Giữ nghề làm bút lông giữa lòng phố cổ

(LĐTĐ) Giữa phố cổ Hà Nội sầm uất, nơi những cửa hàng hiện đại mọc lên san sát, vẫn còn đó một góc nhỏ mang tên Kim Dung - cửa hiệu bút lông thủ công cuối cùng lặng lẽ gìn giữ một nghề truyền thống đã tồn tại qua nhiều thế hệ. Cửa hiệu này không chỉ là địa điểm sản xuất bút lông thủ công truyền thống mà còn là nơi lưu giữ nét đẹp của người Hà Nội xưa.
Hồi ức ùa về qua góc nhìn ký họa đô thị phố Châu Long Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Níu giữ nghề cũ nơi phố thị

Phố Hàng Bút, một trong những con phố nhỏ trong khu phố cổ Hà Nội, từng là trung tâm của nghề làm bút lông thủ công. Nơi đây, những cửa hàng bút lông nở rộ, phục vụ cho nhu cầu học tập và viết chữ của người dân. Dù ngày nay, phố Hàng Bút chỉ còn dài khoảng 70m, nối liền phố Thuốc Bắc và Bát Sứ, nhưng trong ký ức của nhiều người Hà Nội, đây từng là nơi tập trung nhiều nghệ nhân làm bút.

Giữ nghề làm bút lông giữa lòng phố cổ
Cửa hiệu bút lông Kim Dung là nơi lưu giữ nét đẹp thủ công của người Hà Nội xưa.

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, nghề làm bút lông thủ công một thời vang bóng giờ chỉ còn le lói những ngọn lửa nhỏ. Nghề thủ công này dần mai một bởi ngày càng ít người tìm mua bút lông truyền thống. Cửa hiệu bút lông Kim Dung là ngọn lửa cuối cùng, nơi vẫn lưu giữ được những bí quyết làm bút lông truyền thống. Ông Nguyễn Mạnh Quảng, chủ cửa hiệu bút lông Kim Dung, cũng chính là người được kế thừa và duy trì nghề làm bút lông qua ba đời.

Ông Quảng trước đây là viên chức nhà nước. Giờ đây, khi bước sang tuổi 73, dù có mức lương hưu ổn định, nhưng ông vẫn gắn bó duy trì nghề truyền thống của gia đình. Với ông Quảng, làm bút lông vừa để gìn giữ nghề của ông cha để lại, vừa có niềm vui và tăng thêm thu nhập.

“Xưa kia, phố Hàng Bút nổi tiếng làm các loại bút lông để viết, vẽ, khi mà người Việt vẫn dùng chữ Nôm, chữ Hán, bút lông được ưa chuộng. Sau này, người Việt chuyển sang chữ Quốc ngữ, đặc biệt là sự xuất hiện của bút bi, sức mua giảm, kinh tế khó khăn nên những nghệ nhân làm bút lông buộc phải thay đổi để phát triển kinh tế, nhiều người chọn đi làm thuê, chọn những nghề có thu nhập cao. Đến nay, trên phố chỉ còn duy nhất gia đình tôi vẫn còn bám trụ với nghề làm bút lông thủ công”, ông Quảng chia sẻ.

Trong không gian nhỏ của cửa hiệu, từng công đoạn trên chiếc bút lông là kết quả của quá trình lao động tỉ mỉ và sáng tạo. Để tạo ra được một chiếc bút lông hoàn chỉnh, người thợ phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau, từ việc chọn lông sơn dương, một loại lông quý hiếm có chất lượng cao, đến việc cắt tỉa, gắn lông vào cán bút và cân chỉnh độ mềm mại của ngòi bút. Làm bút lông sơn dương hay còn gọi là lông dê núi, phải là dê xứ lạnh mới có lông đẹp, dày, tuy nhiên giá thành khá cao vì phải nhập ở Trung Quốc. Mỗi bước làm đều đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ và kinh nghiệm dày dặn của người thợ.

Theo lời kể của ông Quảng, trước đây thế hệ cha, ông hầu hết nhà nào cũng gắn bó với nghề làm bút lông. Khi ấy nhà nhà theo nghề, tạo không khí nhộn nhịp, tấp nập, trẻ con trong các gia đình, ngoài giờ học phụ giúp bố mẹ, thực hiện những công đoạn nhỏ. Thị trường phát triển, ngày nay lượng khách đặt mua bút lông cũng thưa dần hơn. Lớp trẻ cũng không hứng thú với nghề thủ công của cha ông mà tìm những công việc thu nhập cao hơn, vì thế nghề làm bút lông dần bị mai một đi.

