Thận trọng dùng thuốc khi trẻ mắc Covid-19

Theo các chuyên gia y tế, những ngày gần đây, số ca mắc Covid-19 tăng cao, nên tỷ lệ mắc ở trẻ em cũng có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, khi chăm sóc và điều trị cho trẻ là F0 tại nhà, các bậc phụ huynh thường lúng túng trong việc xử lý, thậm chí rối loạn vì có quá nhiều thông tin trên mạng xã hội. Để tránh những hậu quả khôn lường đối với sức khỏe của trẻ em mắc Covid-19, người dân cần thận trọng trong quá trình sử dụng thuốc.
Bộ Y tế hướng dẫn sử dụng thuốc khi trẻ mắc Covid-19 điều trị tại nhà Chăm sóc toàn diện cho trẻ mắc Covid-19 tại nhà

Tránh lạm dụng thuốc

Khi con trai học lớp 4 có kết quả test nhanh dương tính với vi rút SARS-CoV-2, anh Nguyễn Văn Đỗ (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã vội vàng tìm mua thuốc điều trị Covid-19. Lên mạng xã hội tham khảo các hội, nhóm trong khu chung cư đang sinh sống anh Đỗ còn được mách bảo mua thêm các loại thuốc kháng viêm, kháng sinh, thực phẩm chức năng, vitamin tăng cường sức đề kháng… Thậm chí anh còn được cung cấp luôn cho một đơn thuốc của người đã sử dụng trước cho con. Trước “ma trận” đến chục loại thuốc trong đơn, anh Đỗ cũng bấn loạn không biết dùng như thế nào cho đúng.

Thận trọng dùng thuốc khi trẻ mắc Covid-19
Bác sĩ Đỗ Anh, Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai

Thậm chí, có những cha mẹ tự ý cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh, các loại thuốc kháng viêm có chứa Corticoid ngay sau khi phát hiện con mình mắc Covid-19. Theo các chuyên gia y tế, thuốc chứa Corticoid có nhiều tác dụng phụ, có thể dẫn tới những hậu quả lâu dài cho trẻ, như: Loãng xương, giảm sức đề kháng, yếu cơ, tim mạch…

Chia sẻ về vấn đề này, bác sĩ Đỗ Anh, Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Trong tâm lý hoang mang khi có F0 điều trị tại nhà, nhiều gia đình tìm kiếm thông tin từ trên mạng xã hội, đồng nghiệp, người thân, phác đồ của Bộ Y tế, đồng thời chuẩn bị rất nhiều thuốc điều trị tại nhà. Nhiều gia đình sưu tầm các đơn thuốc cho F0 kể cả người lớn và trẻ con có tới 11 thuốc. Trong 11 thuốc, có khoảng 5-6 thuốc là nằm trong danh mục phác đồ điều trị của Bộ Y tế (gói thuốc A, B, C), thì bao gồm ít nhất 1 loại kháng sinh, thậm chí có đơn có tới 2 loại kháng sinh kết hợp với nhau; rồi có thuốc có chứa Corticoid… Đối với những đơn thuốc dành có người lớn tuổi, người có bệnh nền thì có cả thuốc kháng đông.

“Khi được bệnh nhân cung cấp cho đơn thuốc đã sử dụng như vậy, thì người làm bác sĩ như tôi tư vấn cảm thấy rất lo lắng. Trong quá trình hỗ trợ F0 nhi điều trị tại nhà qua mạng, chỉ có số ít người thân của trẻ gọi điện nhờ tư vấn và tôi chỉnh thuốc cho các cháu nhưng con số đó không nhiều, đa phần người bệnh dùng thuốc được 2-3 ngày rồi mới gọi điện nhờ hỗ trợ”, bác sĩ Đỗ Anh thông tin.

Đặc biệt, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, một số người hỏi xin đơn thuốc mẫu dự phòng dành cho người bị F0. Tuy nhiên, theo bác sĩ Đỗ Anh, không có đơn thuốc mẫu nào cho tất cả các F0. Theo vị chuyên gia này lý giải, Covid-19 là một loại bệnh do vi rút đường hô hấp. Biểu hiện triệu chứng khác nhau rất rõ giữa các cá thể. Khi điều trị còn phụ thuộc vào đáp ứng miễn dịch của mỗi người; đã tiêm hay chưa tiêm vắc xin; có tiền sử dị ứng, bệnh nền hay không… Nên nếu áp một đơn thuốc cho tất cả các bệnh nhân thì chắc chắn sẽ dẫn tới tình trạng lạm dụng thuốc, thừa thuốc.

