Tăng cường bảo vệ lực lượng lao động phi chính thức

(LĐTĐ) Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, lực lượng lao động phi chính thức hiện có xu hướng gia tăng do quá trình toàn cầu hóa, tự do hoá thương mại, vì vậy cần phải có biện pháp để bảo vệ quyền lợi cho họ.

Tại Hội thảo "Xác thực và phổ biến Báo cáo kết quả nghiên cứu mô hình nghiệp đoàn tại Việt Nam và vấn đề đặt ra trong tình hình mới” tổ chức vừa qua tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), ông Đoàn Đức Hân, Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết: Lực lượng lao động phi chính thức việc làm hiện có xu hướng gia tăng do quá trình toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại gia tăng đã hình thành các mạng lưới sản xuất toàn cầu.

Bên cạnh đó, sự cạnh tranh quốc tế trong chuỗi cung ứng toàn cầu, sự xuất hiện của các mô hình kinh doanh mới, các tập đoàn đa quốc gia cùng với sự phát triển của cách mạng công nghiệp lần thứ tư và đại dịch Covid-19 khiến lao động phi chính thức gia tăng và đã trở thành vấn đề chung ở nhiều nước trên thế giới.

Tương tự, tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập sâu rộng nền kinh tế thế giới đã kéo theo sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng làm thay đổi bức tranh về lao động - việc làm. Thực tế này đã và đang đòi hỏi tổ chức Công đoàn hiện nay phải đa dạng các hình thức tập hợp người lao động để bảo vệ quyền lợi cho họ; chủ động tập hợp người lao động tự do, hợp pháp vào nghiệp đoàn cơ sở là cách mà tổ chức Công đoàn Việt Nam khẳng định sứ mệnh đại diện, bảo vệ quyền lợi người lao động.

Tăng cường bảo vệ lực lượng lao động phi chính thức
Toàn cảnh Hội thảo xác thực và phổ biến “Báo cáo kết quả nghiên cứu mô hình nghiệp đoàn tại Việt Nam và vấn đề đặt ra trong tình hình mới”.

Theo ông Đoàn Đức Hân, để bảo vệ người lao động trong bối cảnh hiện nay đòi hỏi vai trò của tất cả các bên liên quan, bao gồm: Chính phủ, người sử dụng lao động, Công đoàn, các cơ quan nghiên cứu, các cơ quan thông tin, truyền thông, tổ chức phi Chính phủ...

“Các bên quan hệ lao động cần cùng nhau thảo luận, tranh luận và đối thoại để tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và đưa ra các ý tưởng mới để giải quyết, từ đó xây dựng các giải pháp hiệu quả cho "bài toán phi chính thức" hướng tới một tương lai phát triển coi con người là trung tâm”, ông Hân chia sẻ.

Cùng quan điểm, bà Ingrid Chiristensen, Giám đốc văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế tại Việt Nam (ILO Việt Nam) đánh giá cao khi Việt Nam cũng như Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã và đang triển khai thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”.

“Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, tổ chức Công đoàn cùng với các cấp ngành đã tiên phong đã thúc đẩy nhiều hoạt động đổi mới, ứng phó linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong việc chăm lo, hỗ trợ người lao động ứng phó với đại dịch”, bà Ingrid Chiristensen nhấn mạnh.

Với vai trò của mình, bà Ingrid Chiristensen cho biết, ILO đã và đang làm việc, cùng với các đối tác 3 bên gồm: Chính phủ, tổ chức đại diện người lao động (là Công đoàn) và người sử dụng lao động thực hiện chiến lượt phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam thông qua chương trình quốc gia việc làm bền vững và khung hợp tác của Liên Hiệp quốc tại Việt Nam.

Là một trong những địa phương có số lao động phi chính thức nhiều nhất, bà Lê Thị Kim Thúy, Chủ tịch Liên đoàn lao động TP.HCM cho biết, những thay đổi và xu hướng lao động phi chính thức gia tăng, nhất là sau đại dịch Covid-19.

Theo bà Thúy, để tập hợp, phát triển đoàn viên, vận động thành lập nghiệp đoàn cơ sở, Liên đoàn Lao động Thành phố đã triển khai nhiều giải pháp tuyên truyền vận động; đẩy mạnh công tác khảo sát, cập nhật tình hình lao động, các ngành nghề; tăng cường công tác chăm lo vật chất tinh thần cho đoàn viên nghiệp đoàn; nâng cao năng lực hoạt động, đổi mới phương pháp đào tạo của đội ngũ cán bộ nghiệp đoàn...

