Tăng cường bồi dưỡng cho bí thư chi bộ về công tác sinh hoạt chi bộ

(LĐTĐ) Ngày 1/8, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Đề án số 11-ĐA/TU ngày 6/12/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi bộ thuộc Đảng bộ thành phố Hà Nội trong tình hình mới”.
Siết chặt hơn nữa kỷ cương, kỷ luật và đạo đức công vụ Ngành Tuyên giáo Thủ đô thực hiện tốt vai trò “cầu nối” ý Đảng với lòng dân Tiếp nối truyền thống, tiên phong trên mặt trận tư tưởng, văn hóa của Đảng

Theo báo cáo tại Hội nghị, ngay sau khi Đề án số 11-ĐA/TU ban hành, các cấp ủy Đảng đã kịp thời triển khai quán triệt đến các tổ chức Đảng và đảng viên trong toàn Đảng bộ bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, nhận thức của cấp Ủy, Chi bộ và đội ngũ đảng viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của sinh hoạt Chi bộ và nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi bộ có nhiều chuyển biến tích cực.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong phát biểu chỉ đạo Hội nghị
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong phát biểu chỉ đạo.

Đảng bộ thành phố Hà Nội có 50 Đảng bộ trực thuộc, gồm 30 Đảng bộ quận, huyện, thị xã và 20 Đảng bộ trực thuộc, với 3.172 tổ chức cơ sở Đảng, 17.980 Chi bộ (1.726 Chi bộ cơ sở và 16.254 Chi bộ trực thuộc), 481.406 đảng viên. Trong đó, có 65.611 đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt Đảng (chiếm 13,6%).

Kết quả đánh giá xếp loại chất lượng Chi bộ và đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên hằng năm đạt 93%. Hầu hết các mục tiêu cụ thể của Đề án đã đạt và cơ bản đạt, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.

Ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực, kết quả của các đơn vị trong 3 năm triển khai Đề án số 11-ĐA/TU, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh, việc nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi bộ, nâng cao năng lực lãnh đạo và giải quyết những vấn đề ở cơ sở là rất quan trọng.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong trao khen thưởng các tập thể có thành tích xuất sắc
Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội trao khen thưởng cho các tập thể có thành tích xuất sắc.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu các đơn vị chú trọng rà soát, đánh giá các loại hình Chi bộ để tập trung tháo gỡ vướng mắc trong thực tiễn. Trên cơ sở đó, Thành phố sẽ đưa ra những kiến nghị, đề xuất với Trung ương khi sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đảng.

Đồng thời, đề nghị các đơn vị thống nhất quan điểm mỗi Chi bộ có những đặc điểm khác nhau nên không có mẫu số chung cho tất cả. Vì thế, các đơn vị phải giữ vững nguyên tắc của Đảng, nhưng cần linh hoạt với tình hình thực tiễn của từng Chi bộ, địa phương; nếu gặp khó khăn vướng mắc khi triển khai Đề án cần kiến nghị cấp trên.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đề nghị, Ban Tổ chức Thành ủy phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy và các địa phương lựa chọn các mô hình Chi bộ sinh hoạt hiệu quả, tiêu biểu để biên tập thành tài liệu phổ biến cho các Chi bộ khác tham khảo. Đối với các địa phương và Đảng bộ trực thuộc tăng cường tập huấn, bồi dưỡng cho các Bí thư Chi bộ về công tác sinh hoạt Chi bộ.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bất động sản Bắc Giang khởi sắc, dòng tiền hướng vào đâu?

Bất động sản Bắc Giang khởi sắc, dòng tiền hướng vào đâu?