Theo các chuyên gia y tế, việc xông cho trẻ bằng các loại lá, các bố mẹ cũng chỉ áp dụng cho trẻ trên 5 tuổi. Vì nếu trẻ nhỏ hơn, niêm mạc mũi, niêm mạc đường hô hấp của trẻ rất mỏng, việc xông trực tiếp vào vùng này sẽ làm hại niêm mạc. Ngoài ra, việc xông này không có tác dụng loại trừ Covid-19 mà chỉ giúp con thông mũi, dễ thở hơn khi có triệu chứng ho, ngạt mũi. Đặc biệt, khi sử dụng cho trẻ em, phải thận trọng để không gây bỏng, xảy ra các tai nạn đáng tiếc.

“Nên tôi chỉ tư vấn và điều trị cá thể hóa từng F0 một, tùy thuộc vào triệu chứng, biểu hiện của F0 như nào bác sĩ sẽ điều trị tới đó, tránh sử dụng thừa thuốc, gây ngộ độc thuốc nguy hiểm. Nhất với trẻ em là điều trị triệu chứng, bởi với trẻ dưới 18 tuổi hoàn toàn không có thuốc điều trị đặc hiệu”, bác sĩ Đỗ Anh nhấn mạnh.

Mục tiêu của việc điều trị và quản lý F0 nhi tại nhà thì vấn đề an toàn đặt lên hàng đầu. An toàn sử dụng thuốc, tránh việc lạm dụng và sử dụng thuốc quá đà. Thực tế thăm khám, điều trị và tư vấn cho nhiều bệnh nhân nhi, bác sĩ Đỗ Anh còn nhận thấy, nhiều gia đình, trẻ F0 ngày thứ nhất, tới ngày thứ hai đã sử dụng kháng sinh; hoặc xin bác sĩ kê thuốc kháng sinh. “Đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, bởi kháng sinh chỉ có vai trò điều trị vi khuẩn, hoàn toàn không có vai trò trong điều trị bệnh. Kháng sinh chỉ có thể dùng điều trị bội nhiễm khi trẻ mắc Covid-19. Khi có bội nhiễm viêm họng, viêm thanh quản, viêm phổi, hoặc nhiễm khuẩn tiêu hóa mới sử dụng đến kháng sinh cho trẻ”, bác sĩ Đỗ Anh phân tích.

Thận trọng khi xông cho trẻ

Cũng trong “Hướng dẫn chăm sóc tại nhà đối với trẻ mắc Covid-19”, Bộ Y tế đặc biệt lưu ý các phụ huynh không tự ý dùng thuốc kháng vi rút, kháng sinh, kháng viêm... cho trẻ mắc Covid-19 chăm sóc ở nhà khi chưa có chỉ định của nhân viên y tế. Khi trẻ bị ho có thể dùng các thuốc giảm ho (ưu tiên các thuốc từ thảo mộc). Khi trẻ bị ngạt mũi, xổ mũi thì xịt rửa mũi, nhỏ mũi bằng dung dịch Natriclorua 0,9%. Nếu trẻ xuất hiện tiêu chảy, thì sử dụng men vi sinh, men tiêu hóa. Với trẻ đang được sử dụng các thuốc điều trị bệnh nền theo đơn ngoại trú, thì tiếp tục sử dụng theo hướng dẫn.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng khuyến cáo: Khi nhiệt độ trẻ > 38,5 độ C nên dùng Paracetamol liều 10-15mg/kg/lần (uống hoặc đặt hậu môn, nếu trẻ còn sốt có thể lặp lại, mỗi lần cách tối thiểu 4-6 giờ (tổng liều thuốc không quá 60mg/kg/ngày). Ngoài ra, cho trẻ dùng thuốc cân bằng điện giải khi mất nước (do sốt cao, tiêu chảy, mệt mỏi). Nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước, có thể sử dụng nước trái cây hoặc Oresol và tuyệt đối không cho trẻ sử dụng các dung dịch nước ngọt công nghiệp để bù nước…

Thận trọng dùng thuốc khi trẻ mắc Covid-19
Tháp dinh dưỡng giúp tăng nền tảng sức khỏe cho trẻ mắc Covid-19 (Ảnh: Bệnh viện Nhi Trung ương).

