Tăng tốc các dự án an sinh xã hội

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp chuyên đề mới đây, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 và phân bổ kế hoạch vốn năm 2022, để thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo của thành phố Hà Nội.
Hà Nội tăng cường cơ sở vật chất, hạ tầng cho giáo dục, y tế, văn hóa Xử lý kiên quyết, dứt điểm các dự án chậm thực hiện đầu tư, chậm đưa đất vào sử dụng Quyết định nhiều nội dung quan trọng phát triển Thủ đô

Thực hiện 1.467 dự án

HĐND Thành phố quyết nghị cập nhật, bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 của Thành phố đối với 3 lĩnh vực y tế, giáo dục, tu bổ tôn tạo di tích, tổng kinh phí dự kiến đầu tư là 49.202,8 tỷ đồng, thực hiện 1.467 dự án.

Tăng tốc các dự án an sinh xã hội
Các đại biểu bấm nút thông qua dự thảo nghị quyết

Trong đó, giai đoạn 2021-2025 dự kiến đầu tư 41.104,8 tỷ đồng, thực hiện 1.308 dự án. Số vốn cần bổ sung so với Kế hoạch trung hạn đã dự kiến bố trí là 19.345 tỷ đồng được bổ sung từ các nguồn: Tăng thu, thưởng vượt thu năm 2021; nguồn dự phòng Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025; nguồn cải cách tiền lương còn dư của ngân sách cấp Thành phố, hoặc từ tăng thu, thưởng vượt thu dự toán các năm 2022-2024 hoặc xem xét phát hành trái phiếu xây dựng Thủ đô theo tiến độ thực tế của dự án. Phân kỳ thực hiện giai đoạn sau năm 2025 là 8.098 tỷ đồng, 159 dự án. Trong đó số dự án thực hiện trong cả hai kỳ là 107 dự án.

HĐND Thành phố cũng quyết nghị phân bổ Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 cho 146 dự án ngân sách Thành phố hỗ trợ cấp huyện thuộc Kế hoạch đầu tư xây dựng 3 lĩnh vực giáo dục, y tế, tu bổ tôn tạo di tích đã đủ thủ tục đầu tư, điều kiện bố trí vốn hàng năm với tổng kinh phí là 2.000 tỷ đồng.

Đầu tư phải hiệu quả, tiết kiệm, đúng quy định

Trước đó, trình bày Tờ trình của Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu Hà Nội Đỗ Anh Tuấn cho biết, việc bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 và phân bổ kế hoạch vốn năm 2022, để thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo của thành phố Hà Nội là nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố, các chương trình công tác của Thành ủy trong các lĩnh vực giáo dục, y tế và văn hóa. Qua đó, khơi dậy mọi tiềm năng, khơi thông mọi nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển của Thủ đô với mục tiêu phát triển bền vững, hài hòa, đồng đều.

Rõ lộ trình thực hiện, khả năng cân đối của ngân sách các cấp

Thảo luận tại Kỳ họp, các đại biểu đánh giá cao việc UBND Thành phố đã chủ động, tích cực rà soát nhu cầu đầu tư xây dựng các công trình thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục và tu bổ, tôn tạo di tích cũng như việc xây dựng các nguyên tắc về cân đối nguồn vốn ngân sách các cấp; xây dựng nguyên tắc, tiêu chí, định mức hỗ trợ của ngân sách cấp Thành phố cho ngân sách cấp huyện nhằm thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục.

Tổng nhu cầu đầu tư ban đầu đối với 3 lĩnh vực theo đề xuất ban đầu của 3 sở và UBND các quận, huyện, thị xã là 109.728 tỷ đồng gồm 3.303 dự án. Trong đó, các dự án cấp thành phố là 233 dự án với kinh phí là 31.403 tỷ đồng. Các dự án cấp huyện là 3.070 dự án với kinh phí là 78.324 tỷ đồng, trong đó, cấp huyện đề nghị ngân sách thành phố hỗ trợ 43.996 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau khi rà soát, Thành phố xác định tổng nhu cầu 3 lĩnh vực xác định nguồn vốn theo nguyên tắc cân đối các cấp ngân sách là 97.495 tỷ đồng, với 3.385 dự án. Trong đó, các dự án cấp thành phố là 236 dự án, kinh phí là 26.621 tỷ đồng; các dự án cấp huyện là 3.149 dự án, kinh phí là 70.874 tỷ đồng.

Phạm vi triển khai đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập đạt chuẩn quốc gia; nâng cấp hệ thống y tế; tu bổ, tôn tạo di tích trên toàn địa bàn Thành phố trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo với yêu cầu đầu tư phải hiệu quả, tiết kiệm, đúng quy định của Nhà nước về đầu tư, quản lý công sản, phù hợp với quy hoạch, thiết thực với người dân và xã hội.

