Sớm tháo gỡ các “điểm nghẽn” để đẩy mạnh giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2%

(LĐTĐ) Trước những bất cập về gói hỗ trợ lãi suất 2% cho một số loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh mà dư luận phản ánh, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành chức năng sớm tháo gỡ các “điểm nghẽn” để đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn giúp cộng đồng doanh nghiệp đẩy mạnh, sản xuất kinh doanh.
Doanh nghiệp mong mỏi gói hỗ trợ lãi suất 2% Doanh nghiệp vẫn lo khó chạm tới

Đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng

Phát biểu tại Tại Hội nghị triển khai Nghị định 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh 2% lãi suất khi vay vốn ngân hàng thương mại (NHTM) do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tổ chức vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, thực hiện các giải pháp tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội và Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, NHNN đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành có liên quan khẩn trương xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 31/2022/NĐ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh 2% lãi suất khi vay vốn ngân hàng thương mại.

Sớm tháo gỡ các “điểm nghẽn” để đẩy mạnh giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2%
Agribank là NHTM đầu tiên triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

Phó Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh, chính sách hỗ trợ lãi suất 2% là một chính sách mới, rất phù hợp trong điều kiện hiện nay, sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người dân, doanh nghiệp trong tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp, tận dụng thời cơ phát triển hoạt động sản xuất - kinh doanh trong tình hình mới, góp phần kích thích cả phía cung và cầu, tạo nền tảng để tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ theo hướng bền vững hơn.

Về kế hoạch, dự kiến triển khai, theo đánh giá của Phó Thủ tướng, NHNN đã kịp thời, chủ động theo thẩm quyền xem xét, phân bổ lại hạn mức cho các NHTM để tổng số vốn kế hoạch nằm trong mức vốn 40.000 tỷ đồng được giao trong 2 năm 2022 - 2023.

Phó Thủ tướng đánh giá cao việc các cơ quan đều thống nhất mục tiêu, quan điểm của chính sách hỗ trợ lãi suất là đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng, việc triển khai được đồng bộ, thống nhất. Xác định đây là một cấu phần của chính sách tài khóa, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước nên cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chính sách kinh tế vĩ mô, giữa các cấp, các ngành, từ Trung ương đến địa phương, sự vào cuộc, truyền thông, thông tin của các cơ quan thông tấn báo chí…để vốn ngân sách được giải ngân hiệu quả, kịp thời và vẫn phải đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật về hoạt động cho vay, hỗ trợ lãi suất…

Thời gian tới, để triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP kịp thời, hiệu quả, đúng đối tượng, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo NHNN tiếp tục chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành có liên quan thường xuyên theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả triển khai hỗ trợ lãi suất 2% từ NHNN đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh để kịp thời đề xuất các giải pháp hiệu quả, bám sát thực tiễn và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện theo đúng tinh thần của Nghị quyết. Các Bộ, ngành liên quan trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục phối hợp chặt chẽ với NHNN và ngành Ngân hàng triển khai thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ lãi suất.

Tín dụng tăng mạnh

Phát biểu báo cáo tại Hội nghị, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết: Nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thực hiện chủ trương của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian qua, ngành Ngân hàng bằng nguồn lực của mình đã chủ động triển khai nhiều chính sách, giải pháp về tiền tệ, tín dụng, lãi suất, thanh toán nhằm hỗ trợ khách hàng, nền kinh tế vượt qua khó khăn của đại dịch, khôi phục sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống.

Kết quả, đến hết tháng 6/2022, tín dụng toàn nền kinh tế đạt 11,4 triệu tỷ đồng, tăng 9,35% trong khi cùng kỳ chỉ tăng khoảng 6%. Huy động vốn đạt 11,8 triệu tỷ đồng, tăng 4,51% so với đầu năm, trong khi cùng kỳ năm 2021 chỉ tăng 4,09%. Cơ cấu tín dụng tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên.Các tổ chức tín dụng đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ lũy kế 709.000 tỷ đồng; tổng số tiền miễn giảm lãi đến nay trên 50.000 tỷ đồng.

Về hỗ trợ lãi suất 2%, Phó Thống đốc cho biết, ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 31/2022/NĐ-CP, NHNN kịp thời ban hành Thông tư, văn bản hướng dẫn triển khai chính sách, hướng dẫn hạch toán kế toán. Bên cạnh đó, NHNN đôn đốc các NHTM khẩn trương đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất. NHNN đã tổng hợp, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính báo cáo cấp có thẩm quyền để giao bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2022 (gần 16.035 tỷ đồng), bố trí kế hoạch đầu tư công năm 2023 (23.965 tỷ đồng). NHNN cũng đã có thông báo hạn mức hỗ trợ lãi suất dự kiến năm 2022 tới từng NHTM để triển khai sớm chính sách.

Cần kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Thông tin về đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách Nhà nước trị giá 40.000 tỷ đồng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết, đối tượng được hỗ trợ lãi suất phải đảm bảo 2 điều kiện.

Ngoài điều kiện có ngành nghề đăng ký kinh doanh thuộc 9 ngành nghề và mục đích vay vốn cũng phải thuộc 9 ngành nghề gồm hàng không, vận tải kho bãi; du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống; giáo dục - đào tạo; nông - lâm nghiệp - thủy sản; công nghiệp chế biến - chế tạo; xuất bản phần mềm, lập trình máy vi tính và hoạt động liên quan, hoạt động dịch vụ thông tin; bao gồm cả hoạt động xây dựng phục vụ trực tiếp cho các ngành kinh tế này, trừ hoạt động xây dựng cho mục đích kinh doanh bất động sản.

