Thách thức của nghề đào tạo phi công dưới góc nhìn của một trường bay
Trường phi công Bay Việt mở trường bay tại Rạch Giá Hạn chế tối đa việc thất thu kinh phí Công đoàn |
Theo ông Nguyễn Hoàng Hải, năm 2019, sự ra đời của Trường Hàng không New Zealand hoạt động huấn luyện phi công cơ bản tại Sân bay Chu Lai tỉnh Quảng Nam, đã góp thêm một cánh bay trong hoạt động Hàng không chung tại Việt Nam.
Ngoài các học viên muốn theo đuổi nghề phi công với các hãng Hàng không, Trường còn đón nhận nhóm học viên tham gia với mục đích có được Giấy phép lái tàu bay tư nhân, để có thể sở hữu máy bay nhỏ thực hiện bay Hàng không chung.
![]() |
Ông Nguyễn Hoàng Hải - Giám đốc Công ty TNHH Trường Hàng không New Zealand. |
Ông Hải khẳng định, nước ta có nhiều tiềm năng phát triển loại hình này nhưng các tổ chức hoạt động Hàng không chung hiện vẫn còn ít ỏi và gặp nhiều hạn chế trong việc đào tạo phi công. “Tuy đã có Nghị định quy định về vùng trời, về tổ chức vùng trời cho hoạt động Hàng không chung, nhưng quá trình tự xây dựng không vực bay, đường bay Hàng không chung cho các Trường đào tạo phi công là một quá trình tương đối lâu dài. Đây sẽ là một trở ngại đối với các doanh nghiệp khi bước chân vào lĩnh vực hoạt động này”.
Bên cạnh đó, hoạt động Hàng không chung chủ yếu là các chuyến bay được thực hiện theo quy tắc bay bằng mắt (VFR), nhưng công tác điều hành bay tại Việt Nam hầu hết dành cho các chuyến bay thương mại theo quy tắc bay bằng thiết bị (IFR), việc thực hành các quy định về vùng trời không lưu còn nhiều bất hợp lý.
Cùng với việc các chuyến bay VFR được điều hành theo hướng áp các tiêu chuẩn an toàn, phân cách lớn hơn, bay chờ với thời gian dài khi tiếp cận hạ cánh… Ngoài ra, điều kiện bay cho loại máy bay loại nhỏ, sử dụng trong hoạt động Hàng không chung vẫn còn thiếu thốn…
![]() |
Ông Nguyễn Hoàng Hải tiết lộ khó khăn lớn nhất đối với doanh nghiệp đào tạo phi công là do: "Loại tàu bay nhỏ nhất hiện vẫn chưa có quy định về giá và phí dịch vụ chuyên ngành hàng không". |
“Đối với Trường Hàng không New Zealand, chúng tôi luôn phải đối mặt với những khó khăn và thách thức, khi hệ thống pháp lý các quy định dành cho hoạt động Hàng không tại Việt Nam hầu hết đều hướng tới việc điều chỉnh các hoạt động Hàng không thương mại vận chuyển hành khách. Cùng với đó là chính sách quản lý bay, chính sách quản lý vùng trời cũng chưa được cụ thể hóa cho các hoạt động Hàng không chung”, Giám đốc Công ty TNHH Trường Hàng không New Zealand cho biết.
Ngoài ra, ông Nguyễn Hoàng Hải thông tin thêm, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc Tế đánh giá Hàng không nội địa Việt Nam có tốc độ phục hồi nhanh nhất thế giới, với đà tăng trưởng 123% so với cùng kỳ năm 2019. Hàng không Việt Nam sẽ tiếp tục đà phục hồi tăng trưởng này khi các Hãng Hàng không Việt Nam đang tiếp tục tăng tần suất các chuyến bay quốc tế.
“Sự tăng trưởng này sẽ kéo theo nhu cầu về nhân sự, trong đó có phi công. Đây cũng là cơ sở để hoạt động huấn luyện đào tạo có nhiều thuận lợi, để tiến tới mục tiêu đáp ứng được số lượng học viên lớn, đảm bảo công tác huấn luyện đúng tiến độ. Từ đó, nội địa hóa nhiều các nội dung huấn luyện, cụ thể là huấn luyện năng định bay sử dụng thiết bị ngay tại Việt Nam”, ông Hải nói.
Báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2022 có 23,3 triệu lượt khách sử dụng dịch vụ, tăng hơn 74,2% so với cùng kỳ năm 2021; bằng 60% cùng kỳ năm 2019 với hơn 60 đường bay nội địa nối các thành phố lớn trên toàn quốc được khai thác triệt để. Lượng hành khách thông qua các cảng Hàng không đạt 40,7 triệu khách, tăng 56,8% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, khách quốc tế đạt 1,8 triệu khách, tăng 904,6% và khách nội địa đạt 38,9 triệu khách, tăng 52,6%. Tổng lượng ghế cung ứng nội địa và quốc tế của Việt Nam đạt hơn 6,5 triệu ghế, đứng thứ hai tại khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

LĐLĐ huyện Phú Xuyên: Giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động

Thanh Trì đạt tỷ lệ đồng thuận cao về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây: Đa dạng hóa tuyên truyền, lan tỏa ý thức an toàn vệ sinh lao động

LĐLĐ huyện Mỹ Đức: Chú trọng chăm lo cho lao động nữ

Thủ tướng chỉ thị ổn định thị trường vàng, tiền tệ, ngoại hối

Tuyên án các bị cáo trong vụ sai phạm tại Tổng Công ty Chè Việt Nam

500.000 sản phẩm Vinamilk từ quỹ sữa vươn cao Việt Nam đến với trẻ em đúng dịp 50 năm đất nước thống nhất
Tin khác

Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam lỗ lũy kế hơn 6.300 tỷ đồng
Doanh nghiệp 20/04/2025 08:05

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế
Doanh nghiệp 17/04/2025 20:04

Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Doanh nghiệp 17/04/2025 17:55

Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng
Doanh nghiệp 17/04/2025 06:57

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách
Doanh nghiệp 16/04/2025 15:58

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?
Doanh nghiệp 15/04/2025 17:56

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số
Doanh nghiệp 13/04/2025 14:20

Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”
Doanh nghiệp 10/04/2025 13:44

Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk
Doanh nghiệp 09/04/2025 21:13

Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp 05/04/2025 07:03