Tạo chuyển biến tích cực về trật tự an toàn giao thông

(LĐTĐ) Những năm gần đây, số vụ tai nạn, số người thương vong do tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội đã giảm đáng kể. Để có được sự chuyển biến tích cực đó, các lực lượng chức năng trên địa bàn thành phố đã triển khai nhiều mô hình sáng tạo, thiết thực, góp phần tuyên truyền, nâng cao ý thức tham gia giao thông.
Nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho học sinh tiểu học Vi phạm bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh có thể bị phạt 40 triệu đồng Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết và lễ hội đầu Xuân năm 2025

Nhiều mô hình sáng tạo

Theo Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an thành phố Hà Nội, hiện nay tại một số nút giao trọng điểm, trên các tuyến trục chính ra, vào thành phố, tình trạng lộn xộn, thiếu an toàn vẫn diễn ra. Để giải quyết tình trạng này, mô hình “Ngã tư an toàn giao thông” được triển khai và phát huy được hiệu quả.

Đại tá Trần Đình Nghĩa, Trưởng Phòng CSGT, Công an thành phố Hà Nội cho biết, thực hiện Phương án số 04 của Công an Thành phố, thời gian qua, tình hình ùn tắc giao thông trên địa bàn Thủ đô được cải thiện rõ rệt.

Tạo chuyển biến tích cực về trật tự an toàn giao thông
Các lực lượng chức năng trên địa bàn Thành phố đã triển khai nhiều mô hình sáng tạo, thiết thực, góp phần tuyên truyền, nâng cao ý thức tham gia giao thông.

Phòng CSGT và Công an các quận, huyện, thị xã đã tập trung lực lượng phối hợp chỉ huy điều khiển giao thông, hướng dẫn người tham gia giao thông đi đúng phần đường, làn đường quy định, chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, vạch kẻ đường.

Tuy nhiên, tại một số nút giao trọng điểm, trên các tuyến trục chính ra, vào thành phố tình trạng người tham gia giao thông điều khiển xe đi ngược chiều, không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, dừng, đỗ xe trái quy định, không chấp hành hệ thống biển báo, vạch kẻ đường... có diễn biến phức phạp, gây mất an toàn giao thông.

Để giải quyết triệt để tình trạng trên, ngăn ngừa ùn tắc, giảm thiểu tai nạn giao thông, Phòng CSGT Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác tuyên truyền và hướng dẫn pháp luật giao thông qua hệ thống loa truyền thanh tại 61 nút giao trọng điểm; phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí xây dựng các tin bài, phóng sự để giúp người dân hiểu rõ các quy định của Luật Trật tự, an toàn giao thông nói chung và hệ thống báo hiệu tại các ngã ba, ngã tư.

Rà soát, đánh giá về tổ chức giao thông tại các ngã ba, ngã tư trọng điểm, kiến nghị Sở Giao thông vận tải bổ sung, sửa chữa, và lắp đặt hệ thống báo hiệu đường bộ như biển báo, vạch kẻ đường... bảo đảm rõ ràng, đúng quy định, giúp người dân dễ dàng thực hiện;

Phối hợp lực lượng với Thanh tra giao thông vận tải, Công an cơ sở, phân luồng, hướng dẫn giao thông trong các khung giờ cao điểm, bảo đảm không xảy ra ùn tắc, tai nạn giao thông, hướng dẫn người dân chấp hành nghiêm đúng các quy định hệ thống báo hiệu và tín hiệu giao thông đường bộ; tập trung lực lượng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm giao thông đặc biệt là những hành vi dễ dẫn đến ùn tắc và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông như: điều khiển xe đi ngược chiều, không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông, dừng, đỗ xe trái quy định, không chấp hành hệ thống biển báo, vạch kẻ đường…

Những ngày qua, Công an thành phố Hà Nội đã triển khai mạnh việc xử lý các lỗi vượt đèn đỏ, dừng đỗ trước vạch kẻ sơn không đúng quy định… Hoạt động này đã nhận được phản hồi rất tích cực của người dân Thủ đô. Đơn vị đã triển khai hơn 20 ngã tư an toàn giao thông trên địa bàn.

