Thành tựu xây dựng nông thôn mới tại các huyện ngoại thành

(LĐTĐ) Trong giai đoạn 2015 - 2020, dưới sự chỉ đạo sát sao của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, công tác xây dựng nông thôn mới tại một số huyện ngoại thành đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Từ những thành tựu đạt được, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.
Phát huy vai trò của công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới Huyện Mê Linh huy động 411,1 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới Nông dân với phong trào thi đua tham gia xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, công tác xây dựng nông thôn mới của nước ta nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu đáng mừng. Theo đó, nhiều quận, huyện, thị xã của Thủ đô đã tích cực triển khai, vận động người dân tham gia xây dựng thôn xóm xanh – sạch – đẹp. Các nếp sống văn hóa được hình thành trong các khu dân cư, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo, thu nhập và đời sống vật chất – tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.

Thành tựu xây dựng nông thôn mới tại các huyện ngoại thành
Người dân các huyện ngoại thành tích cực tham gia lao động, sản xuất góp phần xây dựng nông thôn mới. (Ảnh minh họa: Lương Hằng)

Trong nhiệm kỳ 2015-2020, quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới của các huyện ngoại thành đã có nhiều bước tiến. Điển hình như tại huyện Thường Tín, thực hiện chỉ đạo của Trung ương và thành phố Hà Nội về xây dựng nông thôn mới, công tác xây dựng nông thôn mới huyện Thường Tín đã đạt nhiều kết quả, diện mạo nông thôn khởi sắc, đời sống nhân dân được cải thiện.

Trong 5 năm, tổng đầu tư cho chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Thường Tín là 1.421,78 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 18,6 tỷ đồng và tự nguyện hiến tặng hàng nghìn m2 đất để xây dựng các công trình giao thông, công trình phúc lợi.

Năm 2016, huyện Thường Tín thực hiện công tác dồn điền đổi thửa được 4.545,2 ha/ 4.302,19 ha (105,67%), vượt kế hoạch thành phố giao. Sau dồn điền đổi thửa đã hình thành các vùng sản xuất tập trung, thúc đẩy phát triển nông nghiệp chất lượng cao và xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu tụ sản phẩm.

Trong 4 năm (2016-2019) huyện Thường Tín có thêm 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành xây dựng nông thôn mới ở 28/28 xã, trong đó có 01 xã đạt nông thôn mới nâng cao. Đối với tiêu chí huyện nông thôn mới đạt 9/9 tiêu chí; không có nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới; được đoàn thẩm tra của Thành phố đánh giá chấm điểm đạt 98/100 điểm. Huyện cũng được Văn phòng Điều phối nông thôn mới trung ương đánh giá đủ điều kiện trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2020.

Tương tự, công tác xây dựng nông thôn mới cũng được tích cực triển khai tại huyện Mê Linh. Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, công tác xây dựng nông thôn mới được Huyện ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo với sự vào cuộc quyết liệt của Cấp ủy, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp; sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân, đạt được kết quả tích cực.

Trong 5 năm, huyện Mê Linh đã huy động xã hội hóa trên 195 tỷ đồng cho đầu tư xây dựng nông thôn mới. Xây dựng và thực hiện tốt quy hoạch sản xuất nông nghiệp tại 13 xã, tạo tiền đề và nền tảng để khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp tại 13 xã, tạo tiền đề và nền tảng để khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; cơ giới hóa trong sản xuất.

Huyện cũng huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa, tập trung cho đầu tư phát triển. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 5 năm đạt 2,533 tỷ đồng, trong đó, dự án thành phố quản lý giao Huyện làm chủ đầu tư là 658 tỷ đồng, dự án do Huyện quản lý là 1.875 tỷ đồng. Hoàn thành xây dựng nông thôn mới 16/16 xã; tập trung triển khai xây dựng nông thôn mới nâng cao tại các xã Đại Thịnh, Liên Mạc.

Còn tại huyện Thạch Thất, Huyện ủy đã huy động mọi nguồn lực nhằm thực hiện tốt Chương trình xây dựng nông thôn mới. Công tác xây dựng nông thôn mới được cấp ủy, chính quyền từ Huyện đến cơ sở tập trung lãnh đạo chỉ đạo, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tham gia; tập trung chỉ đạo ưu tiên nguồn vốn đầu tư để hoàn thành các tiêu chí cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội và cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất và đầu tư nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt.

Đặc biệt từ năm 2016 đến nay, nhân dân đã đóng góp 193.150 ngày công lao động, hiến tặng 5.429m2 đất thổ cư, 28.230m2 đất nông nghiệp để đầu tư xây dựng các công trình giao thông, trường học, nhà văn hóa; bộ mặt nông thôn tiếp tục được đổi mới, khang trang, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nâng lên rõ rệt. Đến năm 2017 trên địa bàn huyện Thạch Thất có 21/21 xã đạt tiêu chí nông thôn mới (riêng xã Thạch Hòa, Thị trấn Liên Quan phát triển theo hướng đô thị); năm 2020 xã Đại Đồng đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao.

