Đi lễ chùa đầu xuân an toàn trong mùa dịch

(LĐTĐ) Phong tục lễ chùa đầu xuân đã trở thành nếp văn hóa tâm linh gắn liền với tín ngưỡng, là nét đẹp của nền văn hóa Việt. Vẫn phong tục đó, nhưng với năm mới Nhâm Dần 2022 này, mọi người đi lễ chùa đầu năm đã có ý thức tự đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng. Không chỉ cầu tài lộc cho bản thân mà mỗi người đều có chung một mong ước đủ đầy về sức khỏe và dịch bệnh tiêu tan.
Người dân thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang đi lễ chùa ngày Mùng 1 Tết Đầu xuân đi lễ Chùa Hà Nô nức đi lễ chùa Đậu đầu Xuân

Ngay sau giờ phút đón giao thừa, thời khắc chuyển giao của năm cũ và năm mới, chị Nguyễn Thị Tuyết (huyện Nam Trực, Nam Định) đến chùa thắp hương để cầu an, cầu tài, cầu lộc. Chị Tuyết cho biết, năm nào chị cũng cùng gia đình đi lễ chùa cầu may. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên chỉ có chị và con trai đại diện cho gia đình đi lễ, thời gian đi lễ cũng ngắn gọn và nhanh chóng hơn.

“Năm qua là một năm khó khăn nên tôi cầu mong năm mới bình an, nhiều may mắn, nhất là mong cho dịch bệnh Covid-19 sớm qua đi để cuộc sống được bình yên trở lại. Để đảm bảo an toàn, khi đi chùa, tôi chủ động đeo khẩu trang, sát khuẩn, tránh tụ tập chỗ đông người và thực hiện các nghi lễ nhanh chóng hơn mọi năm”, chị Tuyết cho biết.

Đi lễ chùa đầu xuân an toàn trong mùa dịch
Đi lễ chùa đầu năm là một trong những nét đẹp của người Việt

Không chỉ chị Tuyết mà đi chùa đã trở thành một việc làm không thể thiếu của rất nhiều người dân Việt Nam mỗi dịp Tết đến, xuân về. Bà Lê Thị Hương (Hà Trung, Thanh Hóa) cho biết, khác với mọi năm, năm nay, bà chọn thời điểm buổi trưa để đến chùa đi lễ, tránh trường hợp tập trung đông đúc. Cũng theo bà Hương, mặc dù số lượng người không quá đông đúc như thời điểm chưa có dịch bệnh Covid-19, nhưng mật độ người đến lễ tại chùa vẫn khá đông. Đa phần mọi người đều có ý thức phòng, chống dịch bệnh.

“Mỗi độ Tết về, khi được sum họp, quây quần bên người thân, cùng đi với nhau đến những nơi thanh tịnh trong thời gian nghỉ ngơi để vãn cảnh đó là lúc trải nghiệm sự an yên của thân, trí, tâm của mỗi người. Từ đó, cảm nhận về sự yêu thương bên cạnh người thân và vượt ra khỏi gia đình là thân hữu, cộng đồng… Đó là nét đẹp thể hiện ý nghĩa thiết thực của đời sống con người đáng trân trọng, cần được duy trì. Năm nay, mặc dù cả gia đình tôi không được cùng nhau vãn cảnh chùa đầu năm nhưng trải qua một năm dịch bệnh, tôi cảm thấy thực sự may mắn khi mọi người trong gia đình vẫn bình an”, bà Hương xúc động bày tỏ.

Từ xưa đến nay, mọi người đến chùa với nhiều mục đích khác nhau, người thì cầu tài, cầu lộc, cầu duyên; người thì cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và người trong gia đình, cũng có những người đến chùa chỉ để tìm lấy những giây phút bình yên nhằm xua tan đi những lo toan bộn bề trong cuộc sống. Nhưng nói chung, khi đến chùa mọi người đều mang theo tấm lòng thành kính, từ đó họ tìm được đến với đức tin, sự thanh thản, bình an trong tâm hồn. Ai cũng tin tưởng vào năm mới tốt đẹp vì lời khấn nguyện thành tâm đã đến được các đấng linh thiêng…

Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) phân tích đi lễ đầu năm cầu bình an, may mắn được xem là nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc. Nhưng trong bối cảnh diễn biến dịch Covid-19 diễn biến phức tạp thì việc đi lễ hội năm nay không thể như thường lệ, mà phải thực hiện theo bình thường mới, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.