Đó là nút giao thông Lê Duẩn - Hai Bà Trưng, Khâm Thiên - Lê Duẩn, Đại Cồ Việt - Giải Phóng, Giải Phóng - Đỗ Mười, Ngã ba Ga Thường Tín, khu đô thị Thanh Hà - Cienco 5, Bắc cầu Thăng Long, đường Võ Nguyên Giáp - Lối ra Nguyên Khê (hướng đi Quốc lộ 2), Võ Văn Kiệt - Quốc lộ 2, Liễu Giai - Đào Tấn, Nguyễn Chí Thanh - Huỳnh Thúc Kháng; Trần Duy Hưng - Hoàng Minh Giám, Đường gom Đại lộ Thăng Long, Tôn Đức Thắng - Nguyễn Thái Học, Nguyễn Lương Bằng - Xã Đàn, Ngã Tư Sở - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi, Cổ Linh - Đàm Quang Trung, Quốc lộ 32 (từ Km14 đến Km64), Quốc lộ 21A (từ Km0 đến Km12+200), Cát Linh - Giảng Võ, Láng Hạ - Giảng Võ, đường Hồ Chí Minh (từ Km419+900 đến Km437+386).

Được biết, sau khi mô hình “Ngã tư an toàn giao thông” được xây dựng, duy trì tại các nút giao trọng điểm, Phòng CSGT sẽ đánh giá hiệu quả và triển khai nhân rộng ra toàn thành phố.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền

Bên cạnh việc thực hiện các mô hình sáng tạo, thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội được đẩy mạnh với hình thức đa dạng, phong phú. Thông qua công tác tuyên truyền, ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông trong các tầng lớp nhân dân được cải thiện rõ rệt.

Trên cơ sở hiện thực hóa “Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045” của Thủ tướng Chính phủ, nhiều hoạt động thiết thực đã được thành phố Hà Nội triển khai. Trong đó, đáng ghi nhận là các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về Luật Giao thông đường bộ nhằm nâng cao trách nhiệm của người dân Thủ đô trong việc tham gia xây dựng văn hóa giao thông và ý thức chấp hành pháp luật về giao thông, hỗ trợ và trang bị kiến thức, kỹ năng cho người dân Thủ đô khi tham gia giao thông.

Tạo chuyển biến tích cực về trật tự an toàn giao thông
Thông qua công tác tuyên truyền, ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông trong các tầng lớp nhân dân được cải thiện rõ rệt.

Đặc biệt, việc nâng cao nhận thức về an toàn giao thông trong giới trẻ rất được các cấp, các ngành quan tâm. Đối với lứa tuổi học sinh, trong năm học 2024 - 2025, các hoạt động tuyên truyền được đẩy mạnh. Để nâng cao nhận thức, kĩ năng tham gia giao thông an toàn cho các em, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn Thành phố đã phối hợp với các ban, ngành, chính quyền địa phương, các cơ sở giáo dục trên địa bàn nhằm tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật về an toàn giao thông; ký cam kết bảo đảm an toàn giao thông; xây dựng các mô hình cổng trường an toàn giao thông…

Trước đó, nhằm nâng cao nhận thức và ý thức của người dân trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, Sở Văn hóa và Thể thao, Trung tâm Thông tin Triển lãm Hà Nội đã tổ chức Triển lãm “Người Hà Nội thanh lịch văn minh - Chung tay xây dựng văn hóa giao thông Thủ đô”. Qua đó, tuyên truyền, lan tỏa sâu rộng tới công chúng thông điệp: “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà”, góp thêm tiếng nói kêu gọi mọi người cùng chung tay xây dựng nét đẹp văn hóa giao thông ở Thủ đô.

Theo Công an thành phố Hà Nội, càng về cuối năm, mật độ và lưu lượng phương tiện giao thông càng lớn tạo ra áp lực cho công tác giữ gìn bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Trong thời gian tới, lực lượng chức năng sẽ tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật trực tiếp, hướng dẫn giao thông trong các khung giờ cao điểm theo phương án số 04/PA-CAHN.

