Sẽ cấp phép hoạt động cho cơ sở kinh doanh karaoke đủ điều kiện, đảm bảo PCCC

(LĐTĐ) Hiện tại, tất cả các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn thành phố Hà Nội phải tạm dừng hoạt động để thực hiện các điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy (PCCC). Hàng trăm nhà đầu tư karaoke trên địa bàn Hà Nội mong mỏi được tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.
Đà Nẵng đình chỉ hoạt động khách sạn, quán karaoke vi phạm phòng cháy, chữa cháy Kiên quyết xử lý quán karaoke vi phạm hoạt động

Tìm cách tháo gỡ khó khăn

Mới đây, hàng trăm chủ đầu tư quán karaoke tại Hà Nội đã cùng nhau ký vào đơn kiến nghị gửi các cấp Thành phố, Trung ương sau việc thực hiện quy định về PCCC, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các cơ sở kinh doanh karaoke.

Trước đó, lực lượng quản lý về PCCC các quận, huyện tại Hà Nội đã tổng kiểm tra toàn bộ các cơ sở kinh doanh karaoke trên địa bàn Thành phố. Sau đợt kiểm tra này, hàng loạt các cơ sở karaoke bị dừng hoạt động, tạm đình chỉ do không đảm bảo an toàn PCCC.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều cơ sở kinh doanh karaoke được cấp phép đầy đủ giấy tờ nhưng vẫn bị tạm đình chỉ hoạt động vì một số lý do như: Cầu thang bộ, thang thoát hiểm, cửa thang máy chưa đúng quy chuẩn...

Nhiều chủ kinh doanh karaoke trên địa bàn Hà Nội cho biết, rất nhiều quán đã phải đóng cửa gần nửa năm. Những cơ sở này bắt đầu rơi vào cảnh kiệt quệ, thiệt hại lớn, có hộ phải ngậm ngùi phá sản do chịu tác động nặng nề từ đợt dịch Covid-19 xong lại đến nguyên nhân không đảm bảo quy định về PCCC.

Theo tìm hiểu, mỗi phòng hát tại Hà Nội, đa số các cơ sở đầu tư trung bình cho trang trí, âm thanh hết khoảng 300-500 triệu đồng/phòng. Với hàng nghìn phòng hát trên toàn địa bàn Thủ đô, tổng chi phí đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

"Các cơ sở kinh doanh vừa được hoạt động lại sau dịch Covid-19 chưa được nửa năm, với rất nhiều khó khăn thách thức, các cơ sở cố gắng đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ thu hút khách. Nếu phải đóng cửa thì thiệt hại về kinh tế cực kỳ lớn, làm kiệt quệ kinh tế đối với những nhà đầu tư dịch vụ karaoke vốn đã thua lỗ vài năm nay, ảnh hưởng tới hàng nghìn lao động phổ thông đang làm việc trong lĩnh vực này", anh N.Đ.S, đại diện quán karaoke trên phố Yên Hoà, quận Cầu Giấy chia sẻ.

Cũng trong tình trạng bị ảnh hưởng nặng nề khi mỗi tháng phải bỏ ra số tiền lớn để duy trì quán karaoke phải tạm dừng hoạt động, bà T.T.H - chủ quán karaoke ở quận Hà Đông, Hà Nội, cho biết, nhiều chủ đầu tư dịch vụ karaoke sau khi nhận biên bản kiểm tra vẫn không biết phải sửa chữa ra sao cho đúng quy định của pháp luật. Do đó, cần có những quy định vừa đảm bảo được an toàn về PCCC nhưng cũng đảm bảo tính khả thi, tháo gỡ cho các doanh nghiệp, chủ cơ sở...

Liên quan đến việc này, Đại tá Phạm Trung Hiếu, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC&CNCH - Công an thành phố Hà Nội cho biết, đơn vị đã giao cho các đội nghiệp vụ Công an 30 quận, huyện, thị xã có trách nhiệm phải giải thích cho hộ dân, hộ kinh doanh, không để người dân bức xúc.