Tạo điều kiện để phát triển giáo dục, y tế, gìn giữ và phát triển văn hóa

Đánh giá thực trạng đối với lĩnh vực giáo dục, y tế, di tích, UBND Thành phố cho biết, Hà Nội dẫn đầu cả nước về quy mô, mạng lưới trường lớp với tổng số trường công lập đến hết năm 2021 là 2.237 trường. Hiện nay, tốc độ tăng dân số cơ học tại các quận và tại một số huyện đang gây sức ép lớn đối với các trường học, không bảo đảm quy mô trường, lớp để bảo đảm đạt chuẩn quốc gia.

Về lĩnh vực y tế, địa bàn thành phố Hà Nội có 82 bệnh viện, trong đó có 41 bệnh viện công lập trực thuộc, gồm 13 bệnh viện đa khoa thành phố, 13 bệnh viện đa khoa huyện, 15 bệnh viện chuyên khoa. Số giường bệnh/1 vạn dân đạt 27,5 giường. Chất lượng khám, chữa bệnh được nâng cao, phát triển và ứng dụng nhiều kỹ thuật chuyên sâu, hiện đại trong chẩn đoán, điều trị. Tuy nhiên, cơ sở vật chất của nhiều bệnh viện còn chưa bảo đảm, riêng trạm y tế thì 100% trạm y tế trên địa bàn Thành phố đã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã.

Tăng tốc các dự án an sinh xã hội
Một phần nguồn vốn bổ sung cho Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm sẽ được đầu tư cho giáo dục.

Hiện nay, Bộ Y tế ban hành thông tư mới về thiết kế trạm y tế cấp xã và danh mục trang thiết bị tối thiểu của trạm y tế tuyến xã. Trong khi đó, có rất nhiều trạm y tế được đầu tư xây dựng từ lâu, đến nay đã xuống cấp cần được đầu tư xây mới, nâng cấp mở rộng và cải tạo, sửa chữa để bảo đảm theo yêu cầu của chuyên môn của ngành y tế, đặc biệt là trong bối cảnh dịch Covid-19.

Đẩy mạnh phân cấp gắn với “phân quyền, phân tiền”

Qua thảo luận, các đại biểu đề xuất UBND Thành phố khẩn trương hoàn thiện nội dung phân cấp quản lý kinh tế xã hội đối với các lĩnh vực cụ thể (giáo dục, y tế) gắn với phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi làm cơ sở triển khai đồng bộ và có hiệu quả các nhiệm vụ tại địa phương. Trong đó, nhiều ý kiến cho rằng cần phân cấp xây dựng trường Trung học phổ thông cho cấp huyện. Đáng quan tâm, nhiều ý kiến cho rằng, Thành phố cần đẩy mạnh phân cấp gắn với “phân quyền, phân tiền” để đảm bảo khả năng thực hiện của các cấp chính quyền trong việc thực hiện các thủ tục đầu tư. Đồng thời, tập trung cải cách hành chính về công tác điều hành của Thành phố theo tinh thần rõ người, rõ trách nhiệm trong việc quản lý đầu tư dự án, hướng dẫn cho các địa phương để thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Cùng với đó, chỉ đạo các địa phương cam kết bố trí nguồn lực, triển khai dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng khi được Thành phố hỗ trợ đầu tư hoặc tự cân đối nguồn vốn để đầu tư.

Đối với lĩnh vực di tích, trên địa bàn thành phố hiện có 21 cụm di tích quốc gia đặc biệt (89 di tích đơn lẻ), 1.160 di tích cấp quốc gia, 1.452 di tích cấp thành phố và 3.221 di tích chưa được xếp hạng. Nhiều không gian văn hóa sáng tạo cộng đồng đã được khai thác hiệu quả, trở thành sản phẩm văn hóa - du lịch nổi bật của Thủ đô. Tuy nhiên, hiện nay, còn tồn tại nhiều di tích xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ sập đổ, cần đầu tư, tôn tạo.

Thẩm tra các đề xuất về lĩnh vực này, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND Thành phố đồng tình, cho rằng việc đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ 3 lĩnh vực giáo dục, y tế và tu bổ, tôn tạo di tích là rất quan trọng, tạo điều kiện để phát triển giáo dục, y tế, gìn giữ và phát triển văn hóa. Tuy nhiên, nguồn vốn bổ sung cần được thuyết minh thêm để bảo đảm tính khả thi. Bên cạnh đó, UBND Thành phố cần tiếp tục rà soát số liệu, tính toán có giải pháp tăng cường xã hội hóa đầu tư nhằm giảm áp lực đầu tư công...

