“Siêu dự án” đường sắt tốc độ cao: Ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn

Không chỉ là “tham vọng” ăn sáng Hà Nội, cà phê tối Sài Gòn, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho rằng với vận tốc 300km/h, chúng ta có thể ăn sáng ở Hà Nội và ăn trưa ở TPHCM.
Bộ GTVT lại đau đầu vì Đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Bên lề Hội thảo Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông chiều 8/7, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông cho biết, đường sắt tốc độ cao đã nằm trong chiến lược hoạch định và phát triển, phải có đường sắt tốc độ cao mới đáp ứng được nhu cầu vận tải trong tương lai.

Phóng viên: Thưa Thứ trưởng, trong chiến lược phát triển đường sắt Việt Nam từ nay đến năm 2020 tầm nhìn 2050, có đề cập đến việc xây dựng đường sắt tốc độ cao, xin Thứ trưởng cho biết cụ thể?

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông: Chiến lược phát triển đường sắt Việt Nam từ nay đến năm 2020 tầm nhìn 2050, trong đó xác định hướng phát triển rất cụ thể đối với đường sắt hiện hữu và đường sắt xây dựng mới của các tuyến.

Chúng tôi cho rằng tuyến hành lang Bắc - Nam từ Hà Nội vào TPHCM là hành lang hết sức quan trọng trong hoạt động vận tải, trên hành lang này có rất nhiều phương thức tham gia như đường hàng không, đường bộ, đường biển và đường sắt. Tuy nhiên, đánh giá chung thì mỗi phương thức vận tải có một ưu thế riêng, với đường sắt là vận tải đường dài, khối lượng lớn và phải xây dựng một tuyến đường sắt mới trong tương lai mới đáp ứng được nhu cầu vận tải.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông

Theo hoạch định và chiến lược nghiên cứu thì từ nay đến năm 2020 tập trung vào đầu tư nâng cấp cải tạo đường sắt hiện hữu để nâng cao năng lực chạy tàu lên tốc độ 80-90km/giờ đối với tàu khách và 50-60km/h đối với tàu hàng. Song song với đó là nghiên cứu để xây dựng đường sắt tốc độ cao trong tương lai và dự kiến trong chiến lược là xây dựng sau năm 2020.

Tức là không thể không có đường sắt tốc độ cao trong tương lai, thưa Thứ trưởng?

Đường sắt tốc độ cao đã nằm trong chiến lược hoạch định và phát triển, phải có đường sắt tốc độ cao mới đáp ứng được nhu cầu vận tải trong tương lai. Đây là dự án siêu lớn, do đó phải có thông qua chủ trương của Quốc hội và Bộ GTVT phải làm công tác chuẩn bị rất dài.

Thứ trưởng có thể nói rõ hơn về tuyến đường sắt tốc độ cao sẽ được thiết kế như thế nào và phương án vốn sẽ huy động cho dự án?

Đường sắt tốc độ cao hoàn toàn độc lập, đó là tuyến song hành so với tuyến hiện hữu và sẽ được xây dựng tuyến đường sắt đôi có chiều đi - chiều về chứ không sử dụng chung một đường sắt đơn như hiện tại.

Tổng số vốn theo quy hoạch lên tới 40-50 tỷ USD, đây là số vốn rất lớn mà ngân sách nhà nước xác định chỉ đáp ứng được khoảng 28%, phần còn lại chúng tôi đặt mục tiêu phải huy động từ nhiều nguồn khác nhau, huy động của tư nhân ở trong và ngoài nước, vốn ODA…

Vậy mục tiêu của Bộ GTVT là khi nào bắt đầu xây dựng đường sắt tốc độ cao và đến bao giờ thì đưa vào khai thác, thưa Thứ trưởng?

Khi được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư thì sẽ phải thực hiện rất nhiều bước khác nhau, như: nghiên cứu khả thi, giải phóng mặt bằng, thu xếp vốn, kêu gọi nhà đầu tư, tổ chức đấu thầu đối với phần vốn nhà nước… Bộ GTVT đặt mục tiêu đến năm 2020 bắt đầu xây dựng, sẽ phải mất 4-5 năm thì dự án mới có thể hoàn thành và đưa vào khai thác (tức là khoảng năm 2024).

