Số hóa dữ liệu dân cư Thủ đô
Xây dựng ứng dụng dịch vụ công trên thiết bị di động Dữ liệu dân cư, hộ tịch phải được đảm bảo an toàn Tháo gỡ vướng mắc, thực hiện hiệu quả Đề án 06 |
Nhiều mô hình hỗ trợ người dân
Sơ kết 1 năm triển khai Đề án 06, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Ky, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho biết, Thành phố đã hoàn thành triển khai 25/25 dịch vụ công thiết yếu theo đúng lộ trình, trong đó có 9/25 dịch vụ công trực tuyến được tiếp nhận và giải quyết hoàn toàn trực tuyến. Ngoài danh mục 25 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06, Thành phố đã hoàn thành tái cấu trúc và tích hợp 800/1.085 dịch vụ công trực tuyến lên Cổng dịch vụ công Quốc gia...
Cán bộ, chiến sĩ Công an phường Đội Cấn hướng dẫn người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: HL |
Đáng quan tâm, tất cả quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố đã xây dựng và triển khai các mô hình để hỗ trợ người dân tiếp cận và thực hiện các dịch vụ công trực tuyến. Nhiều mô hình sáng tạo đã được thành lập như “Tổ cơ động hỗ trợ dịch vụ công trực tuyến tại nhà”, “Ngày thứ Sáu xanh”, “Ngày thứ Ba không viết”, “Ngày thứ Bảy tình nguyện hỗ trợ nhân dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến”, “Điểm hỗ trợ thực hiện thủ tục hành chính 24/24”...
Mô hình "Đội cơ động hỗ trợ dịch vụ công trực tuyến tại nhà" của phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, với phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, cầm tay hướng dẫn từng người dân” thực hiện dịch vụ công trực tuyến đang phát huy hiệu quả tốt và được nhân rộng. Nhờ việc tiếp cận từng hộ dân để hỗ trợ, tư vấn, tỷ lệ người dân trên địa bàn phường hiểu biết, thực hiện các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công ngày càng cao.
Là đơn vị được chọn làm thí điểm hai thủ tục liên thông “Đăng ký khai sinh - Đăng ký thường trú - Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi” và “Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng phí”, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm đã soạn thảo tờ hướng dẫn chi tiết công dân khai hồ sơ dịch vụ công, niêm yết mã QR để công dân dễ dàng tra cứu, lập, đăng ký tài khoản dịch vụ công quốc gia. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền qua trang Thông tin điện tử, fanpage của phường, trong các nhóm zalo của các tổ dân phố, mạng xã hội...
Tại phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Ủy ban nhân dân (UBND) phường đã thành lập Ban Chỉ đạo Đề án 06 và 20 Tổ công tác Đề án 06 để chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ cụ thể. Trong đó, chú trọng việc tuyên truyền, phổ biến nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc triển khai, thực hiện Đề án đến các tầng lớp nhân dân, cán bộ trực tiếp giải quyết dịch vụ công cấp cơ sở.
Bà Vũ Thị Thủy, Chủ tịch UBND phường cho hay, phường Nghĩa Tân đã triển khai mô hình điểm đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến tại Nhà văn hóa Bắc Nghĩa Tân. Các Tổ công tác đóng vai trò nòng cốt trong việc tuyên truyền hướng dẫn người dân nhận thức được tiện ích của dịch vụ công trực tuyến, nhằm tiết kiệm thời gian và công sức khi không phải làm thủ tục hành chính trực tiếp...
Hỗ trợ dịch vụ công qua trang zalo điện tử
Mới đây, phường Đội Cấn, quận Ba Đình đã ra mắt mô hình “hỗ trợ dịch vụ công qua trang zalo điện tử” trên địa bàn phường, thí điểm triển khai “Tổ công tác tình nguyện thực hiện Đề án 06” tại địa bàn dân cư số 6.
Bà Ngô Thị Minh Hằng, Chủ tịch UBND phường cho biết, mô hình “hỗ trợ dịch vụ công qua trang zalo điện tử” được triển khai nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND phường trong việc thực hiện dịch vụ công mức độ 3, 4; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ công cũng như giúp công dân, doanh nghiệp có thể giao tiếp với chính quyền 24/24 giờ, tại bất cứ nơi đâu có kết nối internet để giảm thời gian đi lại.