Có khoảng 400 cơ sở được cấp phép đầy đủ giấy tờ mà vẫn bị tạm đình chỉ hoạt động vì lý do như: Có thể cơ sở đã được thẩm duyệt, lúc nghiệm thu hiện trạng chưa trang trí bổ sung các tiêu chí của quán karaoke, khi kiểm tra vi phạm một số lỗi như đường hành lang, cầu thang bộ đóng kín lại mở cửa, vật liệu trên hành lang thoát nạn là vật liệu dễ cháy, phòng hát bố trí này kia, diện tích phòng hát bị co hẹp…Tất cả những điều này cơ sở kinh doanh karaoke phải chỉnh sửa đúng tiêu chuẩn về kinh doanh karaoke theo quy định của pháp luật, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH sẽ có trách nhiệm hướng dẫn.

Sẽ cấp phép hoạt động nếu đủ điều kiện

Đại diện Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH - Công an thành phố Hà Nội cho biết, hiện trên địa bàn Thành phố có hơn 1.500 cơ sở kinh doanh karaoke lớn nhỏ, trong đó hơn 400 cơ sở nhỏ lẻ tự phát, không có đăng ký kinh doanh (những trường hợp này chắc chắn phải tự giải thể); khoảng 600 cơ sở chưa được cấp phép đầy đủ giấy tờ liên quan đến PCCC, an ninh trật tự, văn hóa…cũng phải củng cố, hoàn thiện.

Trong tháng 12/2022, Phòng PCCC&CNCH - Công an thành phố Hà Nội đã kiến nghị, đề xuất với lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội một số giải pháp. Thành phố đã chỉ đạo ngành văn hoá hoàn thiện để trình UBND Thành phố ban hành quy định thực hiện Nghị định 54/2019/NĐ-CP của Chính phủ (về điều kiện bảo đảm phòng, chống cháy nổ khi cấp phép kinh doanh mới đối với loại hình kinh doanh karaoke), nhằm tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở kinh doanh karaoke.

Đại diện Phòng PCCC&CNCH - Công an thành phố Hà Nội cũng cho biết, trong thời gian tới, Thành phố sẽ cấp phép hoạt động mới cho cơ sở kinh doanh karaoke nếu đảm bảo các điều kiện. Đối với những cơ sở kinh doanh karaoke đủ điều kiện quay lại hoạt động, thì chủ doanh nghiệp phải cam kết hoạt động đúng giờ, không sử dụng những gì Nhà nước cấm, đảm bảo điều kiện PCCC.

"Đối với các cơ sở bị tạm đình chỉ, đóng cửa, nếu họ cần, chúng tôi sẵn sàng tiếp xúc cụ thể để các chủ kinh doanh hiểu cần phải sửa chữa như thế nào. Sau khi đã khắc phục được những yêu cầu theo quy định, họ có đơn gửi đến các cơ quan chức năng, từ đó có căn cứ thông báo hoạt động trở lại. Cơ quan quản lý nhà nước phải hướng dẫn người dân, chủ doanh nghiệp khắc phục những thiếu sót nếu có...", Đại tá Phạm Trung Hiếu thông tin.

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

(LĐTĐ) Khu vực hồ Trị An hiện có hàng nghìn nhà bè nuôi thủy sản các loại, nước thải sinh hoạt của người dân, các khu du lịch tự phát và các cơ sở chăn nuôi, đơn vị sản xuất khác…đổ xuống hồ. Việc nguồn nước lòng hồ Trị An bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

(LĐTĐ) Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

(LĐTĐ) Hiện nay, có khoảng 500 hộ sinh sống trên diện tích rừng thuộc khu di tích thắng cảnh chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Việc sinh hoạt của các hộ dân tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng trên địa bàn xã Hương Sơn.
Xem thêm
Phiên bản di động