Thần tốc hơn nữa về tốc độ bao phủ vắc xin phòng Covid-19
Ngày 20/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 dự và chỉ đạo Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2022 do Bộ Y tế tổ chức, được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới trên 700 điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị |
Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong bối cảnh đặc biệt thách thức của năm 2021, hệ thống Y tế Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, được sự hỗ trợ của khối đại đoàn kết dân tộc, đã hoạt động vượt mức giới hạn, vừa thực hiện tốt các hoạt động có tính chất cấp bách trong phòng, chống dịch, vừa thực hiện và nghiên cứu hoàn thiện các chiến lược đổi mới trung và dài hạn của ngành Y tế (về cấu trúc mạng lưới và vận hành chức năng, nhân lực y tế, tài chính y tế, thông tin y tế…).
Trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, ngành Y tế đã chủ động tham mưu, đề xuất và triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch, vừa làm vừa rút kinh nghiệm trên cơ sở thực tiễn; nỗ lực hết sức trong điều kiện năng lực, nguồn lực của hệ thống y tế còn hạn chế, ngày càng thể hiện rõ năng lực, phẩm chất cao quý của mình, đã đảm nhiệm vai trò chủ lực, then chốt cùng các ngành, các cấp triển khai thực hiện ngày càng có hiệu quả các chủ trương, chính sách, nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch.
Toàn ngành đã huy động hơn 25.000 chuyên gia, cán bộ y tế, y bác sĩ, sinh viên các trường y dược hỗ trợ các địa phương; đã có hàng trăm nghìn cán bộ y tế thường xuyên, ngày đêm quả cảm nơi tuyến đầu, đối diện hiểm nguy tính mạng, sức khỏe... để quyết tâm bảo vệ, chăm lo tốt nhất sức khỏe, tính mạng của nhân dân.
Đặc biệt, trong cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19 ở nước ta, xác định vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng của vắc xin, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm và tập trung chỉ đạo mua, nhập khẩu, thực hiện ngoại giao vắc xin và tổ chức tiêm vắc xin cho người dân nhanh nhất, nhiều nhất có thể, tiêm vắc xin miễn phí cho người dân và người nước ngoài sinh sống, cư trú, làm việc tại Việt Nam.
Chính phủ đã thành lập Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19. Thành lập tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vắc xin với nhiệm vụ xúc tiến, vận động viện trợ vắc xin, thuốc điều trị và vật phẩm y tế cho phòng, chống dịch Covid-19. Cho đến nay, tổng số vắc xin đã tiếp nhận 209,6 triệu liều phòng Covid-19 từ các nguồn mua, viện trợ, tài trợ; đã phân bổ 187,6 triệu liều; còn khoảng 22 triệu liều mới được tiếp nhận cần tiến hành các thủ tục để kiểm định chất lượng, xuất xưởng vắc xin.
Đã kịp thời phân bổ vắc xin theo địa bàn trọng điểm là những nơi đang có dịch bùng phát mạnh, nguy cơ bùng phát cao, nhiều khu công nghiệp, giao thông huyết mạch...; ưu tiên tiêm cho các đối tượng người già, người có nguy cơ cao, mở rộng chỉ định tiêm cho một số đối tượng như phụ nữ mang thai trên 13 tuần, trẻ em, mở rộng mạng lưới tiêm chủng bao gồm cố định và lưu động.
Tổ chức hiệu quả chiến dịch tiêm chủng có quy mô lớn nhất trong lịch sử tiêm chủng tại Việt Nam. Trong thời gian ngắn, tỷ lệ tiêm vắc xin phòng Covid-19 của Việt Nam gia tăng nhanh chóng. Các địa phương, đơn vị đang nỗ lực triển khai tiêm chủng để nhanh chóng đạt được độ bao phủ mũi 1, trả mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian. Đến nay, cả nước đã tiêm được trên 168 triệu liều, tỷ lệ sử dụng đạt 89,6% số vắc xin phân bổ qua 119 đợt; trong đó mũi 1 là 78.595.722 liều, mũi 2 là 73.645.733 liều, mũi bổ sung là 5.033.774 liều, mũi 3 là 10.727.934 liều.
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 153.333.516 liều, trong đó có 70.487.591 liều mũi 1; 67.084.217 liều mũi 2, 5.033.774 liều mũi bổ sung; 10.727.934 liều mũi 3. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vắc xin là 100% và tỷ lệ tiêm đủ 2 liều là 94,0% dân số từ 18 tuổi trở lên. Có 60/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều cho trên 80% dân số từ 18 tuổi trở lên, trong đó có 39 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ trên 95%.
Về triển khai tiêm chủng cho đối tượng từ 12-17 tuổi, đến nay cả nước đã tiêm được 14.669.647 liều vắc xin, trong đó có 8.108.131 liều mũi 1 và 6.561.516 liều mũi 2. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vắc xin là 91,0% và tỷ lệ bao phủ đủ 2 liều là 73,7% cho trẻ em từ 12-17 tuổi. Đã có 35 tỉnh, thành phố đã cơ bản bao phủ đủ liều cơ bản cho nhóm tuổi này. Đến nay, Việt Nam đã đạt trên 70% dân số được tiêm đủ liều cơ bản, so với mục tiêu Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, Việt Nam đã về đích trước 6 tháng.
Dự kiến Việt Nam sẽ hoàn thành tiêm phủ mũi 3 vào cuối quý I/2022. Về việc tiêm cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi Việt Nam đang tích cực chuẩn bị và sẽ triển khai theo khuyến cáo về mặt khoa học bảo đảm an toàn, hiệu quả...