Bà Thuý kiến nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xem xét điều chỉnh đánh giá, xếp loại chất lượng hoạt động Công đoàn cơ sở đối với nội dung của nghiệp đoàn cơ sở; cho phép cử cán bộ chuyên trách phường, khu phố cùng tham gia Ban Chấp hành các nghiệp đoàn để thuận tiện hơn trong các hoạt động; đoàn viên nghiệp đoàn hầu hết có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập không ổn định do đó có thể xem xét không thực hiện thu đoàn phí trong giai đoạn đầu thành lập…

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sau khi điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được công bố, thí sinh có thể tra cứu điểm thi trên Báo Lao động Thủ đô điện tử (tại địa chỉ https://laodongthudo.vn/tra-cuu-diem-thi).
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ngày 16/7, quận Bắc Từ Liêm tổ chức kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024) và phát động cao điểm ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), sáng nay (16/7), tại trụ sở UBND quận Hà Đông, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận tổ chức gặp mặt kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; biểu dương, khen thưởng 63 nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2023 và 85 gia đình “CNVCLĐ tiêu biểu” năm 2024.
Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Tổ đại biểu số 3 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội và Thường trực HĐND quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố và sau kỳ họp HĐND quận Đống Đa, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…

Tin khác

Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở tăng lên 2.340.000 đồng, dẫn đến mức tiền hưởng chế độ thai sản cũng tăng theo. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi tăng lên 4.680.000 đồng, chế độ dưỡng sức sau thai sản tăng lên 702.000 đồng/ngày.
Cô hiệu trưởng “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

Cô hiệu trưởng “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Cô Nguyễn Thị Kim Hoa - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hồng Thái (xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), có thâm niên công tác trong ngành giáo dục 27 năm. Từ một giáo viên trẻ còn nhiều bỡ ngỡ trở thành một cán bộ quản lý giỏi là cả một quá trình phấn đấu nỗ lực không ngừng của cô giáo Nguyễn Thị Kim Hoa.
Người không đủ điều kiện hưởng lương hưu có thể hưởng trợ cấp hằng tháng

Người không đủ điều kiện hưởng lương hưu có thể hưởng trợ cấp hằng tháng

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã bổ sung chế độ trợ cấp hằng tháng đối với người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Quy định tỷ lệ ngạch công chức từ 15/8/2024

Quy định tỷ lệ ngạch công chức từ 15/8/2024

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký ban hành Thông tư số 04/2024/TT-BNV sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2022/TT-BNV ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn việc xác định cơ cấu ngạch công chức.
Người nghèo từ 70 tuổi không có lương hưu được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội

Người nghèo từ 70 tuổi không có lương hưu được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội

(LĐTĐ) Trợ cấp hưu trí xã hội do ngân sách Nhà nước chi trả, nhằm hỗ trợ phần nào cho người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp là chính sách mới trong Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
6 tháng, Hà Nội chi trả trợ cấp xã hội trên 890 tỷ đồng

6 tháng, Hà Nội chi trả trợ cấp xã hội trên 890 tỷ đồng

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, toàn thành phố Hà Nội hiện có trên 203.000 đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; tổng kinh phí chi trả 6 tháng đầu năm 2024 cho các đối tượng hưởng trợ cấp xã hội là 896,9 tỷ đồng.
Người cao tuổi không có lương hưu được nhận trợ cấp xã hội

Người cao tuổi không có lương hưu được nhận trợ cấp xã hội

(LĐTĐ) Chính phủ đã nhiều lần ban hành văn bản hạ độ tuổi hưởng trợ cấp xã hội, nâng mức trợ cấp xã hội đối với người cao tuổi.
Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã gửi hồ sơ dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sang Bộ Tư pháp thẩm định, để tiếp tục hoàn thiện trước khi trình Chính phủ. Đáng chú ý, ở lần sửa đổi này, cơ quan soạn thảo đề xuất bổ sung thêm nhiều đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

(LĐTĐ) Nhu cầu sử dụng lao động tăng, do tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục tăng trưởng, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phục hồi và có nhiều dấu hiệu khởi sắc, nhiều doanh nghiệp mở rộng nhà xưởng để sản xuất.
Từ 1/7/2024, doanh nghiệp có phải trả thêm 7% lương cho người lao động có trình độ?

Từ 1/7/2024, doanh nghiệp có phải trả thêm 7% lương cho người lao động có trình độ?

(LĐTĐ) Nội dung Nghị định 74/2024/NĐ-CP ban hành ngày 30/6/2024 quy định mức lương tối thiểu cho người lao động hợp đồng. Người sử dụng lao động phải điều chỉnh chế độ lương phù hợp nhưng không được cắt giảm chế độ có lợi cho người lao động. Từ 1/7/2024, không bắt buộc trả thêm 7% lương cho người có trình độ cao hơn.
Xem thêm
Phiên bản di động