Vi phạm bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh có thể bị phạt 40 triệu đồng

(LĐTĐ) Vi phạm quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm có thể bị phạt cao nhất đến 40 triệu đồng.
Hà Nội dự kiến xây mới 34 chợ, cải tạo 71 chợ Nhập khẩu "khí cười" nhưng khai báo là phụ gia thực phẩm với trị giá hơn 5 triệu USD

Tại kỳ họp thứ 20, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội (thực hiện Khoản 1 Điều 33 Luật Thủ đô).

Nghị quyết quy định mức tiền phạt áp dụng đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố được quy định tại Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 4/9/2018 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 124/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ.

Những hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm không quy định tại Nghị quyết này, hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính áp dụng mức tiền phạt quy định tại Nghị quyết này được áp dụng theo Nghị định 115/2018/NĐ-CP và các quy định khác của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Vi phạm bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh có thể bị phạt 40 triệu đồng
Các đại biểu bấm nút thông qua Nghị quyết.

Mức tiền phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị quyết này bằng 2 lần mức tiền phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính tương ứng áp dụng cho cá nhân, tổ chức tại Nghị định 115/2018/NĐ-CP, và không vượt quá mức phạt tối đa theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

Mức tiền phạt quy định tại Nghị quyết này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại một số khoản là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức tiền phạt đối với tổ chức bằng 2 lần mức tiền phạt đối với cá nhân.

Cụ thể, vi phạm quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm có thể bị phạt cao nhất đến 40 triệu đồng.

Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm sẽ có mức phạt cao nhất đến 20 triệu đồng.

Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng tin kinh doanh ăn uống, bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng ăn uống, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng; cửa hàng ăn uống, cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín và các loại hình khác thực hiện việc chế biến, cung cấp thực phẩm có mức phạt cao nhất đến 30 triệu đồng.

Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố bị phạt cao nhất đến 6 triệu đồng; vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bị phạt cao nhất đến 120 triệu đồng.

Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.

P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm

Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm

(LĐTĐ) Càng về cuối năm, sức nóng deadline, KPI tăng tỷ lệ thuận với độ sốt ruột khi phố phường ngập tràn không khí Giáng sinh, Tết đến gần khiến độ nóng trong người của Gen Z tăng lên từng ngày.
Linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Luật Việc làm đang được xem xét sửa đổi với nhiều chính sách mới quan trọng như mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, sửa đổi mức đóng bảo hiểm thất nghiệp, chế độ hỗ trợ tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động...
Công đoàn phát động thi đua đổi mới, sáng tạo góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Công đoàn phát động thi đua đổi mới, sáng tạo góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

(LĐTĐ) Thay mặt lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Chủ tịch Nguyễn Đình Khang kêu gọi toàn thể cán bộ, đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, người lao động cả nước cùng đoàn kết, chung sức, đồng lòng, ra sức thi đua với quyết tâm cao nhất phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, công việc được giao, góp phần xây dựng giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn ngày càng lớn mạnh, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Nghệ An thông qua kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Nghệ An thông qua kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

(LĐTĐ) Sáng 13/12, tỉnh Nghệ An tổ chức hội nghị lần thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; thông qua kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.
Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc

Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 363/KH-UBND triển khai thực hiện Kế hoạch số 260-KH/TU ngày 30/7/2024 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 5/1/2024 của Bộ Chính trị về “Công tác phổ cập giáo dục, giáo dục bắt buộc, xóa mù chữ cho người lớn và đẩy mạnh phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông” trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả

Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả

(LĐTĐ) Những vấn đề dân sinh bức xúc từ nhỏ đến lớn; những vấn đề vẫn còn một số điểm nghẽn như dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội… đã được đồng chí lãnh đạo Thành ủy Hà Nội chỉ đạo rất quyết liệt. Giờ là lúc các cấp, ngành, cơ quan chức năng phải vào cuộc với quyết tâm chính trị cao nhất.
Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến năm 2050

Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1569/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổng diện tích tự nhiên lập quy hoạch là 3.359,84km2.

