Hà Nội ghi nhận thêm 2 trường hợp mắc liên cầu lợn
70% ca bệnh liên cầu lợn trên người do ăn tiết canh lợn Nguy cơ nhiễm liên cầu lợn vì ăn tiết canh: Nói mãi vẫn không chừa! Rước họa từ thói quen ăn đồ tái, sống |
Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trên địa bàn Thành phố vừa ghi nhận hai ca bệnh mắc liên cầu khuẩn lợn. Như vậy, từ đầu năm 2024 cho đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 3 ca mắc (giảm 4 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023).
Để phòng liên cầu lợn, người dân không ăn tiết canh và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín. |
Trường hợp thứ nhất là nam bệnh nhân 83 tuổi (ở Hà Đông). Sau một ngày khởi phát bệnh với triệu chứng sốt cao, đau đầu, bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Hà Đông. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt cao, cứng gáy, rối loạn ý thức. Xét nghiệm cấy máu của nam bệnh nhân cho kết quả, dương tính với liên cầu lợn (Streptococcus Suis). Qua khai thác tiền sử dịch tễ của bệnh nhân, cách 5 ngày trước khi vào viện, bệnh nhân có ăn tiết canh tại đám cỗ ở Nam Định.
Trường hợp thứ hai là nam bệnh nhân 56 tuổi (ở Ứng Hòa) khởi phát bệnh với triệu chứng sốt cao kèm theo cơn rét run. Sau đó một ngày, bệnh nhân xuất hiện đau đầu nhiều, buồn nôn, nôn khan, điếc đột ngột và được đưa đến Bệnh viện Quân y 103. Tại đây, xét nghiệm nuôi cấy dịch não tủy của bệnh nhân cho kết quả, dương tính với liên cầu lợn. Theo tiền sử dịch tễ của bệnh nhân, gia đình không chăn nuôi lợn. Trong vòng 2 tuần trước khởi phát bệnh, người bệnh không ăn tiết canh lợn, không tham gia giết mổ lợn.
Theo CDC Hà Nội, vi khuẩn Streptococcus suis cư trú ở đường hô hấp trên, đặc biệt là ở mũi, ở đường tiêu hóa và sinh dục của lợn. Hiện có 2 týp liên cầu lợn. Týp I hay gây dịch bệnh lẻ tẻ ở các đàn lợn dưới 8 tuần tuổi. Còn týp II gây bệnh ở nhiều lứa tuổi khác nhau của lợn. Týp II thường gây bệnh ở lợn thịt với các dấu hiệu viêm màng não, viêm nội tâm mạc, viêm phổi, bại huyết, bệnh đường tiêu hóa, viêm khớp, xuất huyết ở da, gây sảy thai và đột tử ở lợn. Streptococcus suis týp II gây bệnh chủ yếu cho người.
Hầu hết các ca bệnh liên cầu khuẩn lợn ở người đều có liên quan đến giết mổ, ăn tiết canh hoặc các món đồ chưa nấu chín như nem chạo, nem chua… Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bệnh nhân không ăn tiết canh, không giết mổ lợn vẫn mắc bệnh.
Để phòng bệnh, CDC Hà Nội khuyến cáo, người dân không ăn sản phẩm từ lợn chưa được nấu chín hoặc từ lợn ốm, chết, đặc biệt không ăn tiết canh lợn. Ngoài ra, có biện pháp bảo hộ lao động như đeo găng tay, khẩu trang cho những người chăn nuôi, tiếp xúc, giết mổ, buôn bán gia súc.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Tin khác
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe
Y tế 18/11/2024 14:30