Tăng cường quản lý, phòng, chống ngộ độc thực phẩm tại trường học

Trong tháng 4/2022, lần đầu tiên thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch triển khai mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể trường tiểu học. Bước đầu mô hình này được thực hiện tại 215 trường tiểu học của 10 quận, huyện, sau đó sẽ nhân rộng trên toàn thành phố. Mô hình này được triển khai khi học sinh trở lại trường học sau thời gian dài ở nhà học trực tuyến do ảnh hưởng của dịch Covid-19 là vô cùng cần thiết.
Kinh doanh, chế biến thực phẩm bẩn: Nhẹ cũng phải xử lý hình sự để răn đe Hà Nội: Sức khỏe các học sinh nghi ngộ độc thực phẩm đã ổn định Quyết tâm không để xảy ra dịch bệnh lớn trong trường học

Khống chế ngộ độc thực phẩm tại trường tiểu học

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, thành phố hiện có 4.538 trường học có bếp ăn bán trú, căng tin; trong đó khối mầm non có 3.736 trường; tiểu học có 535 trường, còn lại là khối các trường trung học cơ sở; trung học phổ thông. Số trường học tự tổ chức nấu ăn là 3.967 trường; số trường liên kết ký hợp đồng nhà thầu là 484 trường; số trường ký hợp đồng cung cấp suất ăn sẵn đưa từ bên ngoài vào là 87 trường. Trung bình 1 ngày, các trường học cung cấp 117.024 suất ăn cho học sinh.

Tăng cường quản lý, phòng, chống ngộ độc thực phẩm tại trường học
Đoàn kiểm tra của Sở Y tế Hà Nội kiểm tra bếp ăn tại Trường Tiểu học Trung Tự (quận Đống Đa). Ảnh: Trang Thu

Bà Lê Thị Hằng, Trưởng phòng Chuyên môn nghiệp vụ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội (Sở Y tế Hà Nội) cho biết, trong những năm qua, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể trường học đã được chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ trong quản lý. Nhờ đó, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhận thức, thực hành của người chế biến tại các bếp ăn tập thể đã được nâng lên.

Tuy nhiên, theo bà Lê Thị Hằng, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn trường học vẫn còn tồn tại những hạn chế. Điển hình là nguồn gốc thực phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ, ý thức của nhân viên trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm, ý thức của cô nuôi trong thực hành an toàn thực phẩm còn chưa cao, dụng cụ chứa đựng chất thải không có nắp đậy, không được vận chuyển thu dọn hằng ngày… Do đó, tình trạng ngộ độc vẫn xảy ra tại bếp ăn tập thể trường học.

Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, từ giai đoạn 2010-2021, trên địa bàn thành phố xảy ra 27 vụ ngộ độc thực phẩm với tổng số 640 người mắc, nhưng không ghi nhận trường hợp tử vong, trong đó ngộ độc tại bếp ăn tập thể là 17 vụ (chiếm 63,0%), bếp ăn tập thể trường học 8 vụ (chiếm 47,1%). Nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm chủ yếu là do vi sinh vật chiếm trên 40%.

Trước thực tế trên, trong tháng 4/2022, Sở Y tế Hà Nội xây dựng kế hoạch triển khai mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm (giai đoạn năm 2022 và 2023) tại 100% bếp ăn tập thể của 215 trường tiểu học thuộc 10 quận, huyện: Đống Đa, Hoàn Kiếm, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Long Biên, Ba Vì, Đông Anh, Đan Phượng, Phúc Thọ, Quốc Oai. Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho rằng, với mô hình này, thành phố đặt ra mục tiêu, tăng cường công tác quản lý, chủ động phòng, chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm...

Ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đánh giá, Hà Nội luôn là một trong những địa phương đi đầu trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể trường học. Việc Hà Nội triển khai mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm tại bếp ăn trường học vào thời điểm này là vô cùng phù hợp, nhất là ngay sau khi học sinh trở lại trường sau thời gian dài ở nhà học trực tuyến do dịch Covid-19.