Tính đến ngày 22/2, toàn Thành phố đã thu nhận 6.576.951 hồ sơ cấp CCCD gắn chip đối với các trường hợp công dân trong độ tuổi quy định, đã nhận và trả 6.018.796 thẻ CCCD cho người dân; đã thu nhận 4.203.923/6.220.864 hồ sơ đề nghị cấp định danh điện tử, đạt 67,6% so với chỉ tiêu, trong đó, toàn Thành phố đã kích hoạt 15.121 tài khoản định danh mức 1 và 724.752 tài khoản định danh mức 2. |
“Tổ công tác tình nguyện thực hiện Đề án 06” sẽ tuyên truyền, hỗ trợ 100% công dân trên địa bàn hiểu về “chuyển đổi số”, với mục tiêu 100% công dân địa bàn dân cư số 6 có căn cước công dân gắn chip và sử dụng ứng dụng VneID, 100% hộ gia đình có ít nhất 1 tài khoản dịch vụ công quốc gia; 100% công dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia được hỗ trợ, hướng dẫn 24/7; 100% phản ánh, kiến nghị của công dân đến lãnh đạo UBND phường, Công an phường được giải quyết nhanh nhất...
Được cán bộ Công an phường hướng dẫn tham gia nhóm Zalo “hỗ trợ dịch vụ công qua trang zalo điện tử” và thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên điện thoại thông minh, bà Đỗ Thị Thảo (trú tại Tổ 3, phường Đội Cấn) phấn khởi cho biết, với người lớn tuổi, được hướng dẫn cài đặt và sử dụng là có thể thực hiện được. “Làm thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công trực tuyến rất tiện lợi, tôi mong ngày càng có nhiều thủ tục có thể thực hiện được như thế này”, bà Thảo chia sẻ.
“Đi từng ngõ, gõ từng nhà”
Làm căn cước công dân (CCCD) gắn chíp và kích hoạt tài khoản định danh điện tử cho công dân được xem là tiền đề để triển khai thực hiện Đề án 06. Vì vậy, thời gian qua, lực lượng nòng cốt trong việc triển khai Đề án 06 - Công an các quận, huyện, xã, phường trên địa bàn Thành phố đã “đi từng ngõ, gõ từng nhà” tuyên truyền, động viên người dân làm CCCD gắn chip. Tại nhiều phường, xã, các chiến sĩ Công an đem theo máy móc, trang thiết bị đến tận nhà, làm thêm ngoài giờ hành chính để hoàn thành chiến dịch hỗ trợ người dân làm CCCD gắn chíp...
Có thể thấy, việc thực hiện Đề án 06 trên địa bàn Hà Nội đang được thực hiện quyết liệt, đồng bộ. Tuy nhiên, trong thực tế, vẫn còn không ít người dân có thói quen thực hiện các thủ tục hành chính bằng hình thức nộp hồ sơ trực tiếp, một bộ phận người dân hạn chế trong sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, hệ thống phần mềm Cơ sở dữ liệu dân cư còn bị lỗi, dữ liệu chưa đồng bộ, đầy đủ... dẫn đến khó khăn cho việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ trên hệ thống, đang là những khó khăn khi thực hiện Đề án 06.
Vì vậy, để việc thực hiện Đề án 06 hiệu quả hơn, các cơ quan chức năng cần khắc phục các lỗi kỹ thuật, nâng cấp, đảm bảo hệ thống phần mềm hoạt động ổn định; cải thiện, đơn giản hóa các ứng dụng trực tuyến dể người dân dễ tiếp cận và thực hiện, cũng như đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, hướng dẫn dễ hiểu, dễ nhớ hơn...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Tin khác
Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin
Xã hội 21/11/2024 15:46
Bảo đảm an toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia
Xã hội 21/11/2024 13:52
Cơ hội thúc đẩy ứng dụng AI và hợp tác số toàn cầu
Xã hội 20/11/2024 07:58
FPT và Sun Life Việt Nam hợp tác chuyển đổi số, nâng tầm trải nghiệm khách hàng
Chuyển đổi số 15/11/2024 14:42
Quy định mới quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
Chuyển đổi số 12/11/2024 07:41
iHaNoi giúp thu hẹp khoảng cách chính quyền với người dân
Chuyển đổi số 11/11/2024 14:27
Sắp diễn ra Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II
Xã hội 10/11/2024 07:11
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện
Chuyển đổi số 05/11/2024 14:41
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Chuyển đổi số 05/11/2024 09:15
Công đoàn Việt Nam luôn nỗ lực xây dựng con người và công nghệ hướng tới một Việt Nam bao trùm số
Chuyển đổi số 18/10/2024 20:56