Phát biểu bế mạc Kỳ họp, Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh, để thông qua các chủ trương này, các đại biểu HĐND Thành phố đã tập trung nghiên cứu, thảo luận sôi nổi, đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc, tâm huyết, trách nhiệm và chất lượng. Các Nghị quyết được thông qua là những nội dung quan trọng, cấp thiết, là căn cứ, cơ sở pháp lý để kịp thời giải quyết các vấn đề dân sinh, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của Thành phố.

Ngay sau Kỳ họp, HĐND Thành phố đề nghị UBND Thành phố, các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, tập trung tổ chức triển khai khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp đảm bảo các nghị quyết của HĐND Thành phố đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực./.

X.Sinh - P.Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cửa Lò: Khát vọng toả sáng

Cửa Lò: Khát vọng toả sáng

(LĐTĐ) Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, thị xã Cửa Lò, Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Nghê An tổ chức khai mạc Lễ hội Du lich Cửa Lò năm 2024 với chủ đề "Cửa Lò – Khát vọng toả sáng" và công bố Di sản phi vật thể quốc gia Lễ hội Đền Yên Lương.
Khoảnh khắc tự hào của hơn 1.800 học viên VUS tại buổi lễ trao bằng Cambridge

Khoảnh khắc tự hào của hơn 1.800 học viên VUS tại buổi lễ trao bằng Cambridge

(LĐTĐ) Hơn 1.800 học viên và phụ huynh của hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ VUS đã cùng nhau hoà vào không khí của buổi lễ đặc biệt vừa vinh danh cột mốc học tập Anh ngữ, vừa khơi dậy lòng tự hào về quê hương đất nước qua chương trình hè 2024.
Tăng cường bay đêm, VNA nỗ lực "hạ nhiệt" giá vé máy bay

Tăng cường bay đêm, VNA nỗ lực "hạ nhiệt" giá vé máy bay

(LĐTĐ) Phục vụ nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm hè, Vietnam Airlines mở bán nhiều vé hạng phổ thông với mức giá hấp dẫn trong khung giờ tối muộn.
TP.HCM: Đốn hạ hơn 400 cây xanh sẽ để làm tuyến Metro số 2

TP.HCM: Đốn hạ hơn 400 cây xanh sẽ để làm tuyến Metro số 2

(LĐTĐ) Có tổng cộng 453 cây xanh bị ảnh hưởng trong phạm vi dự án Metro số 2 Bến Thành - Tham Lương. Trong số này có 404 cây sẽ bị đốn hạ, 49 cây còn lại sẽ được di dời.
3 chủ nhân giải thưởng VinFuture 2023 lọt Top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới

3 chủ nhân giải thưởng VinFuture 2023 lọt Top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới

(LĐTĐ) Tạp Chí Time công bố danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2024, trong đó có 3 Chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture 2023 là GS. Daniel Joshua Drucker (Canada), GS. Joel Francis Habener và PGS. Svetlana Mojsov (Hoa Kỳ). Đây là các nhà khoa học đã được VinFuture vinh danh nhờ công trình khám phá ra phương pháp điều trị bệnh tiểu đường, béo phì và thúc đẩy các liệu pháp điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh.
Phiên chợ Xanh Tử tế ươm tạo những doanh nông tử tế

Phiên chợ Xanh Tử tế ươm tạo những doanh nông tử tế

(LĐTĐ) Phiên chợ Xanh tử tế là phiên chợ do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (Trung tâm BSA) cùng Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (DN HVNCLC) tổ chức lần đầu vào năm 2016, đến nay đã là năm hoạt động thứ 8.
Tăng sức hấp dẫn các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Tăng sức hấp dẫn các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

(LĐTĐ) Đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai đã nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XI) Đồng Nai diễn ra vừa qua.