Ngoài ra, nhóm khách hàng thực hiện dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ (danh mục dự án do Bộ Xây dựng tổng hợp từ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và công bố bằng văn bản, trên cổng thông tin điện tử của Bộ) cũng được hưởng hỗ trợ lãi suất 2%.

Tuy nhiên, các khoản vay được hỗ trợ lãi suất phải đáp ứng các điều kiện vay vốn thông thường, được ký kết thỏa thuận cho vay và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2022 đến ngày 31/12/2023, sử dụng vốn đúng mục đích. Đặc biệt, chưa được hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước theo các chính sách khác.

Chủ tịch ngân hàng Agribank Phạm Đức Ấn cũng cho biết, tham gia gói hỗ trợ lãi suất 2%, Agribank đăng ký hạn mức khoảng 5.000 tỷ đồng. Đây là một chính sách phù hợp, tuy nhiên, trong quá trình triển khai không tránh khỏi phát sinh các vấn đề, đặc biệt, đối tượng khách hàng là hộ gia đình của Agribank rất lớn, cũng không có đăng ký kinh doanh. Do đó, Agribank mong muốn Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản giải thích và trả lời về vấn đề này để ngân hàng có cơ sở tiếp tục làm việc với khách hàng.

“Hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nhỏ lẻ, đầu vào, hồ sơ chứng từ, hoá đơn cũng là một vấn đề khó khăn đối với Agribank. Mong rằng với chỉ đạo sát sao của NHNN cũng như Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, những vấn đề này trong thời gian tới sẽ được giải quyết”, ông Phạm Đức Ấn đề nghị./.

H.Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

(LĐTĐ) Tổng cục Thuế khẳng định, công tác quản lý thuế đối với các sàn thương mại điện tử (TMĐT) cả trong nước và sàn TMĐT có yếu tố xuyên biên giới mà hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đều được cơ quan thuế Việt Nam thực hiện quản lý thuế chặt chẽ, đảm bảo thu đúng, thu đủ, công bằng, minh bạch theo đúng quy định pháp luật thuế của Việt Nam.
Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng

Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn trong 10 tháng năm 2024 đã đạt 425,2 nghìn tỷ đồng, vượt 4,1% so với dự toán cả năm và tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Giá vàng hôm nay (31/10): Tiếp tục tăng cao

Giá vàng hôm nay (31/10): Tiếp tục tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (31/10), song hành với giá vàng thế giới, giá vàng trong nước vẫn tiếp tục tăng lên mức 90 triệu đồng/lượng.
Khuyến cáo người nộp thuế không cung cấp thông tin cá nhân cho đối tượng không rõ danh tính

Khuyến cáo người nộp thuế không cung cấp thông tin cá nhân cho đối tượng không rõ danh tính

Tổng cục Thuế đã nhiều lần đưa ra khuyến cáo, người nộp thuế khi nhận được các tin nhắn, cần kiểm tra kỹ nội dung, không vội vã trả lời hay thực hiện theo nội dung hướng dẫn trong tin nhắn. Đặc biệt không cung cấp thông tin cá nhân cho các đối tượng không rõ danh tính.
Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 11/2024

Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 11/2024

(LĐTĐ) Một loạt chính sách liên quan đến vấn đề kinh tế như hỗ trợ phát triển hợp tác xã, thông tư quy định về giao dịch chứng khoán và loạt thông tư quy định về mức lãi suất của tổ chức, cá nhân... sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 11/2024.
Giá vàng hôm nay (28/10): Giá vàng duy trì quanh mức 89 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn tăng cao

Giá vàng hôm nay (28/10): Giá vàng duy trì quanh mức 89 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 28/10, Công ty SJC đang duy trì niêm yết giá mua - bán ở mức 87 - 89 triệu đồng/lượng nhưng giá vàng nhẫn tăng cao.
Hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận tài chính số toàn diện

Hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận tài chính số toàn diện

(LĐTĐ) Tài chính toàn diện cũng là một trong những giải pháp quan trọng để tiến tới mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Ngành Ngân hàng luôn trăn trở việc làm thế nào để hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa có sự hiểu biết về tài chính và có thể tiếp cận tài chính một cách bình đẳng.
Bảo vệ người tiêu dùng trước các rủi ro sử dụng tài chính số

Bảo vệ người tiêu dùng trước các rủi ro sử dụng tài chính số

(LĐTĐ) Sự bùng nổ các giải pháp tài chính công nghệ trong tài chính số đã tác động đáng kể đối với lĩnh vực tài chính, ngân hàng, làm gia tăng cơ hội mở rộng tiếp cận tài cho người dân, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện. Tuy nhiên đi cùng với đó là những rủi ro, cần có những biện pháp bảo vệ người tiêu dùng.
Nhiều vi phạm trong kinh doanh thương mại điện tử

Nhiều vi phạm trong kinh doanh thương mại điện tử

(LĐTĐ) Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) không chỉ tạo ra cơ hội lớn trong việc mở rộng thị trường và nâng cao sức cạnh tranh mà còn mang đến những thách thức mới trong công tác quản lý thuế.
Đã đến lúc điều chỉnh chính sách tài khóa trở lại trạng thái bình thường

Đã đến lúc điều chỉnh chính sách tài khóa trở lại trạng thái bình thường

(LĐTĐ) Có thể thấy, việc triển khai chính sách tài khóa mở rộng trong một thời gian khá dài từ 2020 - 2024 một mặt đã có tác động tích cực giúp nền kinh tế phục hồi và bước vào quỹ đạo trăng trưởng cao, mặt khác cũng khiến chúng ta đối mặt với áp lực kiểm soát lạm phát. Vì vậy, chính sách tài khóa trong năm tới dự kiến sẽ cơ bản chuyển về trạng thái bình thường.
Xem thêm
Phiên bản di động