Loay hoay giải pháp xử lý xe tự chế

(LĐTĐ) Thời gian vừa qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy ra một số vụ việc vi phạm trật tự, an toàn giao thông liên quan đến xe thô sơ, xe cơ giới ba bánh, xe tự chế, các phương tiện giao thông chở hàng hóa cồng kềnh... Mặc dù, lực lượng chức năng đã tăng cường tuần tra, xử phạt, nhưng thực tế là những phương tiện này vẫn ngang nhiên hoạt động.
Vẫn loay hoay xử lý xe tự chế Tăng cường kiểm tra, xử lý xe tự chế chở hàng cồng kềnh gây nguy hiểm

Những ”hung thần” đường phố

Hàng ngày, người dân không khó để bắt gặp những chiếc xe cơ giới ba bánh, xe tự chế lưu thông trên đường phố, từ thành thị tới nông thôn. Đa số xe tự chế hoạt động trên đường đều gắn mác “thương binh”. Lực lượng này chở thuê bất cứ thứ gì và nhiều người không ngần ngại thừa nhận không phải là thương binh mà chỉ có quan hệ với thương binh để tiện bề kiếm sống.

Loay hoay giải pháp  xử lý xe tự chế
Lực lượng chức năng xử lý hành vi điều khiển xe 3 bánh, xe tự chế chở hàng cồng kềnh.

Do đặc điểm nhỏ gọn, những chiếc xe ba bánh có thể dễ dàng len lỏi qua các ngõ ngách trong thành phố. Nhiều người dân tỏ ra bức xúc bởi xe ba gác chở hàng đi rất ẩu, không quan sát, thường xuyên lạng lách, leo vỉa lè, vượt đèn đỏ… làm gia tăng hiểm họa tai nạn giao thông. Điển hình như mới đây, hình ảnh những thanh sắt thép dài được chở trên xe ba bánh chọc thẳng vào cabin xe buýt số 88 chạy tuyến Mỹ Đình - Xuân Mai trên đường Nguyễn Trãi hướng về Hà Đông đã khiến người xem phải run sợ. Bó thép đâm qua kính chắn gió, xuyên vào buồng lái đến ghế ngồi của tài xế. May mắn, người lái xe buýt chỉ bị thương nhẹ.

Không may mắn như người lái xe buýt, nhiều người đã gặp phải những tổn thương về thể chất, hoặc mất mạng do va chạm với xe tự chế chở hàng cồng kềnh.

Mặc dù Luật Giao thông đường bộ quy định rõ: "Nghiêm cấm đưa xe cơ giới không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật vào hoạt động trên đường bộ”, nhưng tình trạng “cấm cứ cấm, chạy cứ chạy” vẫn diễn ra. Dư luận xã hội bấy lâu nay thực sự lo lắng về tình trạng xe tự chế hai, ba bánh gây mất trật tự an toàn giao thông, mất mỹ quan đô thị và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến một số vụ tai nạn giao thông.

Anh Phạm Khánh Huy (quận Hà Đông, Hà Nội) bức xúc nói, xe đã mang hình thù kỳ dị, cách lưu thông lại không kém lạ lùng, hở chỗ nào chui vào chỗ đó, lấn làn, chèn ép những phương tiện xung quanh, thậm chí vượt đèn đỏ, dừng đỗ ngay trên lòng đường hướng ngược chiều đã thành thói quen, nếp xấu. Người dân khi đi bên cạnh những “hung thần” này chỉ biết lắc đầu ngao ngán, tránh xa bởi lo sợ không may trở thành nạn nhân. Nhưng tiếc thay, việc xử lý những vấn nạn này còn rất hạn chế.

Cần giải pháp để loại bỏ xe tự chế

Thực tế, nguyên nhân chủ yếu xe tự chế vẫn có “đất” sống bởi nhu cầu vận chuyển bằng các phương tiện nhỏ trong địa bàn nội đô là rất lớn. Với đặc thù ở Hà Nội có tới hàng ngàn đường ngõ, hẻm nhỏ mà các loại xe tải cỡ nhỏ không vào được thì việc vận chuyển vật liệu xây dựng, hàng hóa bằng xe tự chế vẫn là sự lựa chọn số một của người dân.

Cùng với đó, tất cả các xe tự chế đều được dùng để mưu sinh. Hầu hết người dùng xe tự chế chở hàng thuê đều không có điều kiện kinh tế để mua một chiếc xe tải đàng hoàng. Họ cũng không thể dùng xe máy để chở thuê vì năng suất sẽ thấp, thu không đủ bù chi. Mặt khác, không phải ai cũng lo đủ tiền và có đủ thời gian để đi học lấy bằng lái xe ô tô. Lý do kiếm sống thường được những người vi phạm biện minh cho những việc làm sai trái của mình.

Rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành để xử lý xe ba bánh, xe tự chế có thể kể đến như: Thông tư liên tịch số 32 ngày 28/12/2007 của Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải về hướng dẫn đăng ký, quản lý và lưu hành phương tiện giao thông cơ giới đường bộ dùng cho thương binh và người tàn tật. Theo đó, các loại xe tự chế bị cấm lưu hành từ 1/1/2008 gồm: Xe công nông, xe máy kéo nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và xe thô sơ ba bánh, xe bốn bánh, trừ xe ba bánh dùng làm phương tiện của thương binh, xe tự chế cho người tàn tật, có đăng ký, biển kiểm soát... Trường hợp cố tình vi phạm sẽ bị tịch thu xử lý bán phế liệu, sung vào công quỹ.