Nỗ lực bảo tồn giá trị làng nghề

Hiện tại, cửa hiệu bút Kim Dung chỉ còn nhận những đơn hàng từ các xưởng, nhà máy theo mẫu có sẵn, hoặc theo đơn đặt của một số làng nghề truyền thống như làng sơn mài Hạ Thái (huyện Thường Tín) và làng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm) cần dùng bút lông để vẽ, trang trí lên sản phẩm. Dù thu nhập không nhiều, thời gian và công sức đầu tư lại rất lớn nhưng ông Quảng vẫn kiên trì bám nghề bởi ông muốn gìn giữ nghề truyền thống của gia đình, gìn giữ nét đẹp văn hóa của Hà Nội.

Giữ nghề làm bút lông giữa lòng phố cổ
Chiếc bút sau khi được gắn lông sẽ cho vào máy quét để đảm bảo không còn vụn lông.

Vừa tỉ mỉ khéo léo gắn lông vào cán bút, ông Quảng tâm sự: “Nghề làm bút lông thủ công không chỉ là nghề để kiếm sống mà còn là một niềm đam mê. Những lúc rảnh rỗi, tôi thường chỉ dạy trực tiếp cho con cháu của mình với mong muốn các cháu có thể tiếp nối được nghề truyền thống, đặc biệt hơn cả là hiểu được những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Tuy nhiên,việc truyền nghề làm bút lông trong thời đại công nghệ ngày nay thật không dễ dàng bởi giới trẻ hiện đại thường bị cuốn vào những thú vui, ít có thời gian và sự kiên nhẫn để học hỏi một nghề thủ công mà yêu cầu sự tỉ mỉ và khéo léo như nghề làm bút lông”.

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, nghề làm bút lông thủ công một thời vang bóng giờ chỉ còn le lói những ngọn lửa nhỏ. Nghề thủ công này dần mai một bởi ngày càng ít người tìm mua bút lông truyền thống. Cửa hiệu bút lông Kim Dung là ngọn lửa cuối cùng, nơi vẫn lưu giữ được những bí quyết làm bút lông truyền thống. Ông Nguyễn Mạnh Quảng, chủ cửa hiệu bút lông Kim Dung, cũng chính là người được kế thừa và duy trì nghề làm bút lông qua ba đời.

Hiện nay hầu hết các công đoạn sản xuất bút lông vẫn đều được làm thủ công, máy móc kỹ thuật chỉ hỗ trợ phần nhỏ, bởi quá trình làm đòi hỏi sự khéo léo, kinh nghiệm và mắt thẩm mỹ của người thợ. Với nghề làm bút lông truyền thống, giá trị của nghề chính là những nguyên tắc “bất di bất dịch”, những kinh nghiệm quý mà mỗi người thợ học hỏi, tích lũy được trong quá trình làm nghề. Đơn cử như việc cập nhật mẫu mã sản phẩm theo nhu cầu thị trường là cần thiết, song không thể phá vỡ lối cổ, phải làm sao để chiếc bút thanh, gọn, nhẹ nhưng vẫn không mất đi nét đặc sắc cơ bản của chiếc bút truyền thống.

“Mình làm nghề để phục vụ khách hàng là chính, nếu khách hàng không muốn hình ảnh quá quen, quá cũ mà đòi hỏi khác đi, mình không làm thì người ta không tìm đến, áp dụng cách tân theo lối hiện đại song cũng không thể phá vỡ quy tắc truyền thống. Đó cũng là thách thức của người làm nghề trong bối cảnh tác động của công nghệ, kỹ thuật, thị trường. Với tôi, mỗi sản phẩm làm ra là sự kết tinh của tình yêu nghề và nét đẹp truyền thống, niềm tự hào của người dân”, ông Quảng chia sẻ.