(LĐTĐ) Từ đầu năm 2024 tới nay, thị trường bất động sản Bắc Giang ghi nhận đà hồi phục hết sức tích cực về cả nguồn cung, thanh khoản và giá bán. Trong bối cảnh đó, việc lựa chọn phân khúc, sản phẩm nào để “xuống tiền” đang trở thành mối quan tâm lớn đối với giới đầu tư.
Nguồn vốn Agribank giúp doanh nghiệp Việt vươn xa

Nguồn vốn Agribank giúp doanh nghiệp Việt vươn xa

(LĐTĐ) Agribank luôn khẳng định vai trò là ngân hàng thương mại Nhà nước lớn nhất trong hệ thống tổ chức tín dụng ở Việt Nam, kiên định với sứ mệnh chủ lực đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Trong suốt hành trình 36 năm phát triển, nguồn vốn Agribank đã và đang góp phần giúp nhiều doanh nghiệp Việt phát triển bền vững, vươn xa ra thế giới từ những nguyên liệu, sản phẩm nông nghiệp đặc thù của địa phương.
HoREA: Chưa cần thiết ban hành quyết định điều chỉnh bảng giá đất tại Thành phố Hồ Chí Minh

HoREA: Chưa cần thiết ban hành quyết định điều chỉnh bảng giá đất tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang lấy ý kiến để soạn thảo quyết định điều chỉnh Quyết định số 02/2020 ngày 16/1/2020 của Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM quy định về Bảng giá đất trên địa bàn Thành phố với nhiều thay đổi, đang nhận được sự quan tâm của dư luận, trong đó có đại diện các doanh nghiệp bất động sản.
Phường Đội Cấn: Tích cực chuyển đổi số trong cải cách hành chính

Phường Đội Cấn: Tích cực chuyển đổi số trong cải cách hành chính

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân phường Đội Cấn, quận Ba Đình, đã cho ra mắt 2 mô hình “Chứng thực không chờ, ngoài giờ hành chính” và mô hình chuyển đổi số trong cải cách hành chính “Chạm để kết nối”.
Nông thôn mới nâng cao giúp Hoài Đức đáp ứng nhiều hơn nữa các tiêu chí lên quận

Nông thôn mới nâng cao giúp Hoài Đức đáp ứng nhiều hơn nữa các tiêu chí lên quận

(LĐTĐ) Với việc sớm hoàn thành các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao, huyện Hoài Đức (Hà Nội) sẽ có thêm nhiều nguồn lực để tiếp tục nâng cao chất các tiêu chí nhằm đáp ứng yêu cầu đưa xã lên phường, huyện lên quận.
Hà Nội thực hiện nghiêm các yêu cầu của Trung ương về giáo dục liêm chính

Hà Nội thực hiện nghiêm các yêu cầu của Trung ương về giáo dục liêm chính

(LĐTĐ) Ngày 1/8, Đoàn khảo sát của Ban Chỉ đạo Trung ương, do đồng chí Phạm Tất Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương dẫn đầu, đã làm việc với Thành ủy Hà Nội về thực hiện Kế hoạch số 01-KH/BCĐ ngày 15/4/2024 của Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án trình Bộ Chính trị ban hành về Chỉ thị tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục liêm chính.
Thành phố Hồ Chí Minh thu ngân sách đạt hơn 308,72 nghìn tỷ đồng

Thành phố Hồ Chí Minh thu ngân sách đạt hơn 308,72 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đạt 308.724,05 tỷ đồng, đạt 63,94% dự toán, tăng 13,96% so cùng kỳ năm 2023.

Tin khác

Tháo gỡ vướng mắc kịp thời để hoàn thành dự án cả 3 lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa

Tháo gỡ vướng mắc kịp thời để hoàn thành dự án cả 3 lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa

(LĐTĐ) Giai đoạn 2022 - 2025, ngân sách thành phố Hà Nội đã bố trí trên 26.000 tỷ đồng thực hiện 1.218 dự án thuộc ba lĩnh vực: Văn hóa, y tế, tu bổ, tôn tạo di tích. Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị các đơn vị rà soát các dự án cấp Thành phố, cấp huyện, tổng hợp khó khăn, vướng mắc để tháo gỡ cho từng dự án.
Tập trung các giải pháp ứng phó, không để thương vong về người do mưa lũ