Rà soát về tổ chức giao thông tại các nút giao trọng điểm, kiến nghị đề xuất với Sở Giao thông vận tải bổ sung, lắp đặt, sửa chữa hệ thống báo hiệu đường bộ bảo đảm rõ ràng, đúng quy định để người dân thực hiện (rà soát hệ thống biển báo, vạch sơn, chu kỳ đèn...). Tiếp tục duy trì bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại các nút giao trọng điểm, không chủ quan sau khi đã có chuyển biến tích cực.

Có thể thấy, nhờ có sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, nhiều mô hình sáng tạo đã được triển khai sâu rộng, góp phần hiệu quả trong việc xây dựng văn hóa giao thông, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, văn minh đô thị trên địa bàn Thủ đô.

Minh Phương - K.Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quy định rõ việc cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em

Quy định rõ việc cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em

(LĐTĐ) Luật Quảng cáo đang được xem xét sửa đổi, nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế sau hơn 10 năm thực hiện. Trong đó, một vấn đề được đặt ra là yêu cầu cần có giải pháp quản lý quảng cáo trên mạng phù hợp để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt là các hạn chế tiêu cực đến trẻ em.
3 doanh nghiệp bị phạt do vi phạm báo cáo về tài chính và trái phiếu

3 doanh nghiệp bị phạt do vi phạm báo cáo về tài chính và trái phiếu

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa cho biết, đã ra quyết định phạt hành chính 3 doanh nghiệp là CTCP Công trình Giao thông Đồng Nai, CTCP Địa ốc Phúc Đạt và CTCP Kết cấu thép ATAD Đồng Nai, tổng mức phạt 427,5 triệu đồng, do hành vi không công bố thông tin, công bố thông tin sai hạn, nội dung sai lệch về tình tài chính và trái phiếu của các công ty này.
Tạo chuyển biến tích cực về trật tự an toàn giao thông

Tạo chuyển biến tích cực về trật tự an toàn giao thông

(LĐTĐ) Những năm gần đây, số vụ tai nạn, số người thương vong do tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội đã giảm đáng kể. Để có được sự chuyển biến tích cực đó, các lực lượng chức năng trên địa bàn thành phố đã triển khai nhiều mô hình sáng tạo, thiết thực, góp phần tuyên truyền, nâng cao ý thức tham gia giao thông.
Thạch Thất ra quân đảm bảo trật tự giao thông, đô thị

Thạch Thất ra quân đảm bảo trật tự giao thông, đô thị

(LĐTĐ) Sáng 15/12, Ban Chỉ đạo 197 huyện Thạch Thất (Hà Nội) đồng loạt tổ chức ra quân cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy trên toàn địa bàn huyện.
Thạch Thất đề xuất 140 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa giai đoạn 2023 - 2024

Thạch Thất đề xuất 140 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa giai đoạn 2023 - 2024

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã thành lập 2 Đoàn kiểm tra do lãnh đạo LĐLĐ huyện làm Trưởng đoàn, thực hiện kiểm tra, thẩm định, chấm điểm 148 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa năm 2024.
Gỡ vướng dự án xây dựng đoạn nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa

Gỡ vướng dự án xây dựng đoạn nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa

(LĐTĐ) Trong Công văn số 10066/BKHĐT-QLĐT phát hành mới đây, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) cho biết: Việc điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xây dựng đoạn nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa - Quốc lộ 1 theo phương án của Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép theo các điểm a, b, c và d khoản 1, Điều 28 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ.
Một số ngành nghề sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025

Một số ngành nghề sẽ “khát” nhân lực trong năm 2025

(LĐTĐ) Báo cáo thị trường tuyển dụng 2024 - 2025 do Top CV (nền tảng công nghệ tuyển dụng) vừa phát hành, cho thấy, thị trường lao động năm 2024 vẫn ghi nhận nhiều biến động đa chiều, song bước sang năm 2025, dự báo nhiều ngành nghề sẽ tiếp tục “khát” nhân lực.