Để tránh sự lo lắng thái quá và chủ động khi dịch đang lây lan nhanh như hiện nay, theo bác sĩ Đỗ Anh việc đầu tiên là các gia đình chuẩn bị một túi thuốc gồm: Thuốc hạ sốt, giảm ho, oresol (sử dụng trong trường hợp trẻ sốt cao mất nước, nôn nhiều) và thuốc giảm ho long đờm. Qua thực tế cho thấy, biểu hiện lâm sàng của bệnh giống như vi rút thông thường. Cụ thể, về đường hô hấp trên trẻ có triệu chứng: Ho, hắt hơi, chảy nước mũi, đau mỏi người, đau mỏi cơ. 30% trẻ mắc Covid-19 có triệu chứng về đường tiêu hóa. Và một nửa số trẻ nhiễm bệnh kết hợp nhiều triệu chứng như đau đầu, nôn và rối loạn tiêu hóa.

Song song với việc điều trị triệu chứng thì các bậc phụ huynh cần hỗ trợ dinh dưỡng cho trẻ em. Theo bác sĩ Đỗ Anh đánh giá, dinh dưỡng cho trẻ em bị F0 là vô cùng quan trọng, bởi trẻ dưới 12 tuổi chưa được tiêm vắc xin. Để sức khỏe và sức đề kháng của trẻ em chống được vi rút là do tự thân của trẻ chứ không phải thuốc. Thuốc ở đây chỉ đóng vai trò giảm triệu chứng khó chịu của trẻ. Còn chống lại vi rút là do sức đề kháng của mỗi trẻ, do dinh dưỡng.

Đặc biệt, với những trẻ dưới 6 tháng tuổi bị mắc Covid-19, thì sữa mẹ là phương thuốc tăng sức đề kháng hữu hiệu nhất cho trẻ nhỏ. Hai mẹ con cùng F0 thì vẫn cho trẻ bú bình thường; còn nếu mẹ đã dương tính, con âm tính thì người mẹ có thể vắt sữa cho trẻ dùng. Như vậy trẻ sẽ có một lượng kháng thể truyền sang con để chống Covid-19. Nhất là trên những người mẹ đã được tiêm hai mũi vắc xin phòng Covid-19. Với 2 nguyên tắc cơ bản là điều trị triệu chứng và dinh dưỡng hợp lý, bác sĩ Đỗ Anh cho rằng, trẻ sẽ có thể nhanh chóng khỏi Covid-19. Các bố mẹ hoàn toàn yên tâm, bởi hiện nay 95% trẻ nhiễm Covid-19 đều có triệu chứng ở mức độ nhẹ và trung bình./.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Nhận định Roma vs Juventus (01h45 ngày 7/4): Đại chiến quyết định cuộc đua top 4

Nhận định Roma vs Juventus (01h45 ngày 7/4): Đại chiến quyết định cuộc đua top 4

Cuộc so tài giữa AS Roma và Juventus tại vòng 31 Serie A 2024/25 là trận đấu mang tính bước ngoặt trong cuộc đua giành vé dự Champions League. Với chỉ 3 điểm cách biệt trên bảng xếp hạng, cả hai đội đều hiểu rõ tầm quan trọng của một chiến thắng tại Olimpico - đặc biệt trong bối cảnh mùa giải chỉ còn 8 vòng đấu.
Giá vàng hôm nay (6/4): Giá vàng trong nước và thế giới tiếp tục "lao dốc"

Giá vàng hôm nay (6/4): Giá vàng trong nước và thế giới tiếp tục "lao dốc"

Hôm nay (6/4), giá vàng thế giới mất đi sức hấp dẫn của một tài sản trú ẩn. Trong nước, giá vàng tiếp tục giảm sâu.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 6/4: Nhiều mây, có mưa nhỏ rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 6/4: Nhiều mây, có mưa nhỏ rải rác

