Gia tăng học sinh vào các trường ngoài công lập

Tạo sự cạnh tranh về chất lượng dạy học

Thời gian gần đây, nhu cầu chuyển dịch của học sinh từ các trường công lập sang các trường ngoài công lập có uy tín có xu hướng gia tăng. Điều này đặt ngành giáo dục trước yêu cầu cần thiết phải đề ra những giải pháp để cân bằng lại tình trạng trên.
Nhiều bất cập trong chính sách thuế đối với trường mầm non ngoài công lập
Hàng loạt trường ngoài công lập không đủ điều kiện tuyển sinh
Không phân biệt đối xử với trường ngoài công lập
Trường ngoài công lập có nhiều ưu thế

Áp lực học sinh “đội nón nón ra đi”

Ngay từ đầu năm học 2015 – 2016, số lượng học sinh các trường công lập có dấu hiệu sụt giảm. Tại một trường mầm non trên địa bàn huyện Thanh Trì, mỗi lớp hụt từ 3 – 5 cháu. Lý do được các cô giáo cho biết, do một số cháu chuyển về quê, số còn lại gia đình xin chuyển sang các trường ngoài công lập. Chị Thu Hương (Tả Thanh Oai) cho biết, chị vừa xin chuyển cho con từ trường công lập Tả Thanh Oai 1 sang trường dân lập gần nhà. Lý do là do con chị biếng ăn, trong khi đó lớp lại đông học sinh nên cô giáo không thể sát sao được. Trong khi đó ở trường tư mỗi cô chỉ quản lý từ 5 – 7 cháu nên sẽ có điều kiện chăm sóc cháu hơn.

Tạo sự cạnh tranh về chất lượng dạy học
Trường THPT DL Lương Thế Vinh luôn có điểm xét tuyển đầu vào rất cao. ảnh minh họa

Nếu như ở các trường ngoại thành, tình trạng này diễn ra lác đác thì ở các trường nội thành lại có xu hướng gia tăng, đặc biệt tại các trường tiểu học, THCS, THPT... Trường Vinschool là một trường mới đưa vào hoạt động nhưng số lượng học sinh đã lên tới hơn 5.000 em, tập trung nhiều nhất ở khối tiểu học. Vì thế, đội ngũ giáo viên được tuyển dụng về trường trong năm học này cũng tăng đột biến. Theo cô giáo Nguyễn Thu Anh, chỉ tính riêng môn mỹ thuật của khối trường cấp 1 thuộc hệ thống Vinschool năm nay đã tuyển về gần chục giáo viên. Các môn học khác, số lượng còn đông hơn nhiều. Thầy Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục trường Đinh Tiên Hoàng, cũng cho biết thêm, những năm gần đây, quan niệm về đầu vào yếu kém của trường ngoài công lập đang dần được xóa nhòa. Với sự nỗ lực của giáo viên và học sinh, trường đã lập nên nhiều kỳ tích thuyết phục như tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT lên tới 90%, số học sinh yếu kém đạo đức chỉ còn từ 2% - 4%... “Từ những kết quả thực tế đó, trường được khá nhiều phụ huynh tin tưởng, số lượng học sinh trong năm học này tăng xấp xỉ 10% so với năm trước”

Xác nhận thực tế này, thầy Nguyễn Quốc Hùng, Hiệu trưởng trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Đông) cho biết, những năm gần đây, nhiều học sinh khá, giỏi cũng được phụ huynh chuyển sang trường ngoài công lập. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của trường khi sĩ số các lớp bị hao hụt. Thậm chí tại nhiều trường còn phải thực hiện việc dồn lớp, điều chuyển giáo viên để đảm bảo chất lượng giảng dạy.

