Thành phố Hồ Chí Minh củng cố y tế cơ sở để giảm tải cho bệnh viện tuyến cuối
Ngày 9/10, chia sẻ với cử tri ngành y tế thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Phan Văn Mãi cho biết, trong kế hoạch phòng chống dịch, phục hồi kinh tế, Thành phố xác định trụ cột chính, quan trọng đó là củng cố hệ thống y tế cơ sở.
Theo ông Mãi, thời gian trước thành phố Hồ Chí Minh chưa có sự quan tâm đầu tư đúng mức đối với việc tổ chức bộ máy, biên chế, cơ chế chính sách cho y tế cơ sở, y tế dự phòng và y tế cộng đồng. Đến khi dịch bùng phát, những bất cập trong hệ thống y tế cơ sở được bộc lộ rõ. Vì vậy, thời gian tới thành phố Hồ Chí Minh sẽ quan tâm, đầu tư đúng mức cho hệ thống y tế cơ sở.
Trước mắt, các bệnh viện dã chiến quận, huyện trên địa bàn thành phố sẽ tiếp nhận việc điều trị, cách ly các ca nhiễm Covid-19. Quy mô các bệnh viện dã chiến cơ sở này sẽ có từ 300 - 500 giường/bệnh viện, trong đó 30 - 50 giường oxy.
Các bệnh viện quận, huyện sẽ chuyển đổi trở lại công năng ban đầu là khám bệnh, chữa bệnh thông thường cho người dân trên địa bàn.
"Thành phố cần có sự chuẩn bị, tập trung và sẽ khẩn trương hoàn thiện các trụ cột về củng cố hệ thống y tế và hệ thống phòng chống dịch trong thời gian sắp tới", ông Mãi nói.
Thành phố Hồ Chí Minh sẽ củng cố hệ thống y tế cơ sở. |
Trong khi đó, theo Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống y tế cơ sở trên địa bàn quận, huyện phải luôn có sẵn phương án tiếp nhận và thu dung điều trị F0 có triệu chứng. Một nguyên tắc thứ hai đó là hạn chế việc phải chuyển người bệnh F0 đi nhiều bệnh viện khác nhau. Với nguyên tắc này, ngành y tế tế sẽ xây dựng mô hình “bệnh viện dã chiến 3 tầng” thích ứng với hoàn cảnh mới, theo đó, các bệnh viện dã chiến số 13, số 14 và số 16 cùng với các trung tâm hồi sức kế cạnh (hiện nay là do các bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai và Trung ương Huế đảm trách) sẽ đảm trách mô hình này khi thành phố đã kiểm soát được dịch.
Về việc tiếp nhận các trung tâm hồi sức này khi các bệnh viện trung ương bàn giao lại cho thành phố Hồ Chí Minh, ngành y tế sẽ phân công các bệnh viện tuyến cuối trên địa bàn thành phố tiếp nhận và duy trì hoạt động các trung tâm hồi sức này.
Theo đó, được sự đồng ý của Bộ Y tế, Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp nhận trung tâm hồi sức thuộc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (dự kiến tiếp nhận vào ngày 15/10/2021); Bệnh viện Nhân dân Gia Định tiếp nhận trung tâm hồi sức thuộc Bệnh viện Bạch Mai (dự kiến tiếp nhận vào ngày 20/10/2021). Bệnh viện Trung ương Huế sẽ tiếp tục hỗ trợ thành phố vận hành Trung tâm Hồi sức tại bệnh viện dã chiến số 14 cho đến cuối năm 2021, sau đó Bệnh viện Nhân dân 115 sẽ tiếp nhận và vận hành trung tâm hồi sức này.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Tin khác
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe
Y tế 18/11/2024 14:30