Đáp ứng 11 tiêu chí về điều kiện an toàn thực phẩm

Ngoài tiêu chí về hồ sơ, thủ tục pháp lý như giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, bản cam kết trách nhiệm, niêm yết công khai nguồn gốc nguyên liệu tại trường, theo hướng dẫn của Sở Y tế Hà Nội, khi tham gia vào mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm, các bếp ăn tập thể trường tiểu học còn phải đáp ứng 11 tiêu chí về điều kiện an toàn thực phẩm, gồm: Vị trí bếp ăn tách biệt nguồn gây ô nhiễm; nơi chế biến thiết kế theo nguyên tắc một chiều; có dụng cụ chứa đựng rác thải và được chuyển đi trong ngày; đủ nước sạch; trang thiết bị dụng cụ nhà bếp phải bảo đảm thích hợp với từng loại thực phẩm; có hợp đồng mua bán thực phẩm với cơ sở đủ điều kiện pháp lý; ghi chép sổ kiểm thực 3 bước, lưu mẫu thức ăn; những người tham gia bếp ăn được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm; kiểm tra sức khỏe định kỳ những người tham gia bếp ăn; có kho bảo quản thực phẩm; bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Bà Lê Thị Hằng, Trưởng phòng Chuyên môn nghiệp vụ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cho biết, Sở Y tế Hà Nội giao cho Chi cục là cơ quan tham mưu xây dựng kế hoạch kiểm soát an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể trường học năm 2022-2023. Để triển khai mô hình này, trong tháng 4/2022 thành lập tổ giám sát về an toàn thực phẩm của mô hình tại các trường và tuyến quận, huyện, thị xã đến xã, phường, thị trấn. Đến tháng 5/2022 sẽ tiến hành đánh giá, giám sát ban đầu về các quy định điều kiện an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể trường tiểu học và kiến thức, thái độ, thực hành của người lãnh đạo quản lý, người chế biến, kinh doanh, cô nuôi. Việc kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại bếp ăn trường tiểu học sẽ được triển khai định kỳ (tối thiểu 4 lần/năm/trường).

Để mô hình này đạt hiệu quả, ông Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội nhấn mạnh, trong thời gian tới, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội sẽ rà soát quy trình chuẩn từ truy xuất nguồn gốc nguyên liệu đầu vào, truy xuất nguồn gốc nơi sản xuất và cung cấp thực phẩm cho các trường học. Ngay trong Tháng hành động vì An toàn thực phẩm (diễn ra từ ngày 15/4 đến 15/5), các đoàn kiểm tra liên ngành từ thành phố đến các quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn sẽ đồng loạt ra quân, đồng thời phối hợp với ban lãnh đạo các trường học kiểm tra, giám sát các bếp ăn tập thể.

Theo Xuân Lộc/hanoimoi.com.vn

http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Doi-song/1030465/tang-cuong-quan-ly-phong-chong-ngo-doc-thuc-pham-tai-truong-hoc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt trọn vẻ đẹp Việt cùng hệ thống Khách sạn Mường Thanh ở 3 miền Bắc - Trung - Nam

Bắt trọn vẻ đẹp Việt cùng hệ thống Khách sạn Mường Thanh ở 3 miền Bắc - Trung - Nam

(LĐTĐ) Vào tháng 3 Dương lịch hàng năm, người Nhà Mường lại cùng nhau đón Tết Mường Thanh một ngày hội truyền thống của riêng Tập đoàn Mường Thanh. Mở màn ...
Xây dựng cơ chế thích ứng với thuế suất tối thiểu toàn cầu

Xây dựng cơ chế thích ứng với thuế suất tối thiểu toàn cầu

(LĐTĐ) Sáng nay (20/3), Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội thảo “Tác động của thuế suất tối thiểu toàn cầu với thu hút đầu tư tại Việt Nam”. ...
Công đoàn thị trấn Vân Đình: Nâng cao năng lực cán bộ công đoàn

Công đoàn thị trấn Vân Đình: Nâng cao năng lực cán bộ công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 20/3, Công đoàn Thị trấn Vân Đình đã tổ chức Đại hội Công đoàn lần thứ V, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Đại hội đã bầu 5 đồng chí ...
Công đoàn trường Tiểu học Trần Nhật Duật ủng hộ 43 bộ áo dài đến nữ công nhân lao động

Công đoàn trường Tiểu học Trần Nhật Duật ủng hộ 43 bộ áo dài đến nữ công nhân lao động

(LĐTĐ) Thực hiện chương trình vận động ủng hộ “Tặng áo dài - Trao gửi yêu thương - Giữ gìn nét đẹp truyền thống” do Liên đoàn Lao động quận Hoàn ...
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Liên hoan nghệ thuật chào mừng Đại hội Công đoàn các cấp

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Liên hoan nghệ thuật chào mừng Đại hội Công đoàn các cấp

(LĐTĐ) Chào mừng Đại hội Công đoàn các cấp, tiến tới Đại hội Công đoàn quận Hai Bà Trưng lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2023 - 2028, mới đây, Liên đoàn ...
Tạm giữ gần 10 tấn bột ngọt do nước ngoài sản xuất vi phạm về nhãn hàng hóa

Tạm giữ gần 10 tấn bột ngọt do nước ngoài sản xuất vi phạm về nhãn hàng hóa

(LĐTĐ) Gần 10 tấn bột ngọt (loại 25kg/bao) trên bao bì có in nhãn hiệu sản xuất Fufeng do Trung Quốc sản xuất, nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, ...
Nhớ thời khắc lịch sử hào hùng của những ngày chiến thắng trở về

Nhớ thời khắc lịch sử hào hùng của những ngày chiến thắng trở về

(LĐTĐ) Chiến tranh và quá khứ đau thương đã lùi xa nhưng ký ức về một thời hoa lửa bi hùng vẫn sẽ mãi không phai mờ trong tâm trí của ...

