Thành phố văn minh cần loại bỏ xe tự chế
Tăng cường kiểm tra, xử lý xe tự chế chở hàng cồng kềnh gây nguy hiểm Loay hoay giải pháp xử lý xe tự chế |
Hiểm họa từ xe tự chế
Dạo qua một số tuyến phố trên địa bàn các quận như Hà Đông, Thanh Xuân, Đống Đa, Hai Bà Trưng… không khó để bắt gặp những chiếc xe tự chế hoen rỉ, cũ nát dừng, đỗ trên vỉa hè, lòng đường. Thậm chí, nhiều xe tự chế, xe thô sơ 3, 4 bánh còn chất đầy hàng hóa cồng kềnh, len lỏi, lạng lách trên các tuyến phố bất chấp những quy định cấm và các nguy cơ về tai nạn giao thông tiềm ẩn.
Không khó để bắt gặp tình trạng xe thô sơ chở hàng hóa, sắt thép cồng kềnh trên đường phố Thủ đô. |
Dư luận vẫn chưa quên vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng vào năm 2016 tại Hà Nội liên quan đến xe thô sơ. Thời điểm đó, một chiếc xe tự chế chở tôn sắt trên phố và khi dừng, đỗ đã gây tai nạn cho một cháu bé đi xe đạp. Mặc dù được đưa đi cấp cứu kịp thời, nhưng cháu bé sau đó đã không qua khỏi. Cũng trong năm 2016, trên địa bàn phường Biên Giang, quận Hà Đông, một người điều khiển xe máy kéo theo xe cải tiến chở tôn, cọc tre gây tai nạn khiến một ngượi phụ nữ 66 tuổi ở Yên Thủy (Hòa Bình) tử vong… Gần đây nhất, ngày 8/5 vừa qua, một chiếc xe 3 bánh chở bó sắt di chuyển trên đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, bất ngờ xảy ra va chạm với một chiếc xe buýt, thuộc Xí nghiệp xe khách Nam Hà Nội. Cú va chạm mạnh khiến những thanh sắt đâm thủng kính chắn, tài xế may mắn thoát nạn vì có chiếc vô lăng che chắn. Rất may vụ tai nạn không thiệt hại về người, đã khiến nhiều người tỏ ra lo lắng, bất an.
Trước tình trạng xe thô sơ, xe tự chế hoành hành gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, năm 2007, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 32/2007/NQ/CP về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông trong đó quy định: Từ ngày 1/1/2008, đình chỉ lưu hành ô tô đã hết niên hạn sử dụng, xe công nông, xe tự chế 3, 4 bánh. Trường hợp cố tình vi phạm sẽ bị tịch thu xử lý bán phế liệu, sung vào công quỹ… |
Anh Trần Văn Toản (ở phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) cho biết: Mỗi khi đi ngoài đường thấy những chiếc xe thô sơ, xe tự chế, anh đều phải cố gắng tránh xa hoặc chuyển sang hướng đi khác vì cảm thấy nguy hiểm. Nhiều xe máy chở hàng phần lớn đều đã cũ nát, đèn vỡ, không xi-nhan, khung xe tàn tạ chỉ được “độ” lại sơ sài, nhưng trên xe thường chất nhiều mặt hàng cồng kềnh như bàn ghế, tivi, tủ lạnh, cây cảnh, thậm chí cả thanh sắt thép, tôn… di chuyển hiên ngang giữa phố trông rất nguy hiểm. “Nhiều lái xe ba bánh, xe tự chế lái rất ẩu, không để ý đến những người tham gia giao thông. Thậm chí, nhiều hôm tôi còn thấy những chiếc xe chở sắt thép, chở cửa, tôn dài gần chục mét kéo lê trên đường mà không bị xử lý. Tôi không biết bao giờ Hà Nội sẽ chấm dứt hoạt động của phương tiện này”, anh Toản băn khoăn…
Xử lý nghiêm để răn đe
Có thể thấy, không chỉ điều khiển xe thô sơ, xe tự chế không đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông mà việc chở hàng hóa kích thước lớn, quá mức cho phép cũng khiến khả năng quan sát đường của người lái xe và những người tham gia giao thông chung quanh bị hạn chế. Thậm chí, khi có các tình huống phát sinh trên đường, người điều khiển xe không phản ứng kịp dễ dẫn đến tai nạn cho chính bản thân và người khác.