Đường sắt tốc độ cao tại Nhật Bản
Đường sắt tốc độ cao tại Nhật Bản

Vậy “tham vọng” ăn sáng tại Hà Nội, tối cà phê Sài Gòn là hoàn toàn có thể thực hiện được?

Đó là nằm trong hoạch định, trong giai đoạn đầu khai thác từ Hà Nội vào TPHCM là 100-200 km/h thì sẽ mất khoảng 8 tiếng. Nhưng sau khi hoàn thành toàn tuyến thì sẽ khai thác ở tốc độ là 300km/h, sẽ chỉ mất 5-6 tiếng là vào tới TPHCM, như vậy thì còn có thể ăn sáng ở Hà Nội và ăn trưa ở TPHCM.

Hiện tại Bộ GTVT đang triển khai những gì cho “siêu dự án” đường sắt tốc độ cao, thưa Thứ trưởng?

Sau khi nhận được chiến lược được Chính phủ phê duyệt thì Bộ GTVT đang xây dựng kế hoạch cho việc tổ chức nghiên cứu để làm rõ những nội dung mà Quốc hội yêu cầu giải thích khi Bộ GTVT trình lên trong kỳ họp trước đó, cung cấp thông tin, bổ sung phân tích số liệu, đánh giá để làm rõ từng mặt, hoàn tất dự án nghiên cứu khả thi để trình Quốc hội.

Để thực hiện được mục tiêu và chiến lược phát triển đường sắt tốc độ cao thì phải nghiên cứu ngay từ bây giờ để làm công tác chuẩn bị, nghiên cứu thu xếp nguồn vốn, hoạch định hướng tuyến, phối hợp với quy hoạch của các địa phương để xác định nhà ga trong tương lai… Cùng với đó là thu hút nhà đầu tư, lĩnh vực nào kêu gọi tư nhân, lĩnh vực nào là của nhà nước, sau đó là làm các thủ tục thông qua.

Trong kế hoạch chuẩn bị cho dự án chúng tôi rút kinh nghiệm từ các dự án hiện hữu về xây dựng chiến lược truyền thông, tổ chức hội thảo mời các chuyên gia, các nhà khoa học, lấy ý kiến người dân, thông báo với cộng đồng…

Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Dân trí

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh Chương trình hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng lần thứ 8

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh Chương trình hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng lần thứ 8

Sáng 7/11, Hội nghị Thượng đỉnh Chương trình hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) lần thứ 8 đã khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị Hải Cánh, thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị theo lời mời của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường.
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội đón nhận Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng

Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội đón nhận Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng

(LĐTĐ) Tại trụ sở Thành ủy Hà Nội, ngày 7/11, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã dự lễ và trao Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Hoàng Trọng Quyết, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, đợt 7/11.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương trao Huy hiệu Đảng tại huyện Phúc Thọ

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương trao Huy hiệu Đảng tại huyện Phúc Thọ

(LĐTĐ) Chiều 6/11, Ban Thường vụ Huyện ủy Phúc Thọ trang trọng tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11/2024 cho các đảng viên 70, 60, 55, 50, 45, 40, 30 năm tuổi Đảng.
Lên kế hoạch chăm lo Tết cho người lao động

Lên kế hoạch chăm lo Tết cho người lao động

(LĐTĐ) Các chương trình như “Tấm vé nghĩa tình - Xuân đoàn viên”, “Ngày hội công nhân - Phiên chợ nghĩa tình”, “Gia đình công nhân lao động vui Tết cùng Thành phố”… nhằm hỗ trợ người lao động đón Tết.
Giữ nghề làm bút lông giữa lòng phố cổ

Giữ nghề làm bút lông giữa lòng phố cổ

(LĐTĐ) Giữa phố cổ Hà Nội sầm uất, nơi những cửa hàng hiện đại mọc lên san sát, vẫn còn đó một góc nhỏ mang tên Kim Dung - cửa hiệu bút lông thủ công cuối cùng lặng lẽ gìn giữ một nghề truyền thống đã tồn tại qua nhiều thế hệ. Cửa hiệu này không chỉ là địa điểm sản xuất bút lông thủ công truyền thống mà còn là nơi lưu giữ nét đẹp của người Hà Nội xưa.
Lan tỏa phong trào xây dựng khu dân cư xanh - sạch - đẹp