Tin khác

TP.HCM: Nhiều khó khăn trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới

TP.HCM: Nhiều khó khăn trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới

(LĐTĐ) Ngày 18/3, Đoàn giám sát Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đã có buổi làm việc với Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) về việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Từ năm 2025, Lịch sử có thể là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông

Từ năm 2025, Lịch sử có thể là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông

(LĐTĐ) Một trong những điểm mới đáng chú ý của Dự thảo phương án tổ chức thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đưa ra để lấy ý kiến xã hội là trong số các môn thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, Lịch sử sẽ là môn thi bắt buộc.
TP.HCM: Cần có thêm chính sách dành cho giáo viên dạy học 2 buổi/ngày

TP.HCM: Cần có thêm chính sách dành cho giáo viên dạy học 2 buổi/ngày

(LĐTĐ) Ngày 17/3, Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tiếp tục có buổi làm việc với một số trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) về tình hình thực hiện việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018.
Lỗ hổng thông tin và giải pháp đảm bảo an ninh trong trường học

Lỗ hổng thông tin và giải pháp đảm bảo an ninh trong trường học

(LĐTĐ) Việc bảo mật thông tin học sinh và phụ huynh rất được các trường coi trọng. Do đó, nếu các trường đề cao cảnh giác, làm tốt khâu bảo mật thì hoàn toàn có thể phòng ngừa trường hợp lộ lọt thông tin.
TP.HCM: Đề xuất thí điểm tuyển sinh đầu cấp gần nơi học sinh cư trú

TP.HCM: Đề xuất thí điểm tuyển sinh đầu cấp gần nơi học sinh cư trú

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) dự kiến sẽ thực hiện thí điểm tuyển sinh đầu cấp lớp 1 và lớp 6 không phân tuyến như các năm trước mà bố trí chỗ học dựa vào nơi cư trú thực tế của học sinh.
Rà soát công tác bảo mật, kịp thời khắc phục lỗ hổng trong trường học

Rà soát công tác bảo mật, kịp thời khắc phục lỗ hổng trong trường học

(LĐTĐ) Các đơn vị, nhà trường cần khẩn trương rà soát công tác bảo mật, cung cấp thông tin của học sinh, sinh viên tại các nhà trường và cơ sở giáo dục; kịp thời khắc phục các lỗ hổng bảo mật (nếu có), không để các đối tượng xấu chiếm đoạt nhằm thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, gây mất an ninh, trật tự.
Khan hiếm giáo viên ứng tuyển các môn đặc thù tại TP.HCM

Khan hiếm giáo viên ứng tuyển các môn đặc thù tại TP.HCM

(LĐTĐ) Ngày 16/3, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội có buổi giám sát về tình hình thực hiện việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018 tại một số trường học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Giáo dục giới tính để định hình tương lai

Giáo dục giới tính để định hình tương lai

(LĐTĐ) Thời gian vừa qua, dư luận không khỏi giật mình, lo lắng, xót xa khi báo chí đưa tin về trường hợp một bé gái sinh con ở Phú Thọ khi mới 11 tuổi, hay nữ sinh lớp 7 ở Bắc Giang tự sinh con trong nhà tắm mà không ai biết… Điều này đã cho thấy những “lỗ hổng” trong giáo dục giới tính hiện nay. Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, việc giáo dục giới tính cho trẻ là đòi hỏi khách quan nhằm giúp các em có khả năng tự bảo vệ mình.
Quận Ba Đình: Nâng cao kỹ năng phòng cháy, chữa cháy cho học sinh

Quận Ba Đình: Nâng cao kỹ năng phòng cháy, chữa cháy cho học sinh

(LĐTĐ) Trong quý 1 năm 2023, Công an quận Ba Đình đã phối hợp với ngành Giáo dục và Đạo tạo tổ chức 8 chương trình ngoại khóa, buổi tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) đối với học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận với hơn 4.000 người tham gia.
Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2022-2023: Hà Nội dẫn đầu cả nước với 141 học sinh đoạt giải

Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2022-2023: Hà Nội dẫn đầu cả nước với 141 học sinh đoạt giải

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố kết quả thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2022-2023 và các mức điểm điều kiện để thí sinh được triệu tập tham dự kỳ thi chọn đội tuyển Olympic năm 2023. Năm nay, Hà Nội có 184 học sinh dự thi ở 12 môn thi, trong đó, 141 học sinh đoạt giải.
Xem thêm
Phiên bản di động