Những kết quả đạt được trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại các huyện ngoại thành trong giai đọan 2015-2020 chính là bước đệm quan trọng để chính quyền và nhân dân địa phương tiếp tục có những bước tiến vượt bậc trong quá trình phát triển kinh tế, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức lễ ra mắt Tủ sách Công đoàn tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nội.
Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.

Tin khác

Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhằm đảm bảo nguồn cung thịt gia súc, gia cầm an toàn cho người dân Thủ đô, việc giám sát chặt chẽ hoạt động giết mổ theo đúng quy định, các cấp, các ngành của thành phố Hà Nội đã vào cuộc quyết liệt và sát sao. Tuy nhiên, do tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, mạnh mún còn khá phổ biến, khiến cho việc kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn Thành phố vẫn còn gặp không ít khó khăn.
Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”

Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”

(LĐTĐ) Để hoa đồng tiền giúp nông dân “hái ra tiền”, xã Đồng Tháp (huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) đang ấp ủ nhiều dự định, trong đó có việc gắn sản xuất với khai thác lợi thế, tiềm năng của địa phương để phát triển du lịch.
Xác định 3 nhóm vấn đề lớn cần giải quyết để làng nghề Thủ đô “cất cánh”

Xác định 3 nhóm vấn đề lớn cần giải quyết để làng nghề Thủ đô “cất cánh”

(LĐTĐ) Nhóm vấn đề quy hoạch, hạ tầng, du lịch và môi trường làng nghề; cơ chế chính sách hỗ trợ làng nghề và nhóm vấn đề liên quan đến khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, thương hiệu và liên kết vùng nguyên liệu, được xác định là 3 nhóm vấn đề lớn cần được giải quyết nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề Hà Nội phát triển trong thời gian tới.
Xây dựng làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hoá của Thủ đô

Xây dựng làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hoá của Thủ đô

(LĐTĐ) Xác định làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hóa, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách nhằm xây dựng và phát triển các làng nghề. Trong đó, Thành phố thí điểm xây dựng và phát triển 6 làng nghề gắn với du lịch, xây dựng 9 điểm giới thiệu quảng bá sản phẩm làng nghề… Trong đó, Thành phố sẽ tập trung phát triển các cụm công nghiệp, tạo điều kiện phát triển làng nghề bền vững.
Thanh Trì có một loại rượu thơm hương hoa cúc

Thanh Trì có một loại rượu thơm hương hoa cúc

(LĐTĐ) Tại vùng đất Tam Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội), nghề chưng cất rượu đã được truyền lại qua nhiều thế hệ. Mỗi giọt rượu chứa đựng tinh hoa từ bàn tay khéo léo và tâm huyết của người dân. Rượu Ngâu không chỉ nổi tiếng với sản phẩm rượu thơm ngon, đậm đà, mà còn gìn giữ được giá trị truyền thống của quê hương.
Mô hình vườn nho sạch ở huyện Nam Đàn

Mô hình vườn nho sạch ở huyện Nam Đàn

(LĐTĐ) Thích làm nông nghiệp và mong muốn đưa sản phẩm nông nghiệp sạch đến với khách hàng, anh Nguyễn Đình Năng (sinh năm 1981) ở xóm 1, xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đã mạnh dạn đầu tư trồng nho Hạ Đen và có những mùa quả ngọt đầu tiên.
Chuyển biến tích cực qua chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Chuyển biến tích cực qua chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Vừa qua, Đoàn thẩm định liên ngành Trung ương đã tổ chức khảo sát các tiêu chí, thẩm định hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện Thanh Trì đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.
Hội Nông dân huyện Đan Phượng: Nhiều mô hình gắn với kinh tế - xã hội

Hội Nông dân huyện Đan Phượng: Nhiều mô hình gắn với kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Ngay từ những tháng đầu năm 2024, Hội Nông dân huyện Đan Phượng đã ban hành kế hoạch và tổ chức phát động phong trào thi đua sâu rộng trong toàn thể cán bộ, hội viên, nông dân trên địa bàn. Từ đó, phát triển nhiều mô hình, phong trào gắn với kinh tế - xã hội.
Nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới

Nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới

(LĐTĐ) Xác định xây dựng nông thôn mới là quá trình lâu dài, liên tục, thời gian qua, trên địa bàn Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn. Tuy nhiên, quá trình này đã và đang là thách thức không nhỏ đối với các địa phương, đòi hỏi cần có các giải pháp cụ thể, sát thực tế, sự chung sức, đồng lòng của chính quyền và nhân dân.
Huyện Thường Tín phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao năm 2024

Huyện Thường Tín phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao năm 2024

(LĐTĐ) Để phấn đấu với mục tiêu huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2024, ngay từ đầu năm, cán bộ và nhân dân trên toàn địa bàn huyện Thường Tín đang nỗ lực gấp rút để hoàn thành các tiêu chí.
Xem thêm
Phiên bản di động