Tăng lương tối thiểu vùng: Mong giá đừng tăng!

(LĐTĐ) Nếu được Chính phủ thông qua, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% từ ngày 1/7/2024. Sau điều chỉnh, mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng từ 200 nghìn đồng đến gần 300 nghìn đồng/tháng tùy thuộc vào vùng khác nhau. Điều này mang tới hy vọng cho người lao động (NLĐ) về việc cải thiện được mức sống trong bối cảnh nhiều khó khăn với điều kiện giá đừng tăng theo lương.
Sẽ tăng lương tối thiểu vùng trong năm 2024 Công nhân mong sớm tăng lương tối thiểu vùng Chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng mức 6% từ ngày 1/7/2024

Tin vui được người lao động mong chờ

Những ngày cuối năm, giống như không ít công nhân lao động (CNLĐ) khác, ngoài giờ làm việc tại Công ty, chị Khuất Thị Hà - công nhân một doanh nghiệp dệt may đóng trên địa bàn quận Hà Đông, Hà Nội lại tranh thủ làm thêm công việc bán hàng online để kiếm thêm thu nhập. Nghe tin Hội đồng lương Quốc gia đã họp và chốt sẽ đề xuất với Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024 với mức tăng là 6%, chị Hà rất vui mừng. Chị Hà cho biết, thời gian gần đây, Công ty ít việc, công nhân không phải tăng ca nên thu nhập giảm sút nhiều, trong khi đó, chi tiêu, sinh hoạt phí đắt đỏ, nên công nhân ai cũng mong ngóng sẽ được tăng lương. “Chồng tôi sức khỏe yếu không có việc làm, thu nhập, con thì nhỏ đang tuổi ăn học, tôi đã hết sức tằn tiện mà cuộc sống vẫn eo hẹp. Nếu lương tối thiểu vùng được tăng thêm, tôi mới có thể hy vọng cuộc sống bớt đi phần nào khó khăn”- chị Hà nói.

Tăng lương tối thiểu vùng: Mong giá đừng tăng!
Tăng lương tối thiểu vùng là mong mỏi của NLĐ, song sẽ ý nghĩa hơn nếu giá không tăng theo lương (Ảnh minh họa)

Tương tự, anh Nguyễn Duy Phương (25 tuổi) - công nhân Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam cũng không giấu nổi niềm vui khi nghe tin sẽ được tăng lương tối thiểu vùng trong năm 2024. Anh Phương cho biết, thời gian qua, do khủng hoảng kinh tế nên đơn hàng của công ty giảm đi, nhiều công nhân đã phải nghỉ việc. Dù may mắn vẫn giữ được việc làm nhưng anh Phương cũng phải đối mặt với muôn vàn khó khăn khi tiền lương tăng ca không còn, các khoản phụ cấp cũng cắt giảm nhiều. Hiện nay, tiền lương của anh Phương chỉ được gần 10 triệu đồng/tháng. Chi phí cho tiền ăn, tiền thuê nhà, chi phí nuôi con cái học hành... khiến anh không còn tích lũy. Vì khó khăn, vợ chồng anh đã phải gửi con về quê nhờ ông bà trông giúp để giảm đỡ chi phí.

"Mong muốn lớn nhất của NLĐ lúc này là được thuê nhà ở xã hội giá rẻ và mong Chính phủ tiếp tục tăng lương tối thiểu vùng để bù đắp thu nhập cho CNLĐ. Chính vì vậy, việc Hội đồng lương Quốc gia đã họp và chốt sẽ đề xuất với Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng ở mức 6% trong năm 2024 cho NLĐ là một tin rất vui đối với chúng tôi. Việc tăng lương không chỉ giúp CNLĐ đảm bảo, duy trì mức sống tối thiểu, mà còn tiếp thêm động lực để NLĐ an tâm làm việc với năng suất cao, chất lượng tốt”- anh Phương nói.

Mong muốn của chị Hà, anh Phương cũng là mong muốn của đông đảo CNLĐ. Theo Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, đời sống NLĐ gặp nhiều khó khăn trong những năm qua, đặc biệt trong bối cảnh hậu Covid-19 vẫn tiếp tục ảnh hưởng tới cuộc sống NLĐ. Mức lương thấp không đảm bảo mức sống tối thiểu của NLĐ, đặc biệt trong bối cảnh chi phí sinh hoạt tăng. Khảo sát của Tổng LĐLĐ Việt Nam cho thấy, tiền lương tối thiểu hiện tại chỉ đáp ứng 1/3 hoặc 1/4 chi tiêu của gia đình NLĐ. Gần 60% NLĐ tham gia khảo sát bày tỏ mong muốn tăng lương. Do đó, thông tin tăng lương cho NLĐ là thông tin hết sức có ý nghĩa, được NLĐ phấn khởi mong chờ.