Theo luật sư Đào Đăng Sơn (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội), tình trạng xe thô sơ, xe tự chế chở hàng hóa cồng kềnh, không đảm bảo an toàn không chỉ diễn ra tại trung tâm các thành phố lớn như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh mà còn phổ biến trên khắp các địa phương cả nước. Hiện pháp luật đã có chế tài xử lý đối với hành vi này, mà cụ thể theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/ 2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định, phạt tiền từ 800.000 -1.000.000 đồng đối với người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định... điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác. Ngoài ra, người điều khiển xe thô sơ, xe tự chế và gây tai nạn giao thông, thì sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng...
Tại Hà Nội, vào tháng 7/2017, Sở Giao thông vận tải đề xuất với Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố lộ trình và giải pháp hạn chế, tiến tới cấm sử dụng xe 3 bánh vận tải hàng hóa. Theo đó, thời điểm ngày 30/6/2018 sẽ thu hồi toàn bộ xe 3, 4 bánh không đủ tiêu chuẩn; đồng thời dán logo cho xe đã đăng ký, được phép lưu hành. Không rõ kết quả triển khai, thực hiện đề xuất này đến đâu, nhưng đến nay người dân vẫn dễ dàng bắt gặp cảnh xe 3, 4 bánh chở hàng cồng kềnh, chằng buộc sơ sài, lưu thông lộn xộn... gây mất an toàn giao thông.
Gần đây nhất, ngày 9/5 vừa qua, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã ban hành văn bản số 1370/UBND-TH về việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lý xe thô sơ, xe cơ giới 3 bánh, xe tự chế, các phương tiện giao thông chở hàng hóa cồng kềnh gây mất trật tự an toàn giao thông. Để xử lý triệt để vấn đề này, Ủy ban nhân dân Thành phố đã giao Công an Thành phố chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, Công an các quận, huyện, thị xã tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện chở hàng cồng kềnh, quá khổ, quá tải vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; xử lý nghiêm các trường hợp xe tự chế, lái xe giả danh thương binh, xe đứng tên thương binh nhưng cho thuê, mượn để vận tải hàng hóa...
Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, sau khi Thành phố ra văn bản chỉ đạo, đến nay,lượng xe tự chế, xe chở hàng hóa cồng kềnh vẫn bất chấp hoạt động gây mất an toàn giao thông cho các phương tiện khác trên đường. Trước thực trạng này, nhiều người dân băn khoăn đặt câu hỏi, phải chăng do chế tài chưa đủ mạnh hay do các cơ quan chức năng buông lỏng quản lý, nên nhiều xe tự chế vẫn ngang nhiên hoạt động trên các tuyến phố tại Thủ đô. Đề cập đến vấn đề này, nhiều chuyên gia cho rằng, mặc dù đã có chế tài xử phạt nhưng vì giá trị những chiếc xe thô sơ, xe tự chế này không cao, do đó khi bị xử phạt hoặc thu giữ, chủ phương tiện sẵn sàng bỏ lại xe và “biến mất”. Vì thế, để ngăn chặn triệt để xe tự chế, cần phải có thời gian. Nhưng trước hết, cơ quan chức năng cần có biện pháp mạnh tay, truy cứu trách nhiệm hình sự nếu xe tự chế, xe 3 bánh gây tai nạn hoặc tái phạm nhiều lần. Cùng với đó, phải kiên quyết tịch thu, tiêu hủy công khai đối với những trường hợp vi phạm để răn đe./.
Nên xem
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Tin khác
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34
Đường sắt tốc độ cao: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp Việt
Giao thông 19/11/2024 18:56