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 6/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa, mưa nhỏ. Gió nhẹ.
Thúc đẩy thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Thúc đẩy thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước - Bộ Công Thương vừa có Công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
Hiệu quả từ chương trình vốn vay phát triển kinh tế gia đình

Hiệu quả từ chương trình vốn vay phát triển kinh tế gia đình

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín đã phối hợp với Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Thủ đô phát triển kinh tế gia đình, tiếp cận nhanh chóng với nguồn vốn vay; nhiều đoàn viên, CNVCLĐ đã sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, tăng thu nhập và kinh tế cho gia đình.
LĐLĐ quận Long Biên: Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển Công đoàn cơ sở

LĐLĐ quận Long Biên: Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển Công đoàn cơ sở

Nhờ đẩy mạnh triển khai ứng dụng chuyển đổi số trong điều hành thành lập Công đoàn cơ sở, quý I/2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên đã thành lập mới 57 Công đoàn cơ sở và phát triển được 2.241 đoàn viên (gấp 10 lần so cùng kỳ năm 2024).
Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I vừa có văn bản chỉ đạo việc sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) tích hợp trên ứng dụng VssID, VNeID, Căn cước công dân (CCCD) có gắn chip để đi khám, chữa bệnh BHYT.

Tin khác

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I vừa có văn bản chỉ đạo việc sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) tích hợp trên ứng dụng VssID, VNeID, Căn cước công dân (CCCD) có gắn chip để đi khám, chữa bệnh BHYT.
Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 28/3 đến ngày 4/4), toàn Thành phố ghi nhận 206 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã; không ghi nhận ca tử vong.
Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nguy kịch do nhiễm não mô cầu. Người bệnh là anh P.T.Đ, 22 tuổi, hiện đang làm việc và sinh sống tại Bắc Ninh.
Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Trước tình hình dịch, bệnh sởi diễn biến phức tạp, công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội được tăng cường. Đặc biệt, việc phân luồng, chẩn đoán sớm ca bệnh sởi từ khâu nhập viện đến phòng cách ly và khu vực điều trị được các bệnh viện tiến hành đồng bộ và bài bản.
Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội

Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội

Vinmec Times City đã giúp một phụ nữ hiếm muộn đón con đầu lòng sau nhiều năm mong mỏi và 3 lần chuyển phôi thất bại. “Mục tiêu của Vinmec không chỉ là giúp các cặp vợ chồng mang thai, mà còn phải đưa em bé IVF khỏe mạnh về nhà”, TS.BS Tô Minh Hương, người trực tiếp điều trị ca IVF khó, chia sẻ.
Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng

Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng

Ngày 3/4, Sở Y tế Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban công tác chuyên môn y tế cơ sở và y tế dự phòng quý I, triển khai nhiệm vụ quý 2 năm 2025. Tiến sĩ Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội tham dự và chủ trì hội nghị.
Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin

Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin

Hiện nay, tình hình bệnh sởi vẫn đang diễn biến phức tạp, số ca mắc trên địa bàn Hà Nội có xu hướng tăng cao. Đáng lo ngại, đa phần trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi tại nhiều bệnh viện trên địa bàn Thành phố đều chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh, dù đã đến độ tuổi tiêm chủng. Phóng viên (PV) Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi trực tiếp với bác sĩ Nguyễn Sỹ Đức, Khoa Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Hà Nội, để có cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề này.
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%

Sở Y tế Hà Nội vừa có báo cáo 1399/BC-SYT về kết quả khảo sát, đo lường sự hài lòng của người dân, người bệnh nội trú, ngoại trú và nhân viên y tế trong quý I/2025, với tỷ lệ hài lòng của người bệnh là 97,21% và của nhân viên y tế 93,08%.
CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội số ca mắc tay chân miệng đang có xu hướng tăng theo chu kỳ dịch hằng năm, chủ yếu là ca bệnh tản phát, ghi nhận một số ổ dịch ở trường mầm non và cộng đồng. CDC Hà Nội cũng dự báo, số ca mắc tay chân miệng trên địa bàn Thành phố sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua, số ca mắc sởi tiếp tục tăng so với tuần trước, chủ yếu ở người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ, dự báo tiếp tục ghi nhận ca bệnh trong thời gian tới.
Xem thêm
Phiên bản di động