Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Trong xu thế hiện nay, để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn xa thì việc đẩy mạnh sản xuất theo hướng xanh, sạch là giải pháp tất yếu đối với doanh nghiệp tại các làng nghề. Tuy nhiên, để làm được điều này cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hoạt động xử lý môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sạch…
Doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng cơ hội xuất khẩu sản phẩm Halal Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp Không thể từ từ, chậm trễ trong thực thi các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân

Làng nghề nỗ lực đầu tư đổi mới công nghệ

Thời gian qua, để nâng cao nhận thức về chuyển đổi "xanh" cho người dân và các cơ sở, doanh nghiệp làng nghề, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức, xây dựng nhiều chuỗi kết nối sản xuất và tiêu dùng cho các ngành sản xuất sản phẩm tại làng nghề như ngành sơn mài, ngành mây tre đan… Tận dụng sự hỗ trợ ấy, nhiều doanh nghiệp tại các làng nghề truyền thống đã nhanh chóng đổi mới công nghệ, ứng dụng chuyển đổi số vào sản xuất, giảm thiểu tác động đến môi trường, qua đó nâng cao thu nhập, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”
Sản phẩm mây tre đan của làng nghề Phú Vinh (huyện Chương Mỹ) được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. (Ảnh: Đ.Đ)

Trước đây, mỗi ngày, làng nghề gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm) tiêu thụ khoảng 800 tấn than và thải ra môi trường các loại khí độc hại: CO, SO2, H2S, bụi silic, chất thải rắn... Để giải quyết bài toán phát triển bền vững, bên cạnh việc Sở Công Thương Hà Nội triển khai chương trình xây dựng mạng lưới liên kết, hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong ngành gốm sứ tại Bát Tràng; các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất gốm tại làng nghề gốm sứ nổi tiếng này cũng đã tích cực tham gia chuyển đổi công nghệ nung gốm từ lò than, lò gas truyền thống, sang lò gas hiện đại.

Theo nghệ nhân Hà Thị Vinh - Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam, nhờ sự chủ động trong việc đầu tư, đổi mới công nghệ, đến nay, làng gốm Bát Tràng đã có gần 1.000 hộ sử dụng lò nung gốm bằng khí gas hóa lỏng, góp phần làm giảm phần lớn lượng phế phẩm so với lò than. Công nghệ lò gas cải tiến không chỉ bảo đảm môi trường làng nghề xanh hơn, mà còn giúp các cơ sở, doanh nghiệp giảm tiêu hao năng lượng, tăng hiệu quả kinh tế.

Cũng nhận được sự hỗ trợ qua chương trình xây dựng mạng lưới liên kết, hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong ngành gốm sứ từ Sở Công Thương Hà Nội, tại làng nghề gốm cổ Kim Lan (xã Kim Lan, huyện Gia Lâm), nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng bắt tay vào xây dựng cơ sở sản xuất theo hướng “xanh hóa” để nâng cao giá trị và phát triển bền vững. Cụ thể, các doanh nghiệp, cơ sở làng nghề tham gia chương trình được thụ hưởng cơ chế khuyến khích, hỗ trợ đổi mới công nghệ, thường xuyên được phổ biến, cập nhật các tiêu chuẩn sản xuất xanh và bền vững, giúp nâng cao giá trị sản phẩm và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Tương tự như các làng nghề gốm truyền thống ở huyện Gia Lâm, nhờ chuyển đổi “xanh”, một số doanh nghiệp mây tre đan ở làng nghề Mây tre đan Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ) đã thu được nhiều lợi ích từ kinh tế đến môi trường. Trước đây, khi chưa áp dụng sản xuất sạch hơn, doanh nghiệp bị hao hụt tới 10% mây tươi ở khâu luộc, tẩm, thu mua. Hóa chất tổn thất nhiều do hệ thống luộc và tẩm mây làm bằng xi măng không có gia nhiệt. Tuy nhiên, khi thực hiện sản xuất sạch hơn, lượng nguyên liệu hao hụt giảm mạnh, doanh nghiệp không mất nhiều chi phí, đặc biệt là giảm phát thải ra môi trường.

Tạo ưu thế qua các chuỗi kết nối sản xuất, tiêu dùng

Ô nhiễm môi trường lâu nay vẫn luôn là vấn đề nan giải, đặc biệt, ô nhiễm môi trường trong làng nghề lại càng phức tạp và khó khăn hơn, bởi các làng nghề truyền thống đa phần có quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình. Chính vì vậy, việc phát triển lưu giữ giá trị làng nghề gắn với bảo vệ môi trường không dễ thực hiện. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, trong xu thế hiện nay nếu muốn sản phẩm mỹ nghệ, thủ công vươn xa thì sản xuất theo hướng xanh, sạch là giải pháp tất yếu.