Cần trao quyền tự chủ cho các trường công lập

Để chấn chỉnh công tác thu chi đầu năm học 2015-2016, Sở GD&ĐT đã có công văn về việc thực hiện thu chi học phí và các khoản thu khác năm học 2015 - 2016. Sở cũng đã thành lập 21 đoàn kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ đầu năm học. Để tiếp tục chấn chỉnh việc thu chi đầu năm học của các trường trên địa bàn Hà Nội, Sở GD&ĐT đề nghị chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm quyết định của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định về thu sử dụng các khoản thu khác trong các cơ sở giáo dục công lập của thành phố Hà Nội (trừ các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao).

Trước thực tế trên, một số ý kiến cho rằng, đây là dấu hiệu tích cực phản ánh chất lượng giáo dục tại các trường ngoài công lập đang được nâng cao. Từ đó, định kiến “chỉ học sinh cá biệt mới vào dân lập” cũng dần được xóa bỏ. Đây có thể là một tín hiệu vui đối với các trường ngoài công lập nhưng ngược lại là nỗi lo lắng của các trường công lập bởi đang đứng trước áp lực cạnh tranh không hề nhỏ. Thầy giáo Nguyễn Quốc Hùng cho biết, mặc dù con số học sinh xin chuyển trường trong năm học mới này không nhiều nhưng nhà trường cũng đã nhắc nhở đội ngũ giáo viên chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng giảng dạy để góp phần giữ vững truyền thống “dạy tốt, học tốt” của nhà trường từ nhiều năm nay.

Lý giải thực tế về sự mất cân bằng trên, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch hội đồng giáo dục trường Đinh Tiên Hoàng, cho biết: Nhu cầu của các bậc phụ huynh là muốn con được hưởng chất lượng giáo dục tốt và phù hợp với túi tiền. Hiện nay đối với các trường dân lập có 3 trạng thái: Trường đẳng cấp cao, mang thương hiệu quốc tế, quản lý theo mô hình nước ngoài dành cho những gia đình khá giả. Mô hình thứ 2 với sự đầu tư vừa phải, chú trọng chất lượng giáo dục và hiện nay nhiều trường đang thực hiện mô hình này thành công như trường Lương Thế Vinh, Nguyễn Siêu... Một số trường tư quy mô nhỏ, đội ngũ giáo viên không ổn định...sẽ dần thu hẹp lại và đóng cửa.

Ưu điểm của các trường dân lập là các khoản đóng góp công khai, học sinh không bị áp lực về học thêm, dạy thêm...Mặt khác phụ huynh, học sinh cảm thấy được tôn trọng hơn. Đặc biệt với việc Bộ GD-ĐT cho phép các trường triển khai chương trình nhà trường nên có sự chủ động đổi mới về phương pháp dạy học tích hợp, dạy chuyên đề, tổ chức các dự án học tập. Có điều kiện về tài chính, các trường tư thục thỏa sức đầu tư các hoạt động ngoại khóa, chương trình tiếng Anh...Những lợi thế đó phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội hiện đại nên càng có điều kiện “ghi điểm” với các bậc phụ huynh. Trong khi đó, tại các trường công, áp lực dạy thêm, học thêm vẫn là gánh nặng. Thêm nữa, thời gian qua vẫn còn tồn tại tình trạng nhập nhèm nhiều khoản thu đầu năm khiến phụ huynh bức xúc. Thực tế xu hướng dịch chuyển hiện nay chủ yếu tập trung vào các trường dân lập loại 2 với mức chi phí từ 3 - 5 triệu được nhiều người lựa chọn.