Theo đó, người dân khi đi lễ trong điều kiện bình thường mới cần nâng cao cảnh giác hơn. Càng chỗ đông người càng cần tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch. Về phía chính quyền, Ban quản lý lễ hội, khu du lịch tâm linh… khi mở cửa tiếp khách cần cam kết với chính quyền địa phương về việc tổ chức, thực hiện đúng theo các quy định phòng, chống dịch như: đeo khẩu trang, tuân thủ giãn cách... Các điểm đến này cũng cần có giải pháp phân luồng tiếp nhận du khách theo số lượng nhất định, hoặc áp dụng cầu nguyện online để đáp ứng nhu cầu tâm linh.

Về phía người dân, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, PGS.TS Nguyễn Huy Nga khuyến cáo, người dân cần thực hiện nghiêm túc khuyến cáo của Bộ Y tế nơi công cộng, trong đó có hoạt động du xuân vãn cảnh đền, chùa như đeo khẩu trang y tế đúng cách, hạn chế tiếp xúc với người bệnh viêm đường hô hấp cấp, giữ ấm cơ thể, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng, không tụ tập đông người...

Được biết, trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng đã có văn bản yêu cầu các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước tổ chức nghi lễ cầu an Tết Nhâm Dần đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch và các hoạt động mừng Xuân mới an vui.

Theo đó, các chùa, cơ sở tự viện tăng cường nâng cao ý thức tự giác trong phòng, chống dịch Covid-19, không lơ là, chủ quan; tuyên truyền, phổ biến việc chấp hành nghiêm quy định của các cấp chính quyền đảm bảo an toàn trong các hoạt động văn hóa, lễ hội, tạo sự đồng thuận trong xã hội để đồng bào Phật tử và nhân dân vui Xuân, đón Tết.

Các chùa, cơ sở tự viện và tăng, ni khi tổ chức, thực hành các nghi lễ cầu quốc thái dân an, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của người dân trong dịp Tết Nhâm Dần phải đảm bảo không tập trung đông người, nghi lễ trang nghiêm, thời gian phù hợp ngắn gọn, tiết kiệm.

Đồng thời, tăng cường các bài giảng, pháp thoại, hướng dẫn thực hành thiền và các khóa tu, các buổi lễ cầu an online kết nối rộng rãi với đồng bào Phật tử trong nước và Việt kiều ở nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh, đem đến tinh thần lạc quan, sự bình an, giảm các tác động căng thẳng tâm lý do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong thời gian dài vừa qua...

Với người Việt, đi lễ chùa đầu năm không đơn giản chỉ để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, là lúc mỗi người tìm về với cội nguồn dân tộc. Bởi vậy, không chỉ đi chùa vào đêm giao thừa và sáng mùng 1 Tết, người Việt còn có phong tục đi chùa du xuân trong tất cả các ngày Tết Nguyên đán.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn các cấp huyện Mỹ Đức thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm

Công đoàn các cấp huyện Mỹ Đức thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm

(LĐTĐ) Trong thời gian tới, các cấp Công đoàn huyện Mỹ Đức sẽ tiếp tục tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 5/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố.
Không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư

Không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư

(LĐTĐ) Về công tác cán bộ sau sắp xếp đơn vị hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu thực hiện, vận dụng theo nguyên tắc lắng nghe, đáp ứng nguyện vọng về công việc theo quy định, không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư.
Gia Lâm: Nhiều hoạt động thiết thực hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

Gia Lâm: Nhiều hoạt động thiết thực hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đề nghị các cấp Công đoàn huyện dồn sức, hợp lực tập trung tổ chức các hoạt động thiết thực, hiệu quả hướng về cơ sở, người lao động để Tháng Công nhân thực sự trở thành ngày hội của công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện.
Hội nghị lần thứ 4 Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII: Cho ý kiến vào 13 nội dung

Hội nghị lần thứ 4 Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII: Cho ý kiến vào 13 nội dung

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam khóa XIII tổ chức hội nghị lần thứ 4, cho ý kiến vào 13 nội dung; trong đó tập trung bàn các giải pháp xây dựng đội ngũ Chủ tịch Công đoàn cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là Chủ tịch Công đoàn doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước.
Quận Đống Đa: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Tháng Công nhân" năm 2024

Quận Đống Đa: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Tháng Công nhân" năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận Đống Đa tổ chức Lễ phát động “Tháng Công nhân”, “Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động” năm 2024 và phát động thi đua cao điểm 95 ngày chào mừng 95 năm thành lập Công đoàn Việt Nam.
Khẩn trương tìm kiếm 4 người mất tích trong vụ chìm thuyền tại Quảng Ninh