Trong thời gian tới, Sở Công Thương Hà Nội sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các hoạt động, chương trình, đề án nhằm hỗ trợ, khuyến khích các cơ sở, doanh nghiệp làng nghề ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm, liên kết bền vững để sử dụng có hiệu quả tài nguyên, giảm thiểu phát sinh chất thải, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững; tiếp tục đẩy mạnh tổ chức các hội chợ, triển lãm chuyên ngành quảng bá, giới thiệu nhãn hiệu sản phẩm xanh, tiết kiệm năng lượng; ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động, doanh nghiệp có đầu tư công nghệ, có sản phẩm thân thiện với môi trường.

Để làm được điều này cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hoạt động xử lý nước thải tại các làng nghề; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sạch, công nghệ xử lý nguồn nước thải cho các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ theo hướng vận hành đơn giản, ổn định, tiết kiệm chi phí và xử lý ô nhiễm môi trường nước đạt hiệu quả…

Trước những khó khăn, vướng mắc tại các làng nghề, để các chương trình, đề án hỗ trợ ứng dụng công nghệ xanh, sạch vào sản xuất phát huy hiệu quả, thời gian qua, Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công Thương Hà Nội) đã tiến hành khảo sát, chọn lựa kỹ lưỡng các đối tượng thụ hưởng, những đề án mang tính khả thi. Trong đó, ưu tiên các đề án có quy mô và sức lan tỏa lớn, nhằm khuyến khích các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn đầu tư dây chuyền, thiết bị mới, mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, đơn vị thường xuyên tổ chức tập huấn về sản xuất sạch hơn, tiêu dùng bền vững, giới thiệu, phổ biến các trang thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm, từng bước loại bỏ các trang thiết bị hiệu suất thấp thông qua kiểm toán năng lượng tại các cơ sở, doanh nghiệp làng nghề; tăng cường tuyên truyền, vận động, hướng dẫn kỹ thuật giúp các cơ sở xây dựng và thực hiện các giải pháp sản xuất xanh, sạch, sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.

Với mục tiêu đến năm 2030, bảo đảm 100% các làng nghề trên địa bàn Thành phố được công nhận, đáp ứng đầy đủ các điều kiện về bảo vệ môi trường; khắc phục triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề… theo đại diện Sở Công Thương Hà Nội, cần thiết quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường, quy hoạch lồng ghép hoạt động du lịch với sản xuất nghề; quy hoạch tập trung theo mô hình các khu công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn. Trong đó, nội dung quy hoạch bao gồm quy hoạch lại không gian sản xuất, quy hoạch và xây dựng hệ thống xử lý chất thải; xây dựng các chính sách khuyến khích hỗ trợ tại các làng nghề như giảm thuế, phí đối với cơ sở thực hiện tốt bảo vệ môi trường và các cơ sở có đầu tư bảo vệ môi trường, hay hỗ trợ vốn cho các dự án cải thiện môi trường thông qua việc lập quỹ bảo vệ môi trường.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

Vốn đầu tư tư nhân vẫn đang đổ vào Việt Nam với sức nóng chưa từng có, bất chấp các cú sốc kinh tế toàn cầu. Đây không chỉ là dấu hiệu của niềm tin, mà còn là động lực mới cho khát vọng chuyển mình của một quốc gia đang đi tới giai đoạn phát triển cao hơn.
Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Với tinh thần nhiệt huyết, cao thượng, trung thực và đoàn kết, các đội bóng đã cống hiến cho khán giả những trận cầu kịch tính, hấp dẫn, tạo nên một sân chơi lành mạnh, bổ ích và tạo cơ hội giao lưu học hỏi lẫn nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các cơ quan, đơn vị. Kết thúc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, đội bóng Liên đoàn Lao động quận Bắc Từ Liêm đã xuất sắc giành Cúp vô địch.
Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Khu phát triển thương mại và văn hóa Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng được đánh giá là một mô hình điển hình để hiện thực hóa khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô về xây dựng Khu phát triển thương mại và văn hóa.
Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Trong không khí phấn khởi của những ngày tháng Tư lịch sử, ngày 22/4, UBND quận Tây Hồ long trọng tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025. Sự kiện thu hút sự tham gia của gần 1.000 người là giáo viên, học sinh, các bậc phụ huynh và cựu chiến binh trên địa bàn quận.
Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Ngày 22/4, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục xét xử bị cáo Hoàng Quốc Vượng - cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương cùng 11 bị cáo trong vụ án vi phạm tại Bộ Công Thương và một số tỉnh thành. Tại phiên tòa, bị cáo khai việc xây dựng dự thảo Quyết định số 13 mở rộng đối tượng được ưu đãi giá điện, song không vụ lợi.
Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Quận ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ, Hà Nội đã tập trung toàn lực để triển khai thực hiện dự án, nêu cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ và vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong công tác dân vận, GPMB.
Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 33/2025/QĐ-UBND ngày 21/4/2025 về việc ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tin khác