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xem xét, công nhận thuốc và vắc xin trong nước nhanh nhất về thủ tục hành chính nhưng bảo đảm các yêu cầu khoa học, an toàn, hiệu quả (Ảnh: Trần Minh). |
Phát biểu kết luận tại Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, năm 2021 vừa đi qua với khó khăn, thách thức chưa từng có, để lại những dấu ấn đặc biệt với nhiều cung bậc cảm xúc, nhất là đối với toàn ngành Y tế. Trong đó, điểm sáng nổi bật nhất chính là việc cả nước thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch và kịp thời chuyển trạng thái. Các chủ trương, chính sách, biện pháp triển khai phòng, chống dịch được Trung ương đánh giá là đúng đắn, kịp thời và chỉ đạo, tổ chức thực hiện khẩn trương, quyết liệt, đạt được những kết quả quan trọng.
Trước những kết quả đã đạt được, Thủ tướng nêu rõ, tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn, phải thẳng thắn nhìn nhận vẫn còn những hạn chế, yếu kém đòi hỏi phải quyết liệt hành động để giải quyết. Công tác quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát còn những hạn chế, sơ hở, cần kiểm điểm sâu sắc, phân tích kỹ lưỡng nguyên nhân để khắc phục bằng được, không để xảy ra những vụ việc đáng tiếc như vừa qua.
Các quy định của pháp luật hiện hành chưa bao phủ hết được các vấn đề y tế, còn nhiều vướng mắc trong thực hiện. Năng lực của hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở, y tế dự phòng còn hạn chế. Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ y tế còn bất hợp lý, đời sống một bộ phận cán bộ y tế còn nhiều khó khăn… Những thách thức mà ngành Y tế phải quan tâm còn rất lớn với dân số đông, dịch bệnh phức tạp, tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng già hoá dân số…
Về nhiệm vụ của ngành Y tế trong năm 2022 và thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục tập trung phòng, chống dịch Covid-19, không để khủng hoảng y tế, đổ vỡ, quá tải hệ thống y tế; phát động chiến dịch tiêm chủng mùa xuân để thần tốc hơn nữa về tốc độ bao phủ vắc xin; làm sớm, làm ngay, làm khẩn trương việc nâng cao năng lực y tế dự phòng, y tế cơ sở…
Cụ thể, Bộ Y tế cần tiếp tục tập trung cho chương trình phòng, chống dịch Covid-19, chú trọng bảo vệ những người dễ bị tổn thương, người có nguy cơ cao, người ở tuyến đầu. Không để khủng hoảng y tế, đổ vỡ, quá tải hệ thống y tế. Tăng cường quản lý bệnh nhân từ sớm, từ xa, từ cơ sở, nhất là bệnh nhân tại nhà. Nắm chắc tình hình, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác với các biến chủng mới; phát hiện sớm, ngăn chặn từ xa các vấn đề, tình huống mới có thể phát sinh nhưng không áp dụng các biện pháp cực đoan.
Tập trung mọi nguồn lực để đẩy nhanh, thần tốc hơn nữa về tốc độ bao phủ vắc xin bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Bảo đảm chủ động về thuốc, Bộ Y tế công bố các loại thuốc được thế giới công nhận theo quy trình, thủ tục nhanh nhất, chống đầu cơ, nâng giá, lũng đoạn thị trường, tiêu cực, tham nhũng. Xem xét, công nhận thuốc và vắc xin trong nước nhanh nhất về thủ tục hành chính nhưng bảo đảm các yêu cầu khoa học, an toàn, hiệu quả.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế và các địa phương làm sớm, làm ngay, làm khẩn trương việc nâng cao năng lực y tế dự phòng, y tế cơ sở; ngay sau khi chương trình tổng thể phòng, chống dịch và chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được ban hành, phải phân công nhiệm vụ cụ thể, xây dựng lộ trình, nhiệm vụ, giải pháp từng tháng, từng quý, từng năm để hoàn thành nhiệm vụ này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, các biện pháp phòng, chống dịch dứt khoát phải được thực hiện thống nhất trên toàn quốc nhưng linh hoạt trong phạm vi nhất định, các địa phương nếu áp dụng các biện pháp khác hoặc cao hơn quy định chung thì phải báo cáo. Thủ tướng lưu ý không được ngăn sông cấm chợ, cản trở di chuyển của người dân, đồng thời thực hiện nghiêm 5K, nhất là với các phương tiện giao thông công cộng.
Tiếp tục đẩy mạnh thông tin truyền thông, nâng cao ý thức người dân; tăng cường giám sát, kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật kịp thời. Tổ chức tổng kết 2 năm phòng, chống dịch để đánh giá khách quan, tổng thể, bài bản, rút ra các bài học kinh nghiệm.
Thủ tướng nhấn mạnh nhiệm vụ chiến lược là đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, rà soát lại chính sách, chế độ để thu hút nhân lực chất lượng cao, thu hút người vào học ngành y, các bác sĩ về cơ sở, vùng sâu, vùng xa… Về lâu dài, cần quan tâm xử lý các vấn đề tâm lý – xã hội, các di chứng sau đại dịch, xây dựng và phát triển môn khoa học nghiên cứu về Covid-19…
Nhân dịp này, Thủ tướng yêu cầu phát động chiến dịch tiêm chủng mùa xuân từ ngày 1/2 đến ngày 28/2 để đạt mục tiêu đề ra.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên lão thành
Giá vàng thế giới “bất động” giữa lúc Mỹ sắp có tổng thống mới
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11
Tin khác
Suy hô hấp cấp do mắc sởi
Y tế 05/11/2024 16:17
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Y tế 05/11/2024 11:40
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36