Tin khác

Hà Nội “chốt” thời điểm hoàn thành việc tổng kết sắp xếp bộ máy

Hà Nội “chốt” thời điểm hoàn thành việc tổng kết sắp xếp bộ máy

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong vừa ký ban hành Kết luận số 175-KL/TU Hội nghị lần thứ 20 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội (khóa XVII).
Sớm đưa các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vào cuộc sống

Sớm đưa các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vào cuộc sống

(LĐTĐ) Sau 3,5 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 20 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XVI đã thành công tốt đẹp, hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra. Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, ngay sau kỳ họp, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố, các cấp, ngành, địa phương, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, xây dựng kế hoạch, chủ động tổ chức triển khai, đảm bảo các Nghị quyết của HĐND Thành phố được tổ chức thực hiện kịp thời, đầy đủ, sớm đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực.
Hà Nội: Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, lãng phí trong thanh toán khám chữa bệnh BHYT

Hà Nội: Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, lãng phí trong thanh toán khám chữa bệnh BHYT

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đề nghị Bảo hiểm xã hội (BHXH) Thành phố phối hợp với Sở Y tế thực hiện kiểm tra liên ngành theo kế hoạch, kiểm tra đột xuất các cơ sở khám chữa bệnh có gia tăng cao bất thường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, lãng phí trong thanh toán khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT).
Đẩy nhanh tiến độ vận hành các dự án nhà máy xử lý nước thải

Đẩy nhanh tiến độ vận hành các dự án nhà máy xử lý nước thải

(LĐTĐ) Các đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội nhận định chỉ tiêu nước thải đô thị được xử lý của Hà Nội khó hoàn thành theo kế hoạch, do một số dự án chưa thể hoàn thành. Trong quý 1 năm 2025, một số dự án nhà máy nước thải đi vào vận hành kỳ vọng sẽ khắc phục được vướng mắc này.
Hà Nội dẫn đầu cả nước về phát triển chính quyền số, kinh tế số

Hà Nội dẫn đầu cả nước về phát triển chính quyền số, kinh tế số

(LĐTĐ) Hà Nội đang triển khai chuyển đổi số đồng bộ và toàn diện trên cả 3 trụ cột, với quan điểm chỉ đạo đồng bộ, thống nhất và tư tưởng thông suốt, tạo không khí thi đua phấn khởi trong đổi mới, sáng tạo chuyển đổi số.
Trong quý I/2025, phải phê duyệt xong quy hoạch chung cư cũ

Trong quý I/2025, phải phê duyệt xong quy hoạch chung cư cũ

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nêu rõ, ở một số nơi như quận Ba Đình, quận Đống Đa đã vận động được người dân di dời ra khỏi khu chung cư cũ nhưng vẫn chưa xây được vì chưa có kế hoạch. Thành phố cố gắng trong quý I/2025, tất cả các quận, huyện có chung cư cũ phải phê duyệt xong quy hoạch.
Chất vấn “đúng” và “trúng”, phù hợp với tình hình thực tiễn của Thủ đô

Chất vấn “đúng” và “trúng”, phù hợp với tình hình thực tiễn của Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 11/12, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã hoàn thành phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 20 trong không khí dân chủ, thẳng thắn, xây dựng, sôi nổi và đạt hiệu quả cao.
Hoàn thành Dự án đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây cũ trong năm 2025

Hoàn thành Dự án đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây cũ trong năm 2025

(LĐTĐ) Các huyện đã cố gắng tiếp tục triển khai Dự án đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây cũ và Km 19 +900 đến km14+500 sau thời gian dài đình trệ và cam kết quý I/2025 sẽ hoàn thành để nhà đầu tư tiếp tục triển khai. Đối với phần đã giải phóng mặt bằng (GPMB) nhà đầu tư đang tiếp tục thi công và sẽ hoàn thành trong tháng 4/2025…
Còn phải thu nợ hơn 800 tỷ đồng quỹ nhà thuộc sở hữu Nhà nước của Thành phố

Còn phải thu nợ hơn 800 tỷ đồng quỹ nhà thuộc sở hữu Nhà nước của Thành phố

(LĐTĐ) Sáng 11/12, tại kỳ họp 20 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, đại biểu đã nêu câu hỏi với mong muốn có giải pháp thoả đáng, lộ trình rõ ràng trong thu hồi nợ đối với quỹ nhà thuộc sở hữu Nhà nước của thành phố Hà Nội.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu công nghiệp

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu công nghiệp

(LĐTĐ) Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh, các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp được quan tâm rất lớn. Thành phố tạo cơ chế tháo gỡ khó khăn, nhưng nếu năng lực nhà thầu kém thì phải đề xuất xử lý, không thể để dự án kéo dài gây lãng phí.
Xem thêm
Phiên bản di động