Ngày nay, ngoài sử dụng để thể hiện các tác phẩm trong sản phẩm của làng nghề truyền thống, bút lông còn được sử dụng trong viết thư pháp. Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, trên khắp các nẻo đường du xuân, hình ảnh những ông đồ trong bộ áo dài, khăn đóng, bày biện chiếu hoa cùng giấy mực, nghiên bút để cho chữ đã trở nên thân quen và là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Đối với thư pháp và những người viết thư pháp, bút lông là một trong những vật dụng không thể thiếu. Nghệ thuật thư pháp với việc sử dụng những chiếc bút lông, mực tàu, giấy và nghiên mài mực để những con chữ, câu thơ, tục ngữ,… được các ông đồ thể hiện sự sáng tạo, biến hóa, phóng khoáng nhưng vẫn giữ nguyên được những quy tắc truyền thống với những nét chữ đầy tính nghệ thuật. Dưới nét bút lông thủ công cùng với sự tài hoa, phóng khoáng của người viết, những con chữ vốn rất mộc mạc lại trở nên có hồn hơn, đẹp tựa “rồng bay, phượng múa”.

N.Hoa - N.Hoài

Nên xem

TP.HCM: Xây dựng hệ thống y tế trở thành trung tâm chăm sóc sức khỏe của khu vực ASEAN

TP.HCM: Xây dựng hệ thống y tế trở thành trung tâm chăm sóc sức khỏe của khu vực ASEAN

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa xây dựng Đề án xây dựng hệ thống y tế TP.HCM trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe của khu vực ASEAN, giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo.
Thành phố Hồ Chí Minh: Trao bằng khen cho các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ dự án metro số 1

Thành phố Hồ Chí Minh: Trao bằng khen cho các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ dự án metro số 1

(LĐTĐ) Ban Quản lý Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (MAUR) và Công ty HURC1 đã phối hợp với tư vấn, các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ, xử lý các khó khăn, vướng mắc, tập trung cho mục tiêu cao nhất để đưa tuyến Metro số 1 vận hành chính thức trong năm 2024.
Hà Nội: Phấn đấu 100% người dân sử dụng Sổ sức khỏe điện tử

Hà Nội: Phấn đấu 100% người dân sử dụng Sổ sức khỏe điện tử

(LĐTĐ) Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân (UBND) quận, huyện, thị xã của Hà Nội bảo đảm phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đến năm 2025, 100% cơ sở y tế và người dân trên địa bàn sử dụng Sổ sức khỏe điện tử. Sau năm 2025, mỗi người dân (kể cả những người chưa có thẻ bảo hiểm y tế) đều sở hữu một Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID và 30% người dân khi đi khám, chữa bệnh có bệnh án điện tử.
Sắp diễn ra hội chợ việc làm và trao giải “Lao động về nước lập nghiệp thành công năm 2024”

Sắp diễn ra hội chợ việc làm và trao giải “Lao động về nước lập nghiệp thành công năm 2024”

(LĐTĐ) Hội chợ việc làm cho người lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 8/11 tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (Số 215 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội) với sự tham gia của 45 doanh nghiệp cùng 1.337 vị trí việc làm đa dạng, hấp dẫn.
Vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà lên sóng kênh truyền hình CNN

Vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà lên sóng kênh truyền hình CNN

(LĐTĐ) Từ ngày 5/11/2024, những hình ảnh về Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà đã chính thức được phát sóng trên kênh truyền hình CNN của Mỹ.
Công ty CP Kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin bị xử phạt liên quan đến lĩnh vực thuế

Công ty CP Kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin bị xử phạt liên quan đến lĩnh vực thuế

(LĐTĐ) Mới đây, Cục Thuế thành phố Hà Nội đã ban hành Kết luận Thanh tra thuế tại Công ty Cổ phần Kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin (mã chứng khoán: TMB).
Thủ tướng yêu cầu xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức để dự án chậm tiến độ, kéo dài

Thủ tướng yêu cầu xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức để dự án chậm tiến độ, kéo dài

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu bộ trưởng, cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố… chỉ đạo triển khai ngay rà soát, thống kê toàn bộ các dự án, công trình tồn đọng, dừng thi công, trụ sở, công sở không sử dụng hoặc sử dụng chưa hiệu quả thuộc phạm vi, địa bàn quản lý.