Tin khác

Chọn quận Ba Đình và 3 khu chung cư cũ ưu tiên triển khai đợt 1

Chọn quận Ba Đình và 3 khu chung cư cũ ưu tiên triển khai đợt 1

(LĐTĐ) Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu, chọn quận Ba Đình và 3 khu chung cư cũ ưu tiên triển khai đợt 1 để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, tạo bước đột phá trong triển khai Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố.
Huyện Hoài Đức chủ động xây dựng phương án sắp xếp đơn vị hành chính, tạo đà lên quận

Huyện Hoài Đức chủ động xây dựng phương án sắp xếp đơn vị hành chính, tạo đà lên quận

(LĐTĐ) Nhằm chuẩn bị lên quận, bên cạnh việc đẩy mạnh hoàn thành các tiêu chí, huyện Hoài Đức đã chủ động xây dựng các kế hoạch, phương án sắp xếp các đơn vị hành chính theo đề án lên quận.
Huyện Phúc Thọ giải quyết kịp thời kiến nghị, đề xuất của nhân dân trong công tác quản lý đất đai

Huyện Phúc Thọ giải quyết kịp thời kiến nghị, đề xuất của nhân dân trong công tác quản lý đất đai

(LĐTĐ) Sáng 12/4, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, Trưởng đoàn giám sát số 02 của Ban Thường vụ Thành ủy tiếp tục chủ trì giám sát việc thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 2/3/2022 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác quản lý đất đai và quản lý, khai thác khoáng sản tại huyện Phúc Thọ.
Cần có quy định riêng về điều kiện xe chở trẻ em đến trường

Cần có quy định riêng về điều kiện xe chở trẻ em đến trường

(LĐTĐ) Sáng 11/4, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị góp ý vào Dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Phạm Thị Thanh Mai chủ trì hội nghị. Tại Hội nghị nhiều đại biểu đề xuất cần có quy định riêng về điều kiện xe chở trẻ em đến trường.
Huyện Mê Linh đề xuất làm đường ven đê sông Hồng

Huyện Mê Linh đề xuất làm đường ven đê sông Hồng

(LĐTĐ) Để thực hiện tốt công tác quản lý đất đai vùng bãi sông Hồng, huyện Mê Linh kiến nghị Thành phố xây dựng và ban hành đề án thăm dò mỏ khoáng sản toàn bộ vùng đất bãi để định hướng quy hoạch phù hợp với phát triển du lịch; xây dựng quy chế phối hợp mới trong quản lý khoáng sản ở khu vực giáp ranh giữa các địa phương; đầu tư hạ tầng thiết yếu để thu hút đầu tư như tuyến mặt đê và đường gom 2 bên chân đê sông Hồng.
Cần đánh giá tổng thể công tác quản lý, khai thác cát trên địa bàn thành phố

Cần đánh giá tổng thể công tác quản lý, khai thác cát trên địa bàn thành phố

(LĐTĐ) Đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát lại báo cáo, đưa ra được bức tranh tổng thể trong công tác quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, đưa ra số liệu chi tiết, đặc biệt là công tác quản lý, khai thác cát trên địa bàn Thành phố.
Sáng tạo kỹ thuật giải quyết bài toán ô nhiễm không khí, ùn tắc giao thông của Hà Nội

Sáng tạo kỹ thuật giải quyết bài toán ô nhiễm không khí, ùn tắc giao thông của Hà Nội

(LĐTĐ) Sáng 10/4, Ban Tổ chức Hội thi sáng tạo Kỹ thuật Thành phố lần thứ II, năm 2024 - 2025 do Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn (Trưởng ban Tổ chức Hội thi) chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
Đẩy mạnh điều động, luân chuyển cán bộ cấp phòng đảm bảo đúng quy định

Đẩy mạnh điều động, luân chuyển cán bộ cấp phòng đảm bảo đúng quy định

(LĐTĐ) Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố chỉ đạo các sở, ngành đẩy mạnh thực hiện điều động, luân chuyển cán bộ cấp phòng, bảo đảm đúng quy định, tạo động lực thúc đẩy hiệu quả công tác và phục vụ người dân, cũng như phòng ngừa, hạn chế tiêu cực; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, sở, ngành nào làm chậm phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu.
Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội đôn đốc tiến độ 2 dự án trọng điểm ở quận Ba Đình, Đống Đa

Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội đôn đốc tiến độ 2 dự án trọng điểm ở quận Ba Đình, Đống Đa

(LĐTĐ) Ngày 5/4, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã đi kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện Dự án xây dựng đường Vành đai 1 (đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục); dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội (Tuyến số 3) đoạn Nhổn - Ga Hà Nội trên địa bàn quận Ba Đình, Đống Đa.
Phải đảm bảo đủ điện cho doanh nghiệp Hà Nội sản xuất, kinh doanh

Phải đảm bảo đủ điện cho doanh nghiệp Hà Nội sản xuất, kinh doanh

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh Hà Nội không thể để thiếu điện được. Năm vừa qua nhiều doanh nghiệp vì bị cắt điện mà ảnh hưởng lớn đến hoạt động. Do vậy, năm nay EVN Hà Nội phải điều hành để đủ điện cho sản xuất kinh doanh.
Xem thêm
Phiên bản di động