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

“Dòng vốn thông minh” cho nền kinh tế bứt phá

Vốn đầu tư tư nhân vẫn đang đổ vào Việt Nam với sức nóng chưa từng có, bất chấp các cú sốc kinh tế toàn cầu. Đây không chỉ là dấu hiệu của niềm tin, mà còn là động lực mới cho khát vọng chuyển mình của một quốc gia đang đi tới giai đoạn phát triển cao hơn.
Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam lỗ lũy kế hơn 6.300 tỷ đồng

Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam lỗ lũy kế hơn 6.300 tỷ đồng

Áp lực bồi thường bảo hiểm cộng với chi phí vận hành ở mức cao khiến lực đỡ từ lợi nhuận tài chính không đủ sức giúp Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam thoát khỏi tình trạng thua lỗ liên tiếp. Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 cho thấy doanh nghiệp tiếp tục lỗ sau thuế gần 870 tỷ đồng, nâng tổng lỗ lũy kế lên hơn 6.300 tỷ đồng, chiếm hơn 30% tổng nguồn vốn.
Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế

Trợ lực cho doanh nghiệp vượt thách thức: Cần đột phá cải cách thể chế

Để có thể bứt phá vào năm 2025, việc cải cách thể chế kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp sẽ là "chìa khóa" then chốt.
Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh doanh nghiệp tiêu biểu nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Không chỉ là một doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của Thành phố trong hành trình vươn tầm.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong do những vi phạm trong công bố thông tin trái phiếu.
Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Khát vọng hồi sinh đội tàu du lịch vịnh Hạ Long sau bão Yagi: Cần lối thoát từ chính sách

Không chỉ bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi khi có đến hơn 20 tàu du lịch bị nhấn chìm, nhiều tàu du lịch khác ở Quảng Ninh cũng đang sắp hết hạn sử dụng, chờ được thay thế và đóng mới... Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp đang nỗ lực vay vốn ngân hàng để đóng mới tàu, nhưng họ vẫn mòn mỏi chờ đợi một quyết định mang tính bước ngoặt từ chính quyền địa phương.
Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Vì sao sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay người bán?

Một quy định thuế mới đang thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng doanh nghiệp: Các sàn thương mại điện tử (TMĐT) có chức năng thanh toán sẽ phải khấu trừ và nộp thuế thay cho hộ, cá nhân kinh doanh hoạt động trên nền tảng. Dù đã được luật hóa và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, nhưng trên thực tế, các sàn vẫn chưa thể triển khai nộp thuế thay người bán. Vướng mắc đến từ đâu?
Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng nền tảng số là xu thế tất yếu, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tối ưu hóa quản trị doanh nghiệp. Bởi thế, thành phố Hà Nội xác định, đẩy mạnh đầu tư phát triển các loại hình doanh nghiệp công nghệ số, là hướng đi thiết thực để hiện thực hóa mục tiêu đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế số để phát triển bền vững.
Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Sau gần nửa thế kỷ từ khi thành lập, Vinamilk đã tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện từ quản lý, chuyển đổi số, tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì, thương hiệu đến cách tiếp cận người tiêu dùng. Nhưng có một điều duy nhất không thay đổi là lấy chất lượng làm cốt lõi. Bởi “thực phẩm là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, khi đã vào cơ thể thì không có cơ hội sửa sai”, theo lời CEO Mai Kiều Liên.
Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Bộ Tài chính vừa công bố số liệu về công tác hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) tính đến ngày 23/3/2025, cho thấy tổng số tiền hoàn thuế đạt 29.236 tỷ đồng, bằng 108% so với số hoàn cùng kỳ năm 2024. Tổng cộng, đã có 3.705 quyết định hoàn thuế được ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Xem thêm
Phiên bản di động