Nâng cao chất lượng, năng suất lao động

Bình luận về mức tăng 6% ở góc độ tổ chức đại diện NLĐ, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu nhìn nhận, mức tăng 6% là phù hợp trong bối cảnh NLĐ rất chia sẻ với doanh nghiệp (DN). Theo ông Hiểu, những khó khăn và tình hình của năm 2024 còn rất khó đoán định. Nhưng với tinh thần chia sẻ, cùng hành động, bên cạnh việc đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2024, tổ chức Công đoàn sẽ tiếp tục tuyên truyền, động viên NLĐ nâng cao năng suất cùng với DN vượt khó. Công đoàn cũng mong muốn trong thời gian tới các DN tiếp tục mở rộng thị trường để tăng thêm đơn hàng, có việc làm cho NLĐ.

Theo các chuyên gia lao động, tăng lương tối thiểu vùng cũng chỉ là một trong các giải pháp để cải thiện điều kiện sống cho NLĐ. Ngoài tăng lương tối thiểu, Chính phủ có thể xem xét đến các giải pháp hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho NLĐ, như tăng cường kỹ năng nghề; tăng cường hỗ trợ, trợ cấp...giúp NLĐ giữ vững việc làm, nâng cao năng suất lao động, tạo nền tảng cho phát triển bền vững - yếu tố gốc rễ để nâng cao đời sống NLĐ. Đặc biệt, đi kèm với tăng lương phải ghìm cương tăng giá.

“Mức tăng lương tối thiểu 6% cơ bản đảm bảo mức sống tối thiểu của NLĐ. Tuy nhiên, trong bối cảnh giá cả tăng cao, nhất là vào dịp giáp Tết đối với những mặt hàng thiết yếu thì NLĐ tiếp tục gặp những khó khăn. Nhưng trong điều kiện DN còn đang thiếu nhiều đơn hàng, chúng tôi cũng sẵn sàng chia sẻ và chắc chắn rằng, NLĐ cả nước cũng sẽ như vậy, để chúng ta cùng nhau có những kết quả tốt hơn trong năm tới” - ông Hiểu cho hay.

Từ góc độ DN, Chủ tịch Hiệp hội Da, giày và túi xách Việt Nam Nguyễn Đức Thuấn nhìn nhận, với mức tăng 6% này đã được các thành viên Hội đồng Tiền lương quốc gia trao đổi hết sức thấu đáo về nhiều vấn đề, đồng thời có xem xét tới ngắn hạn, trung hạn và khoảng 2 năm sau. “Mức tăng 6% là phù hợp với tình hình chung về cả thuận lợi cũng như khó khăn của cộng đồng DN. Riêng đối với ngành da giày, mức tăng lương tối thiểu 6% là chấp nhận được” - ông Thuấn thông tin.

Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Lê Văn Thanh, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia cũng khẳng định, mức tăng 6% đã được cân nhắc trên cơ sở có xem xét đến những khó khăn của nền kinh tế năm 2023, dự báo tình hình năm 2024 và thể hiện sự nỗ lực, chia sẻ giữa các bên. Như vậy, sau khi Hội đồng Tiền lương Quốc gia khuyến nghị với Chính phủ về phương án lương tối thiểu tăng thêm 6% từ ngày 1/7/2024, Bộ LĐTBXH sẽ xây dựng và trình dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động, áp dụng cho năm 2024.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gian hàng 0 đồng - ấm lòng người lao động khó khăn

Gian hàng 0 đồng - ấm lòng người lao động khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ các hoạt động chăm lo cho đoàn viên Công đoàn, người lao động, các cấp Công đoàn Thủ đô đã tổ chức nhiều gian hàng 0 đồng nhằm giúp đoàn viên, công nhân lao động khó khăn được mua sắm các sản phẩm cần thiết với giá 0 đồng.
Dấu ấn về trận chiến Điện Biên Phủ của xạ thủ Lê Bình

Dấu ấn về trận chiến Điện Biên Phủ của xạ thủ Lê Bình

(LĐTĐ) Trong trận chiến Điện Biên Phủ, chiến sĩ Lê Bình và đồng đội của mình khi ấy còn rất trẻ, ôm những gói bộc phá đi đầu tạo cửa mở, phá hàng rào dây thép gai bao quanh đồn địch để quân ta xung phong đánh vào trung tâm đồn giặc.
Gặp mặt, biểu dương phụ nữ cao tuổi tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước

Gặp mặt, biểu dương phụ nữ cao tuổi tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước

(LĐTĐ) Sáng nay (8/5), tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội phối hợp Ban Đại diện Hội Người cao tuổi Thành phố tổ chức chương trình “Gặp mặt, biểu dương phụ nữ cao tuổi tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2019 - 2024” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Ba Vì hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân

Ba Vì hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Ngày 8/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì tổ chức Lễ hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.
Đảm bảo ATVSLĐ đối với người lao động tự do trong lĩnh vực xây dựng

Đảm bảo ATVSLĐ đối với người lao động tự do trong lĩnh vực xây dựng

(LĐTĐ) Người làm việc không có quan hệ lao động đa số điều kiện lao động còn nhiều khó khăn, đặc biệt là NLĐ tự do trong lĩnh vực xây dựng.
Kinh nghiệm phát triển đảng viên trẻ nhìn từ Quận ủy Thanh Xuân

Kinh nghiệm phát triển đảng viên trẻ nhìn từ Quận ủy Thanh Xuân

(LĐTĐ) Tính từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Đảng bộ quận Thanh Xuân đã kết nạp 691 đảng viên, đạt 70% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận đề ra. Trong đó, tính đến tháng 5/2024, đã kết nạp 8 học sinh trung học phổ thông (THPT).
Đề nghị bổ sung công việc nấu ăn tại các trường mầm non là nghề, công việc nặng nhọc

Đề nghị bổ sung công việc nấu ăn tại các trường mầm non là nghề, công việc nặng nhọc

(LĐTĐ) Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét bổ sung công việc nấu ăn cho các trường mầm non là nghề, công việc nặng nhọc.

Tin khác

Đảm bảo ATVSLĐ đối với người lao động tự do trong lĩnh vực xây dựng

Đảm bảo ATVSLĐ đối với người lao động tự do trong lĩnh vực xây dựng

(LĐTĐ) Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đã quy định rõ về ATVSLĐ đối với người lao động (NLĐ) làm việc không theo hợp đồng lao động (HĐLĐ). Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy, người làm việc không có quan hệ lao động đa số có trình độ văn hóa thấp, thiếu việc làm, điều kiện lao động còn nhiều khó khăn, đặc biệt là NLĐ tự do trong lĩnh vực xây dựng.
Nhọc nhằn câu chuyện “bám nghề” của những người phụ nữ ngành Điện

Nhọc nhằn câu chuyện “bám nghề” của những người phụ nữ ngành Điện

(LĐTĐ) Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.
Cải thiện tư thế làm việc cho người lao động

Cải thiện tư thế làm việc cho người lao động

(LĐTĐ) Trong quá trình làm việc, người lao động phải tiếp cận và chịu sự ràng buộc bởi nhiều yếu tố của điều kiện lao động. Để tạo ra sản phẩm trong quá trình sản xuất, con người phải làm việc, sử dụng, vận hành các máy, thiết bị, sản phẩm với nhiều tư thế khác nhau…
Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động

Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng liên tiếp xảy ra trên cả nước cho thấy công tác đảm bảo an toàn lao động đang tồn tại nhiều bất cập. Để đảm bảo an toàn trong lao động có rất nhiều biện pháp, trong đó, phương tiện bảo vệ cá nhân là một trong những yếu tố quan trọng…
Người lao động được nghỉ 4 ngày trong dịp Lễ Quốc khánh 2/9

Người lao động được nghỉ 4 ngày trong dịp Lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Theo lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 4 ngày liên tiếp từ thứ Bảy (31/8) đến hết thứ Ba (3/9).
Bộ LĐTBXH yêu cầu nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn nổ lò hơi

Bộ LĐTBXH yêu cầu nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn nổ lò hơi

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) yêu cầu Sở LĐTBXH tỉnh Đồng Nai phối hợp với các cơ quan có liên quan nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nổ lò hơi để phòng ngừa tai nạn tái diễn.
Đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

(LĐTĐ) Bằng cách hành động dứt khoát và đầu tư vào những nơi làm việc có khả năng chống chịu biến đổi khí hậu, chúng ta có thể xây dựng một tương lai nơi an toàn, sức khỏe đi đôi với sự bền vững, không bỏ lại ai phía sau trong nỗ lực hướng tới một thế giới an toàn, khỏe mạnh hơn cho tất cả mọi người.
Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại trụ sở Báo Kinh tế Đô thị đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai.
Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Xem thêm
Phiên bản di động