Tin khác

Gỡ vướng dự án xây dựng đoạn nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa

Gỡ vướng dự án xây dựng đoạn nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa

(LĐTĐ) Trong Công văn số 10066/BKHĐT-QLĐT phát hành mới đây, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) cho biết: Việc điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xây dựng đoạn nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa - Quốc lộ 1 theo phương án của Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép theo các điểm a, b, c và d khoản 1, Điều 28 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ.
Sắp tới xe kinh doanh vận tải chở học sinh phải có màu sơn riêng

Sắp tới xe kinh doanh vận tải chở học sinh phải có màu sơn riêng

(LĐTĐ) Theo Nghị định số 151/2024/NĐ-CP của Chính phủ, kể từ ngày 1/1/2025, xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh phải được sơn màu vàng đậm phủ bên ngoài thân xe.
Xanh hóa xe buýt vì chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô

Xanh hóa xe buýt vì chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô

(LĐTĐ) Xác định chuyển đổi xe buýt dùng điện, năng lượng xanh là xu thế tất yếu, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2035 sẽ chuyển đổi, phát triển và đạt được tỷ lệ xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh đạt 100%. Từ đó, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, giảm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường.
Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết và lễ hội đầu Xuân năm 2025

Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết và lễ hội đầu Xuân năm 2025

(LĐTĐ) Ngày 14/12, Phòng Cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà Nội cho biết, đơn vị đã xây dựng Kế hoạch cụ thể về các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) dịp cuối năm, Noel, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các lễ hội đầu Xuân năm 2025, tạo môi trường an toàn, bình yên để nhân dân vui Xuân, đón Tết.
Hiệu quả từng bước được khẳng định

Hiệu quả từng bước được khẳng định

(LĐTĐ) Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông thành phố Hà Nội thông tin, sau 1 năm triển khai hệ thống vé điện tử liên thông cho toàn mạng lưới vận tải hành khách công cộng, kết quả thu được hết sức tích cực.
Đầu tư hạ tầng giao thông nhằm kết nối, phát triển kinh tế

Đầu tư hạ tầng giao thông nhằm kết nối, phát triển kinh tế

(LĐTĐ) Thời gian qua, huyện Thường Tín (Hà Nội) đã tập trung bố trí, huy động các nguồn lực đầu tư, xây dựng hạ tầng giao thông, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Hà Nội: 13 quận, huyện được uỷ quyền cấp đổi giấy phép lái xe

Hà Nội: 13 quận, huyện được uỷ quyền cấp đổi giấy phép lái xe

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội thông tin, ngoài hai địa điểm Một cửa của Sở GTVT Hà Nội, còn có 13 quận, huyện được ủy quyền tiếp nhận, giải quyết thủ tục cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX).
Hiệu quả từ các cầu vượt bộ hành

Hiệu quả từ các cầu vượt bộ hành

(LĐTĐ) Việc đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng các cầu bộ hành không chỉ đảm bảo an toàn cho người đi bộ qua đường, mà còn góp phần giảm ùn tắc và tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đường sắt giải “nút thắt” ách tắc giao thông

Đường sắt giải “nút thắt” ách tắc giao thông

(LĐTĐ) Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội và Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến 2030 tầm nhìn đến 2050, hệ thống đường sắt đô thị có 10 tuyến với trên 410km. Thực tế cũng cho thấy, khi được vận hành, hệ thống đường sắt đô thị không chỉ giúp cho việc đi lại của người dân dễ dàng hơn, giảm ùn tắc giao thông.
Xây dựng văn hoá giao thông công cộng qua các hội thi

Xây dựng văn hoá giao thông công cộng qua các hội thi

(LĐTĐ) Những năm gần đây, phương tiện giao thông công cộng, nhất là xe buýt tại Hà Nội phát triển mạnh mẽ, góp phần thay đổi bộ mặt giao thông Thủ đô theo hướng văn minh, hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng lái xe ứng xử với hành khách chưa được thân thiện, phương tiện chạy ẩu, bỏ bến… điều này khiến xe buýt trở nên kém hấp dẫn trong mắt hành khách. Để khắc phục những hạn chế trên, từng bước xây dựng hình ảnh xe buýt Thủ đô văn minh, Thành phố đã triển khai nhiều mô hình sáng tạo, góp phần tuyên truyền, nâng cao ý thức tham gia giao thông công cộng.
Xem thêm
Phiên bản di động