Tin khác

Quận Tây Hồ: Đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy với các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân

Quận Tây Hồ: Đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy với các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân

(LĐTĐ) Sáng ngày 7/11, Quận ủy Tây Hồ tổ chức hội nghị đối thoại giữa đồng chí Bí thư Quận ủy - Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) và đồng chí Phó Bí thư Quận ủy - Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, xã hội và đại diện nhân dân trên địa bàn quận Tây Hồ năm 2024.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương trao Huy hiệu Đảng tại huyện Phúc Thọ

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương trao Huy hiệu Đảng tại huyện Phúc Thọ

(LĐTĐ) Chiều 6/11, Ban Thường vụ Huyện ủy Phúc Thọ trang trọng tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11/2024 cho các đảng viên 70, 60, 55, 50, 45, 40, 30 năm tuổi Đảng.
Lan tỏa phong trào xây dựng khu dân cư xanh - sạch - đẹp

Lan tỏa phong trào xây dựng khu dân cư xanh - sạch - đẹp

(LĐTĐ) Thông qua cuộc thi Xây dựng và giữ gìn "Xã, phường, thị trấn Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn", nhiều địa phương đã sáng tạo triển khai các mô hình thiết thực, không chỉ nâng tầm chất lượng sống mà còn tạo nên những nét văn hóa đẹp trong cộng đồng dân cư.
Kênh giúp nông dân vươn lên làm giàu

Kênh giúp nông dân vươn lên làm giàu

(LĐTĐ) Thời gian qua, huyện Đan Phượng (Hà Nội) tập trung triển khai tốt các chính sách có liên quan đến tín dụng ưu đãi, cho vay vốn đến người nông dân để sản xuất, kinh doanh, từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Phiên tòa giả định phòng chống bạo lực học đường

Phiên tòa giả định phòng chống bạo lực học đường

(LĐTĐ) Ngày 6/11, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Bắc Từ Liêm, Trường Trung học cơ sở Cổ Nhuế 2 và Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức phiên tòa giả định tuyên truyền pháp luật phòng chống bạo lực học đường, hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” năm 2024.
“Xanh hóa” xe buýt Thủ đô: Biến quyết tâm thành hiện thực

“Xanh hóa” xe buýt Thủ đô: Biến quyết tâm thành hiện thực

(LĐTĐ) Với tốc độ đô thị hóa và gia tăng dân số ngày một lớn dẫn đến áp lực môi trường; đồng thời phù hợp với cam kết của Việt Nam đến năm 2050 đưa khí phát thải ròng bằng không, “xanh hóa” xe cơ giới nói chung, xe buýt nói riêng là việc phải thực thi.
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương 32 Nhà giáo trẻ Thủ đô tiêu biểu

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương 32 Nhà giáo trẻ Thủ đô tiêu biểu

(LĐTĐ) Chiều 6/11, Thành đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác Đoàn - Hội, phong trào thanh niên khối trường học Thủ đô năm học 2023 - 2024 và tuyên dương các “Nhà giáo trẻ Thủ đô tiêu biểu” cấp thành phố năm 2024.
Quận Bắc Từ Liêm tiếp xúc cử tri chuyên đề khớp nối hạ tầng kỹ thuật giao thông

Quận Bắc Từ Liêm tiếp xúc cử tri chuyên đề khớp nối hạ tầng kỹ thuật giao thông

(LĐTĐ) Ngày 6/11, Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề về việc khớp nối hạ tầng kỹ thuật: Giao thông, thoát nước, chiếu sáng, cây xanh trên địa bàn quận.
Báo Lao động Thủ đô vinh dự được nhận Bằng khen của UBNDTP. Hà Nội

Báo Lao động Thủ đô vinh dự được nhận Bằng khen của UBNDTP. Hà Nội

(LĐTĐ) Báo Lao động Thủ đô đã vinh dự đón nhận Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội về thành tích trong việc triển khai, thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.
Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” trong ứng xử văn minh với di tích

Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” trong ứng xử văn minh với di tích

Ứng xử thanh lịch, văn minh được coi là nét đẹp của người Hà Nội, là giá trị quý báu của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Xây dựng các di tích văn minh, giàu bản sắc văn hóa, là điểm đến hấp dẫn đang trở thành phong trào trên khắp các địa phương của Hà Nội. Hàng loạt “Di tích lịch sử kiểu mẫu” được triển khai, cho thấy việc ứng xử văn minh với di tích hình thành và phát huy từ thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” trong cộng đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động