Khẩn trương tìm kiếm 4 người mất tích trong vụ chìm thuyền tại Quảng Ninh

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 40/CĐ-TTg ngày 25/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục sự cố chìm thuyền trên sông Chanh thuộc địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Tin khác

Nắng nóng trên diện rộng và kéo dài nhiều ngày dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5

Nắng nóng trên diện rộng và kéo dài nhiều ngày dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết từ 26/4-1/5, cơ quan khí tượng cho biết, Tây Bắc Bộ khả năng nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt. Đông Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, khu đồng bằng từ 27-30/4 khả năng nắng nóng diện rộng.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/5/2024, nhiều Nghị định mới bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Hội Nông dân Hà Nội và Lai Châu phối hợp quảng bá, tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP

Hội Nông dân Hà Nội và Lai Châu phối hợp quảng bá, tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP

(LĐTĐ) Hội Nông dân Hà Nội và Lai Châu hợp tác, ký kết chương trình phối hợp tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP, và phát triển nông thôn mới từ 2024 - 2028, sau khi thăm quan làng gốm Bát Tràng và mô hình trồng hoa.
Tăng cường kiểm soát, ngăn chặn quảng cáo cờ bạc, cá độ trái phép trên truyền hình

Tăng cường kiểm soát, ngăn chặn quảng cáo cờ bạc, cá độ trái phép trên truyền hình

(LĐTĐ) Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) có văn bản cảnh báo gửi tới các Đài phát thanh, truyền hình, các đơn vị hoạt động truyền hình, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền về việc kiểm soát, ngăn chặn quảng cáo cờ bạc, cá độ trái phép trên truyền hình.
Ngày Trái đất 2024: Hành tinh chống lại nhựa

Ngày Trái đất 2024: Hành tinh chống lại nhựa

(LĐTĐ) Năm nay, chủ đề của Ngày Trái đất trên toàn cầu có tên "Planet vs Plastic" (Hành tinh chống lại Nhựa), đặt mục tiêu giảm 60% sản lượng tất cả các loại nhựa vào năm 2040.
Mưa tháng Tư

Mưa tháng Tư

(LĐTĐ) Mưa tháng Tư, những giọt nước tinh khiết đánh thức cảm xúc, gợi nhớ ký ức và nuôi dưỡng tâm hồn phơi phới hy vọng.
Nghệ An vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác cai nghiện ma tuý

Nghệ An vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác cai nghiện ma tuý

(LĐTĐ) Nghệ An là một trong những tỉnh trọng điểm về tệ nạn ma tuý của cả nước. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 3.681 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, 390 người sử dụng trái phép chất ma túy.
3 chủ nhân giải thưởng VinFuture 2023 lọt Top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới

3 chủ nhân giải thưởng VinFuture 2023 lọt Top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới

(LĐTĐ) Tạp Chí Time công bố danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2024, trong đó có 3 Chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture 2023 là GS. Daniel Joshua Drucker (Canada), GS. Joel Francis Habener và PGS. Svetlana Mojsov (Hoa Kỳ). Đây là các nhà khoa học đã được VinFuture vinh danh nhờ công trình khám phá ra phương pháp điều trị bệnh tiểu đường, béo phì và thúc đẩy các liệu pháp điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh.
Nơi làm việc ấm áp tình thân

Nơi làm việc ấm áp tình thân

(LĐTĐ) 8 năm qua, Công ty Cổ phần (CP) Lương thực vật tư nông nghiệp Nghệ An thực hiện chính sách cho người lao động vay tiền để trang trải cuộc sống, để rồi người lao động nơi đây luôn cảm thấy may mắn khi có thêm một ngôi nhà ấm áp, đó là công ty.
Người nổi tiếng tiếp tay cho quảng cáo sai sự thật sẽ bị xử lý

Người nổi tiếng tiếp tay cho quảng cáo sai sự thật sẽ bị xử lý

(LĐTĐ) Trong những năm gần đây, không ít người nổi tiếng, nghệ sĩ đã tham gia giới thiệu, mời chào hoặc quảng cáo cho các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không đảm bảo chất lượng đã làm ảnh hưởng tới quyền lợi cũng như gây bức xúc trong nhân dân. Nhiều sản phẩm được quảng cáo có tác dụng điều trị bệnh dù chưa được Bộ Y tế cấp phép sản xuất, lưu hành tại Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động