Hay như gần đây, tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, xe tự chế bị cấm lưu thông, quy định người điều khiển xe tự chế bị phạt từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng. Trường hợp gây tai nạn ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người khác thì người điều khiển phương tiện còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt từ 3 - 10 năm tù.

Quy định rõ ràng là vậy, nhưng trong khi mỗi ngày có hàng nghìn người điều khiển xe máy, ô tô bị xử phạt vì vi phạm giao thông thì chủ xe, lái xe tự chế, lại hiếm khi bị phạt. Phải chăng những “hung thần” đường phố này vì yếu tố mưu sinh đã được các cơ quan thực thi pháp luật cho qua? Liệu có phải vì những chiếc xe tự chế này không biển số, không đăng ký nên không có cơ sở quản lý, xử phạt? Hay việc tịch thu xe tự chế, giữ gìn kỉ cương, pháp luật còn khó khăn với lực lượng chức năng? Sự lơi lỏng của lực lượng chức năng chính là một trong những nguyên nhân khiến những “hung thần” đường phố ngày càng xuất hiện nhiều?

Đã đến lúc lực lượng chức năng cần có biện pháp quyết liệt, xử lý triệt để hiện tượng xe tự chế gây mất trật tự, an toàn giao thông. Cần tịch thu và tiêu hủy công khai những chiếc xe này để tạo hiệu ứng răn đe. Bên cạnh đó, cần xử lý nghiêm những đối tượng sử dụng xe tự chế vi phạm Luật Giao thông, gây tai nạn. Cần vận động tuyên truyền sâu rộng đối với người dân tại chính những điểm tập trung xe tự chế như những chợ đầu mối, những điểm tập kết hàng hóa. Nếu không có ai thuê thì tin chắc số xe tự chế sẽ giảm đi đáng kể./.

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Ban An toàn giao thông (ATGT) thành phố Hà Nội tổ chức thăm hỏi, động viên và trao quà đến các hộ gia đình có người thân là nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông. Đây là hoạt động thường niên đầy ý nghĩa nhằm chia sẻ một phần khó khăn với gia đình người bị nạn.

Tin khác

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai

(LĐTĐ) Quy hoạch sẽ cho thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai hình thành phân khu đô thị phía Tây, tăng diện tích công viên cây xanh - không gian mở, đất khu trung tâm công cộng - thương mại dịch vụ đô thị, đất giao thông.
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ

(LĐTĐ) Những tháng cuối năm, lượng khách du lịch trong và ngoài nước tham quan gia tăng tại khu vực phố cổ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Cùng với đó là tình trạng xe khách, xe du lịch… đón, trả khách tại các cơ sở lưu trú, điểm tham quan chưa tuân thủ nghiêm quy định của pháp luật; tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị diễn biến phức tạp tiềm ẩn nguy cơ gây ùn ứ giao thông…
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục

(LĐTĐ) Qua kiểm tra hiện trường nhiều tuyến phố trên địa bàn Thủ đô, vẫn còn nhiều cây xanh nghiêng, đổ sau bão số 3 chưa được chống dựng lại, Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu khắc phục ngay tình trạng này, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều biện pháp xử lý vi phạm về trật tự đô thị, trật tự công cộng, phòng ngừa ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, tại khu vực chợ đầu mối Nhổn, quận Bắc Từ Liêm, qua Quốc lộ 32 vẫn còn tình trạng các tiểu thương, hộ kinh doanh sử dụng phương tiện ô tô, xe máy chở hàng, người bán hàng lấn chiếm lòng đường làm nơi kinh doanh, buôn bán…
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

(LĐTĐ) Tham gia phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn Thành phố (thực hiện khoản 2, khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô), một số ý kiến cho rằng, cơ quan soạn thảo cần làm rõ thế nào là “trường hợp cần thiết”; đồng thời xem xét kỹ về “thẩm quyền áp dụng”.
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo

(LĐTĐ) Những phát hiện, thông tin phản ánh hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông qua trang Zalo của người dân chính là "cánh tay nối dài" giúp lực lượng Cảnh sát giao thông có được thông tin vi phạm, làm căn cứ để kiểm tra, xác minh, xử lý.
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

(LĐTĐ) “Siêu mỏng, siêu méo” là cụm từ quen thuộc để gọi những căn nhà hầu hết đều mọc lên sau khi giải phóng mặt bằng, mở rộng các tuyến đường. Trong nỗ lực để xóa bỏ tình trạng này, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 61 quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn, trong đó có nêu rõ phương án đối với các ngôi nhà với diện tích còn lại quá nhỏ sau khi triển khai thực hiện dự án.
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 23 (ban hành ngày 25/7/2019) của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong tháng 10/2024, Thanh tra Sở Xây dựng Thành phố đã phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra 6.166 lượt, phát hiện 31 trường hợp công trình vi phạm trật tự xây dựng, tăng 7 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (tăng 29,2%).
Xem thêm
Phiên bản di động