Lan tỏa phong trào xây dựng khu dân cư xanh - sạch - đẹp

(LĐTĐ) Thông qua cuộc thi Xây dựng và giữ gìn "Xã, phường, thị trấn Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn", nhiều địa phương đã sáng tạo triển khai các mô hình thiết thực, không chỉ nâng tầm chất lượng sống mà còn tạo nên những nét văn hóa đẹp trong cộng đồng dân cư.
Sức lan tỏa phong trào sáng kiến, sáng tạo

Sức lan tỏa phong trào sáng kiến, sáng tạo

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã chú trọng triển khai hiệu quả phong trào sáng kiến, sáng tạo nhằm khích lệ sức sáng tạo, tinh thần cống hiến của công nhân lao động và khẳng định vai trò đồng hành cùng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc, cải thiện đời sống người lao động.

Tin khác

Bộ Công an yêu cầu xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe trái phép tại Hà Nội

Bộ Công an yêu cầu xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe trái phép tại Hà Nội

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang yêu cầu Công an thành phố Hà Nội tập trung lực lượng tuần tra kiểm soát, xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông; nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý nghiêm mọi hành vi tụ tập, gây rối trật tự công cộng, đua xe trái phép tại Hà Nội.
“Xanh hóa” xe buýt Thủ đô: Biến quyết tâm thành hiện thực

“Xanh hóa” xe buýt Thủ đô: Biến quyết tâm thành hiện thực

(LĐTĐ) Với tốc độ đô thị hóa và gia tăng dân số ngày một lớn dẫn đến áp lực môi trường; đồng thời phù hợp với cam kết của Việt Nam đến năm 2050 đưa khí phát thải ròng bằng không, “xanh hóa” xe cơ giới nói chung, xe buýt nói riêng là việc phải thực thi.
Kêu gọi doanh nghiệp tham gia dự án cao tốc TP.HCM – Mộc Bài

Kêu gọi doanh nghiệp tham gia dự án cao tốc TP.HCM – Mộc Bài

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) kêu gọi các nhà đầu tư đăng ký quan tâm thực hiện dự án thành phần 1 đầu tư xây dựng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (giai đoạn 1) theo hợp đồng BOT. Thời điểm hết hạn nộp hồ sơ quan tâm thực hiện dự án tính từ nay đến ngày 31/12/2024.
Xử phạt nhóm thanh niên “kẹp ba”, “đầu trần” đi xe máy trên cao tốc

Xử phạt nhóm thanh niên “kẹp ba”, “đầu trần” đi xe máy trên cao tốc

(LĐTĐ) Ngày 6/11, Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an cho biết, Đội tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 2 đã hoàn tất hồ sơ xử phạt đối với nhóm thanh niên “kẹp ba”, “đầu trần” điều khiển xe máy đi vào cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Năm 2025, Hà Nội dự kiến hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm

Năm 2025, Hà Nội dự kiến hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm

(LĐTĐ) Dự kiến, từ năm 2025, thành phố Hà Nội sẽ áp dụng việc thí điểm mô hình vùng phát thải thấp (LEZ), hạn chế phương tiện giao thông gây ô nhiễm, tiến tới dừng hoạt động xe máy ở nội đô vào năm 2030.
Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt

Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Báo Hànộimới phối hợp với Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông thành phố Hà Nội (Sở Giao thông Vận tải Hà Nội) tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Xe buýt xanh - Hành trình của tương lai”.
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/12/2024, thị xã Cửa Lò sẽ chính thức không còn là một đơn vị hành chính cấp huyện của Nghệ An, mà sẽ nhập vào và trở thành một phần của thành phố Vinh.
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?

Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?

(LĐTĐ) Đến hẹn lại lên, mỗi dịp cuối năm, nhiều vỉa hè, tuyến đường trên địa bàn thành phố Hà Nội lại bị “xới tung”, bụi bay mù mịt gây ảnh hưởng đời sống dân sinh. Điều đáng nói, tình trạng này lặp đi lặp lại hàng năm trên khắp các nẻo đường, tuyến phố như một điệp khúc quen thuộc.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024

TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024

(LĐTĐ) Các lỗi vi phạm chủ yếu như không chú ý quan sát, chuyển hướng không đúng quy định, đi không đúng phần đường, làn đường, vượt xe không đúng quy định. Phòng cảnh sát giao thông (PC08) Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã ra quyết định khởi tố 51 vụ án với 40 bị can.
Xem thêm
Phiên bản di động