Số người chết do tai nạn trong 3 ngày nghỉ Tết Nhâm Dần giảm
Kế hoạch vận hành xe buýt Thủ đô những ngày đón năm mới Đi lễ chùa đầu xuân an toàn trong mùa dịch Tâm sự của tiểu thương mưu sinh ngày cận Tết |
Theo đó, 3 ngày Tết Nguyên đán Nhâm Dần từ 31/1 đến ngày 2/2 (tức từ ngày 29 tháng Chạp đến ngày 2 Tết) toàn quốc xảy ra 60 vụ tai nạn giao thông, làm chết 36 người, bị thương 33 người (so với 3 ngày cùng kỳ Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021 giảm 6 vụ, giảm 7 người chết; giảm 4 người bị thương).
Đáng chú ý, tại địa bàn Hà Nội, tình hình giao thông trên toàn địa bàn được bảo đảm, ổn định, không xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng kéo dài. Trong đó, lưu lượng phương tiện giao thông trên các tuyến cao tốc (Pháp Vân - Cầu Giẽ, Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Hải Phòng) và các cửa ngõ ra vào Thủ đô giảm mạnh do lượng lớn người tham gia giao thông đã di chuyển về quê trong 2 ngày 29, 30/1.
Các khu vực Bến xe (Nước Ngầm, Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm...) vắng phương tiện vận tải chở khách và hành khách nên không có tình trạng chèo kéo gây mất an ninh trật tự, ATGT.
Tình hình trật tự, ATGT dịp Tết Nguyên đán có nhiều cải thiện. |
Các tuyến đường Vành đai và trục xuyên tâm khu vực nội thành Hà Nội (Vành đai 2, 3, 4) lưu lượng phương tiện tham gia giao thông trước và sau đêm giao thừa có tăng so với ngày 31/1 (do người dân xuống phố đón giao thừa và lễ chùa đầu năm), trên Vành đai 3 gần nút Pháp Vân - Cầu Giẽ có hiện tượng ùn tắc cục bộ do lưu lượng phương tiện giao thông cá nhân tăng cao, nhưng giao thông vẫn được đảm bảo ổn định; hệ thống đèn tín hiệu giao thông hoạt động bình thường phục vụ tốt cho việc di chuyển, đi lại của người tham gia giao thông trên địa bàn Thủ đô.
Theo Ủy ban ATGT Quốc gia, do ảnh hưởng của Covid-19, nhu cầu sử dụng phương tiện cá nhân của người dân tăng cao, ùn tắc giao thông sẽ diễn biến phức tạp, đặc biệt là các ngày cuối của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, trên các trục chính và các đầu mối giao thông quan trọng của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Bởi vậy, các cơ quan chức năng và các địa phương cần tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp trong công điện 1725/CĐ-TTg ngày 13/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ; tuyệt đối không được xảy ra tình trạng lơ là, chủ quan, đặc biệt chú trọng tới các giải pháp thông tin truyền thông, phân luồng, giám sát, xử lý sự cố kịp thời để kéo giảm ùn tắc giao thông.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025
Giao thông 20/12/2024 13:50
Triển khai mô hình "Bến khách an toàn giao thông"
Giao thông 19/12/2024 17:29
Quy hoạch luồng tuyến vận tải hành khách tại Hà Nội: Hiệu quả song vẫn cần kiểm tra giám sát
Giao thông 19/12/2024 11:33
Chủ trương cấm xe 29 chỗ vào thành phố Nha Trang giờ cao điểm làm "nóng" hội nghị đối thoại với doanh nghiệp
Giao thông 18/12/2024 18:08
TP.HCM: Bố trí 150 xe buýt điện tại 17 tuyến kết nối với các nhà ga trên tuyến metro số 1
Giao thông 18/12/2024 16:00
Chỉnh trang nhiều tuyến phố: Vừa thi công vừa đảm bảo giao thông thông suốt
Giao thông 17/12/2024 13:43
Hà Nội cam kết sẽ hoàn thành nhiều dự án giao thông trọng điểm trong năm 2025
Giao thông 17/12/2024 13:42
Chủ động nhiều giải pháp bảo đảm an toàn giao thông dịp Tết
Giao thông 17/12/2024 11:36
Xử lý nghiêm vi phạm, đảm bảo an toàn giao thông dịp cuối năm
Giao thông 17/12/2024 09:44