Thêm bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh lấy may
Hà Nội ghi nhận thêm 2 trường hợp mắc liên cầu lợnLàm nghề mổ lợn, bệnh nhân nguy kịch vì nhiễm liên cầu lợnHà Nội ghi nhận thêm 1 ca nhiễm liên cầu lợn |
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa đưa ra cảnh báo về bệnh liên cầu khuẩn lợn do ăn tiết canh. Theo đó, vào ngày 1/8 âm lịch vừa qua, nam bệnh nhân (27 tuổi, ở Bắc Ninh) ăn tiết canh lợn ngoài quán để lấy may. Tối cùng ngày, bệnh nhân xuất hiện mệt mỏi, đau người. Đến đêm, bệnh nhân xuất hiện sốt rét run. Sáng hôm sau, người nhà phát hiện bệnh nhân trong tình trạng hôn mê, gọi hỏi không đáp ứng, tím tái toàn thân.
Nam bệnh nhân đang được chăm sóc, điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. |
Bệnh nhân được đặt ống nội khí quản thở máy và chuyển từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Tại đây, bệnh nhân xuất hiện ban xuất huyết hoại tử rải rác toàn thân, tập trung nhiều vùng mặt, đầu chi. Theo bác sĩ bệnh viện, nam bệnh nhân xuất hiện nhiễm khuẩn huyết - viêm màng não do liên cầu khuẩn lợn.
Hiện tại, bệnh nhân đang được điều trị tích cực bởi biến chứng suy đa tạng, rối loạn đông máu nặng, được lọc máu liên tục, truyền các chế phẩm của máu. Tuy nhiên, các bác sĩ tiên lượng nguy cơ tử vong cao.
Trước đó, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn sau khi ăn tiết canh, trong đó có trường hợp tử vong.
Bác sĩ Phạm Văn Phúc, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương) cho hay, tại một số nơi, người dân vẫn có quan niệm ăn tiết canh đầu tháng để lấy may mắn. Điều này là không đúng, bởi tiết canh sống có thể gây hại cho sức khỏe con người. “Trong tiết canh, ngoài nguy cơ nhiễm giun sán, bệnh nhân có thể mắc liên cầu khuẩn lợn. Người mắc bệnh có nguy cơ nhiễm trùng nặng, đe dọa tính mạng như: Viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm khớp, viêm nội tâm mạc…”, bác sĩ Phạm Văn Phúc cảnh báo.
Vi khuẩn liên cầu lợn lây từ lợn sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với lợn mang vi khuẩn thông qua những vết thương nhỏ, hoặc trầy xước trên da trong quá trình giết mổ lợn, chế biến thịt lợn, hay ăn tiết canh, thịt lợn chưa chế biến kỹ. Thời gian ủ bệnh ngắn từ vài giờ, cho đến 2-3 ngày.
Để phòng tránh bệnh liên cầu lợn, bác sĩ Phạm Văn Phúc khuyến cáo, người dân nên chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y. Tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Người dân cần ăn thịt đã chế biến chín. Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống.
Ngoài ra, người dân cũng lưu ý, phải giữ các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ, rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc, chế biến thịt lợn. Dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (8/10): Đồng USD thị trường tự do quay đầu tăng
Giá vàng hôm nay (8/10): Giá vàng miếng ổn định
Tích cực kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy thương mại
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đề xuất quy định tích hợp chương trình giáo dục nước ngoài vào trường học
Tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT
Công đoàn Y tế Việt Nam biểu dương 198 gia đình tiêu biểu
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 284 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 07/10/2024 16:57
Nhiễm uốn ván do vết thương máy bào gỗ cắt vào tay
Y tế 07/10/2024 16:50
Hà Nội: Chính thức triển khai chiến dịch tiêm phòng vắc xin sởi từ ngày 14/10
Y tế 04/10/2024 17:45
Triển khai tiêm vắc xin zona thần kinh tại Việt Nam
Y tế 04/10/2024 14:56
Ngành Y tế Thủ đô nỗ lực hoàn thành sứ mệnh đặc biệt
Longform 03/10/2024 18:34
Bệnh viện Nhi Hà Nội sẵn sàng khám chữa bệnh
Y tế 03/10/2024 06:20
Tập huấn quản lý an toàn thực phẩm cho các trường học có bếp ăn tập thể
Y tế 02/10/2024 11:26
Care For Việt Nam đồng hành cùng cuộc thi “Y tế cơ sở giỏi năm 2024”
Y tế 01/10/2024 18:52
“Tiền mất tật mang” vì chữa bệnh theo cách…truyền miệng
Y tế 01/10/2024 10:44
Thanh Oai: Nhiều học sinh nhập viện nghi do uống nước ngọt miễn phí
Y tế 01/10/2024 09:52