Tuy nhiên, về lâu dài, để cân bằng nghịch lý này đòi hỏi các nhà quản lý cần có giải pháp cụ thể và quyết liệt hơn. Chia sẻ thêm về điều này, TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, do các trường chưa được trao quyền tự chủ mà vẫn thực hiện việc đánh giá, xét duyệt mức độ chuẩn bằng thi đua. Thực tế, mọi sự kiểm tra, đôn đốc không được thường xuyên, liên tục dẫn đến tình trạng một số trường, giáo viên lợi dụng mác nhà trường để trục lợi hoặc đối phó trong lúc có đoàn kiểm tra đến. Về giải pháp lâu dài để tạo sự cân bằng giữa trường công, trường tư, TS Lâm cũng cho biết, các nhà quản lý chỉ nên quản lý bằng chính sách, cần trao quyền tự chủ cho các trường nhiều hơn nữa để các trường công thực sự trở thành nhà trường dân chủ, tự chịu trách nhiệm về đào tạo. Cụ thể là giao quyền tự chủ chọn giáo viên, chủ động đưa ra những chương trình giáo dục cho phù hợp... Bên cạnh đó nên phát triển phương pháp quản lý theo mô hình giám sát cộng đồng tại từng địa phương để từ đó có những nhận xét đánh giá, công bằng...

Tuệ Liên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thành lập mới nhiều Công đoàn cơ sở để chăm lo tốt hơn cho người lao động

Thành lập mới nhiều Công đoàn cơ sở để chăm lo tốt hơn cho người lao động

(LĐTĐ) Với phương châm “Ở đâu có người lao động, ở đó có tổ chức Công đoàn”, thời gian qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở. Chính vì vậy, số lượng đoàn viên được kết nạp và số công đoàn được thành lập mới đã tăng đáng kể, quyền lợi của người lao động ngày càng được đảm bảo.
Đa dạng hóa tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động

Đa dạng hóa tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Các nội dung về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đang được các cấp Công đoàn Thủ đô tuyên truyền tới đoàn viên, người lao động bằng nhiều hình thức, nhằm giúp đoàn viên, người lao động nắm vững các quy trình an toàn và các biện pháp bảo vệ bản thân để giảm thiểu nguy cơ bị tai nạn lao động và chấn thương trong quá trình làm việc.
Sân chơi thể thao sôi động, bổ ích của đoàn viên, người lao động quận Đống Đa

Sân chơi thể thao sôi động, bổ ích của đoàn viên, người lao động quận Đống Đa

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Hội khỏe công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Đống Đa năm 2024, những ngày vừa qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa phối hợp với Trung tâm Văn hóa thông tin và thể thao quận tổ chức các giải: Bơi, Bóng bàn, Bóng đá, Kéo co và Cầu lông. Các Giải thi đấu đã và đang diễn ra sôi nổi, hấp dẫn, thực sự là sân chơi bổ ích của đoàn viên, người lao động.
Sôi nổi Hội thi Tiếng hát CNVCLĐ ngành Công Thương Nghệ An năm 2024

Sôi nổi Hội thi Tiếng hát CNVCLĐ ngành Công Thương Nghệ An năm 2024

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/5, tại Khách sạn Sài Gòn – Kim Liên, Công đoàn ngành Công Thương tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thi Tiếng hát Karaoke công nhân, viên chức, lao động ngành Công Thương năm 2024.
Nâng cao kiến thức về an toàn trong quá trình làm việc cho đoàn viên, người lao động

Nâng cao kiến thức về an toàn trong quá trình làm việc cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Gần đây, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm trang bị thêm kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cho đoàn viên, người lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp. Qua đó, nhằm giúp đoàn viên, người lao động nắm vững các quy trình an toàn và các biện pháp bảo vệ bản thân để giảm thiểu nguy cơ bị tai nạn lao động và chấn thương trong quá trình làm việc.
Dự báo đêm nay và sáng sớm mai có nơi mưa to đến rất to

Dự báo đêm nay và sáng sớm mai có nơi mưa to đến rất to

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, đêm 19/5, khu vực phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-60mm.
Nhà ga T2 Nội Bài sẽ đạt công suất 15 triệu khách/năm khi đầu tư gần 5.000 tỷ đồng

Nhà ga T2 Nội Bài sẽ đạt công suất 15 triệu khách/năm khi đầu tư gần 5.000 tỷ đồng

(LĐTĐ) Dự lễ khởi công mở rộng Nhà ga hành khách T2, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quy hoạch phát triển Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, phát triển theo hướng xanh, thông minh, hiện đại...

