc đưa về quê nhờ ông bà chăm sóc |
Tại Trường Mầm non tư thục Hà An (đường Nguyễn Trường Tộ, TP. Vinh), gần 6 giờ tối, bé Lê Ngọc Hoa (tên nhân vật đã thay đổi) về muộn nhất, mẹ bé làm ở Công ty May Minh Trí (Khu công nghiệp Bắc Vinh) trong khi nhà trọ lại ở phường Hưng Bình - gần chỗ làm việc của bố. Khi được hỏi tại sao không chọn trường nào gần nhà hơn, anh Lê Văn Vĩnh, bố của bé chia sẻ: “Vợ chồng chúng tôi đã tìm nhiều nơi nhưng để tìm một trường vừa phù hợp về học phí, thời gian, địa điểm thì rất khó. Cho con học ở đây cũng tiện, buổi sáng mẹ đi làm sớm thì đưa cháu đi luôn”. Nói là tiện nhưng với quãng đường 5 km từ nhà đến trường, việc đưa con gái đi học bằng xe máy mỗi ngày quả không đơn giản.
Khi bài toán về trường học cho con chưa thể giải quyết, nhiều bố mẹ buộc lòng phải chọn ở xa con, gửi con cho ông bà ở quê.
Chị Lê Thị Thanh Nga (Thanh Chương), làm việc tại Công ty may trong Khu Công nghiệp Bắc Vinh gần 1 năm nay. Trước khi chuyển về Vinh, chị làm việc tại một công ty may ở Bắc Giang. Nói chuyện khi nhắc đến con, chị rơm rớm nước mắt: “Tôi đi làm xa nhà những mong thu nhập khá hơn để chăm lo cho gia đình, nhưng rồi nhận thấy những đồng lương chênh lệch đó không thể so sánh với tuổi thơ của con. Ông bà không thể thay thế bố mẹ, cách nuôi dạy của ông bà cũng không còn phù hợp dẫn đến các cháu trở nên bướng bỉnh, mất kết nối với gia đình. Con gái lớn của tôi đã 12 tuổi, tôi quyết định xin về làm gần nhà để còn dạy dỗ và bù đắp cho những ngày tháng xa con”.
Do không có đủ trường mẫu giáo nên nhiều gia đình phải làm tăng ca đã chấp nhận đón con muộn mỗi ngày |
Bà Nguyễn Thị Thu Nhi - Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh Nghệ An cho hay, tại Nghệ An, trường mầm non dành cho con em công nhân, người lao động ở các khu công nghiệp đang là vấn đề mà công nhân lao động đang quan tâm. Bởi thực tế, việc bố mẹ đi làm ở khu công nghiệp nhưng buộc lòng phải gửi con cho ông bà ở quê hoặc gửi con ở trường công lập là rất phổ biến. Trên địa bàn tỉnh cũng chưa có một trường mầm non nào dành riêng cho con công nhân lao động.
Hiện, Nghệ An có 7 cụm, khu công nghiệp, tập trung chủ yếu ở Bắc Vinh, Nam Cấm, với khoảng 16.000 công nhân ở các khu công nghiệp lớn, trong đó có hàng nghìn trẻ trong độ tuổi gửi trẻ là con của công nhân.
Theo bà Nhi, khó khăn lớn nhất hiện nay là chưa có doanh nghiệp, đơn vị nào trong khu công nghiệp đầu tư xây dựng trường mầm non để nuôi dạy, giáo dục con công nhân lao động với mức học phí thấp, lý do là không có quỹ đất, kinh phí hạn hẹp, quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp thường không dành quỹ đất để xây dựng nhà trẻ cho con em công nhân lao động. Khi đề xuất đặt vấn đề thì vẫn có đồng thuận nhưng để triển khai thực hiện thì lại phát sinh nhiều khó khăn.
“Liên đoàn lao động tỉnh đang tham mưu và có đề xuất liên quan đến các chính sách hỗ trợ cho con em lao động, đặc biệt, Hội đồng nhân dân tỉnh đã có Nghị quyết về hỗ trợ cho con công nhân lao động tại các khu công nghiệp. Tỉnh cũng đang xây dựng thiết chế khu công nghiệp tại khu công nghiệp Bắc Vinh, thiết chế công đoàn tại khu công nghiệp, sẽ cố gắng đưa hạng mục nhà trẻ, mẫu giáo dành riêng cho con em lao động. Chúng tôi đang tư vấn và vận động cho công đoàn ở các doanh nghiệp là đề xuất dành những chính sách để có thể làm nhà trẻ đối với từng doanh nghiệp”, bà Nguyễn Thị Thu Nhi chia sẻ.
Đã hơn 18 giờ, trời bắt đầu tối, những đứa trẻ có bố mẹ là công nhân tăng ca vẫn chưa thể về. |
Hiện nay, giáo dục mầm non ở các khu công nghiệp, khu chế xuất đã được đưa vào diện ưu tiên phát triển như đối với giáo dục mầm non ở các vùng sâu, vùng xa... Ðiều này thể hiện sự quan tâm của Ðảng, Chính phủ trước thực trạng khó khăn của giáo dục mầm non ở các khu công nghiệp trong thời gian qua. Tuy nhiên, quá trình chuyển động để chính sách đi vào thực tế tại các địa phương vẫn còn chậm, chưa đáp ứng được kỳ vọng và nhu cầu thực tế.
Trong buổi làm việc mới đây với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, bà Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương đã đề nghị, thời gian tới, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần tiếp tục chủ động nắm chắc tình hình, đời sống của người công nhân, người lao động, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng, bức xúc của người công nhân, giải quyết được các khúc mắc kịp thời để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Đặc biệt, bà Hoài yêu cầu Tổng Liên đoàn lao động chú trọng quan tâm hơn nữa đến vấn đề nhà ở cho công nhân; xây nhà trẻ, trường học trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, để các công nhân yên tâm làm việc và cống hiến nhiều hơn cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, việc ưu tiên quỹ đất để xây dựng nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân lao động tại các khu công nghiệp đang là nhu cầu thật sự bức thiết. Các địa phương cần tiếp tục giải quyết vấn đề trường, lớp mầm non ở khu vực có khu công nghiệp, khu chế xuất; ưu tiên quy hoạch quỹ đất để xã hội hóa, khuyến khích kêu gọi cá nhân, doanh nghiệp đầu tư cho giáo dục mầm non, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng trường mầm non. Việc có trường học an toàn không chỉ đem đến sự yên tâm cho người lao động, cho sự phát triển của doanh nghiệp mà còn bảo đảm bình đẳng về quyền lợi cho mọi trẻ em./.
Theo Chung Thủy/VOV.VN
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33