Tập trung các giải pháp ứng phó, không để thương vong về người do mưa lũ

(LĐTĐ) Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội đề nghị các địa phương tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn kỹ năng ứng phó mưa lớn, lũ lụt, sạt lở đất và ngập úng để người dân biết, chủ động phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại.
Hà Nội rút báo động lũ trên sông Tích

Hà Nội rút báo động lũ trên sông Tích

(LĐTĐ) Ngày 1/8, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội ban hành lệnh rút báo động lũ.
Thực hiện tốt "4 tại chỗ", kiên quyết không để xảy ra sự cố vỡ đê

Thực hiện tốt "4 tại chỗ", kiên quyết không để xảy ra sự cố vỡ đê

(LĐTĐ) Mới đây, tại buổi họp khẩn bàn biện pháp khắc phục hậu quả mưa lũ lớn, úng ngập tại các huyện: Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu 3 huyện ứng trực 24/24 để xử lý tình trạng ngập, lụt.
Báo chí Hà Nội phản ánh toàn diện, kịp thời các vấn đề thời sự, chính trị

Báo chí Hà Nội phản ánh toàn diện, kịp thời các vấn đề thời sự, chính trị

(LĐTĐ) Chiều 31/7, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban triển khai nhiệm vụ công tác báo chí Thành phố tháng 8/2024.
Hà Nội: Sẵn sàng ứng phó các sự cố môi trường trong mùa mưa bão

Hà Nội: Sẵn sàng ứng phó các sự cố môi trường trong mùa mưa bão

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị quản lý vận hành Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Sơn và Khu xử lý rác thải Xuân Sơn kiểm tra, giám sát chặt chẽ các bãi lưu giữ, chôn lấp chất thải, các hồ chứa nước rỉ rác; chuẩn bị phương án, nguồn lực sẵn sàng ứng phó kịp thời các tình huống nếu có sự cố xảy ra.
Siết chặt hơn nữa kỷ cương, kỷ luật và đạo đức công vụ

Siết chặt hơn nữa kỷ cương, kỷ luật và đạo đức công vụ

(LĐTĐ) Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác quản lý quy hoạch của Thủ đô, Sở Quy hoạch Kiến trúc (QHKT) Hà Nội đã đưa việc triển khai Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 7/8/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội” là một trong những nội dung bắt buộc về chế độ làm việc; đến nay đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần xây dựng Thành phố ngày càng khang trang, hiện đại.
Hội đồng nhân dân Thành phố tổ chức 2 kỳ họp chuyên đề để cụ thể hóa Luật Thủ đô

Hội đồng nhân dân Thành phố tổ chức 2 kỳ họp chuyên đề để cụ thể hóa Luật Thủ đô

(LĐTĐ) Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội dự kiến tổ chức 2 kỳ họp chuyên đề của HĐND Thành phố để xem xét, quyết định các nội dung quy định chi tiết và cơ chế, chính sách để triển khai thi hành Luật Thủ đô. Dự kiến 1 kỳ tổ chức trong tháng 11/2024 và 1 kỳ tổ chức trong tháng 5/2025.
Giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc

Giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc

(LĐTĐ) Hội thảo khoa học “70 năm Hội nghị quân sự Trung Giã - Giá trị lịch sử và bài học” đã nhận được hơn 40 báo cáo, tham luận. Mỗi tham luận là một công trình nghiên cứu độc lập, đi sâu luận giải từng vấn đề, góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn về Hội nghị quân sự Trung Giã, đây là tài liệu quý để nghiên cứu, tuyên truyền, học tập và giáo dục về lịch sử có giá trị.
Động lực xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội

Động lực xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội

(LĐTĐ) 70 năm đã qua, nhưng âm hưởng, ý nghĩa và những bài học của Hội nghị Trung Giã vẫn còn vang vọng, là động lực xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn.
Xem thêm
Phiên bản di động