Tin khác

Đề xuất lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất thang bậc lương hành chính sự nghiệp

Đề xuất lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất thang bậc lương hành chính sự nghiệp

(LĐTĐ) Chính sách tiền lương của nhà giáo bao gồm tiền lương và phụ cấp và các chế độ khác (nếu có). Tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp…
Học sinh Việt Nam giành giải Nhì tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

(LĐTĐ) Tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2024 (Regeneron ISEF 2024), đoàn học sinh Việt Nam đã giành 1 giải Nhì thuộc lĩnh vực Phần mềm hệ thống.
6 điểm đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

6 điểm đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

(LĐTĐ) Luật Nhà giáo được xây dựng với quan điểm tiếp tục luật hóa đầy đủ các quan điểm của Đảng và Nhà nước về nhà giáo, nhất là quan điểm “phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”, nhà giáo “giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục”, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về giáo dục (trong đó có nhà giáo).
Bảo đảm đề thi tốt nghiệp chất lượng, có mức độ phân hóa phù hợp

Bảo đảm đề thi tốt nghiệp chất lượng, có mức độ phân hóa phù hợp

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.
Kiến tạo môi trường pháp lý để phát triển đội ngũ nhà giáo

Kiến tạo môi trường pháp lý để phát triển đội ngũ nhà giáo

(LĐTĐ) Chiều 17/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Tọa đàm với các cơ quan báo chí về dự án Luật Nhà giáo. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng chủ trì Tọa đàm.
Công bố quyết định thành lập Trường THCS Giảng Võ 2

Công bố quyết định thành lập Trường THCS Giảng Võ 2

(LĐTĐ) Trường Trung học cơ sở (THCS) Giảng Võ 2 (quận Ba Đình) được thành lập trên cơ sở tách Trường THCS Giảng Võ để hướng tới xây dựng trường chất lượng cao.
Khánh Hòa: Cận cảnh hai ký túc xá đầu tư hơn trăm tỷ đồng đang bị... bỏ hoang!

Khánh Hòa: Cận cảnh hai ký túc xá đầu tư hơn trăm tỷ đồng đang bị... bỏ hoang!

(LĐTĐ) Hai ký túc xá ở Khánh Hòa được đầu tư hơn 140 tỷ đồng nhằm đáp ứng chỗ ở cho cả ngàn sinh viên nhưng lại bị bỏ hoang, nhiều hạng mục xuống cấp nghiêm trọng.
Gần 548 nghìn nhà giáo được lấy ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo

Gần 548 nghìn nhà giáo được lấy ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo

(LĐTĐ) Được giao trọng trách chủ trì xây dựng dự án Luật Nhà giáo, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) nhận thức rõ đây là nhiệm vụ khó khăn nhưng cũng là cơ hội để những trăn trở, mong mỏi về nghề nghiệp nhà giáo sẽ được giải quyết trên một nền tảng vững chắc, đó là Luật.
Tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập: Áp lực khi tỷ lệ “chọi” tăng cao

Tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập: Áp lực khi tỷ lệ “chọi” tăng cao

(LĐTĐ) Nhằm giúp học sinh, phụ huynh nắm được thông tin toàn cảnh về việc đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2024 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào từng trường. Trong đó, một số trường khu vực nội thành có tỷ lệ chọi tăng cao khiến nhiều học sinh, phụ huynh lo lắng.
Quận Ba Đình: Hơn 3.500 học sinh lớp 9 tham gia khảo sát chất lượng

Quận Ba Đình: Hơn 3.500 học sinh lớp 9 tham gia khảo sát chất lượng

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 15 - 16/5, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình tổ chức khảo sát chất lượng học sinh lớp 9 các môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh theo đề chung toàn quận.
Xem thêm
Phiên bản di động