Sắt son những lời dạy của Bác Hồ
Vẹn nguyên những lời dạy của Bác Hồ | |
Làm theo lời dạy của Bác Hồ, tổ chức Công đoàn không ngừng lớn mạnh | |
Công đoàn Thủ đô khắc ghi lời dạy của Bác Hồ |
Chủ tịch Hồ Chí Minh với cán bộ, công nhân Xưởng Cơ khí, Nhà máy Gang thép Thái Nguyên, tháng 1/1964. Ảnh: Tư liệu |
Trong những năm 1920 của thế kỷ XX, cùng với quá trình tìm đường cứu nước, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã làm hết sức mình để giác ngộ và thức tỉnh giai cấp công nhân Việt Nam đến với phong trào đấu tranh cách mạng giành độc lập dân tộc.
Người cho rằng: “Giai cấp công nhân và người lao động Việt Nam cần phải có một tổ chức, đó là tổ chức Công hội”. Và Người đã khái quát một số chức năng, nhiệm vụ của Công hội đó là: “Tổ chức Công hội trước là để cho công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình với nhau, hai là để nghiên cứu với nhau, ba là để sửa sang cách sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ, bốn là để giữ gìn quyền lợi cho công nhân, năm là để giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới”.
Chính vì thế, ngày 28/7/1929, dưới sự chỉ đạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng đã cử đồng chí Nguyễn Đức Cảnh triệu tập Đại hội thành lập Tổng Công hội Đỏ miền Bắc Việt Nam tiền thân của Công đoàn Việt Nam ngày nay. Đây là một tổ chức quan trọng đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam.
Sau khi Công hội Đỏ ra đời, dù bận trăm công nghìn việc, song trong suốt quá trình hoạt động và lãnh đạo cách mạng sau này, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt quan tâm tới từng bước đi, bước trưởng thành của Công đoàn Việt Nam. Người thường xuyên quan tâm đến công tác Công đoàn và phong trào công nhân lao động; dành nhiều thời gian để đi thăm, nói chuyện và chỉ dẫn về công tác Công đoàn tại các nhà máy, xí nghiệp.
Chính Người đã ký Sắc lệnh số 29 ngày 2/3/1947 về quyền của những người làm công tương tự như Luật lao động ngày nay và đã dành một chương với 22 điều quy định người lao động có quyền có tổ chức công đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình, công đoàn có tư cách pháp nhân. Sau đó ngày 5/11/1957 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 108 ban hành Luật Công đoàn do Quốc hội Khóa I thông qua.
Đây là chỗ dựa pháp lý đầu tiên để phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong chế độ mới, mà sau đó được văn kiện cơ bản của Đảng và của Nhà nước (Hiến pháp, Bộ luật Lao động, luật Công đoàn mới) kế tục và phát triển. Sắc lệnh ban hành Luật Công đoàn, trong đó chỉ rõ mục đích của tổ chức Công đoàn: “Công đoàn là phải cải thiện đời sống công nhân, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của giai cấp công nhân nói riêng và nhân dân nói chung”.
Đặc biệt, trong chuyến thăm và nói chuyện với cán bộ, giáo viên và học viên Trường cán bộ Công đoàn ngày 19/1/1957, Người nêu rõ một số nhiệm vụ cơ bản đối với tổ chức Công đoàn, đó là: Công đoàn phải tuyên truyền đường lối, chính sách chung của Đảng, vì Đảng mình là Đảng của giai cấp vô sản. Đường lối chung là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp.
Giai cấp mà không có Đảng lãnh đạo thì không làm cách mạng được, Đảng mà không có giai cấp công nhân cũng không làm được gì. Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời cũng là đội tiên phong của dân tộc. Bởi thế, Công đoàn phải hiểu để giải thích cho công nhân hiểu: Công nhân không có sự lãnh đạo của Đảng thì không làm cách mạng thành công được, không thắng lợi được.
Vậy phải tuyên truyền sâu rộng chính sách chung của Đảng trong hàng ngũ giai cấp công nhân; Công đoàn và cán bộ công đoàn phải học trước để hiểu biết khoa học; Nội bộ công nhân phải đoàn kết, nhà máy này đoàn kết với nhà máy khác. Công đoàn phải lãnh đạo, hướng dẫn công nhân. Lãnh đạo phải cụ thể, không quan liêu. Phải dân chủ bàn bạc với anh em công nhân...
Muốn làm tốt các nhiệm vụ trên, Bác Hồ chỉ rõ, cán bộ công đoàn phải là người hiểu biết sản xuất, đời sống, nguyện vọng của công nhân, viên chức, phải hiểu chính sách của Đảng, phải hiểu quản lý kinh tế, khoa học kỹ thuật…Cán bộ công đoàn phải cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc và bàn bạc với công nhân. Cạnh đó, theo Người, muốn tổ chức và phát triển lực lượng xây dựng to lớn của giai cấp công nhân thì cần có Công đoàn mạnh và cán bộ công đoàn tốt.
Người yêu cầu công đoàn các cấp phải chủ động xây dựng quan hệ đoàn kết và phối hợp giúp đỡ nhau giữa các tổ chức và các ngành nghề; phải chống tư tưởng chờ đợi, ỷ lại và cục bộ; phải có kế hoạch bồi dưỡng các anh hùng và chiến sĩ thi đua để phát huy vai trò kiểu mẫu và tác dụng đầu tàu của họ; đối với anh em lao động trí óc và cán bộ khoa học kỹ thuật, phải có kế hoạch giúp đỡ họ không ngừng tiến bộ và đoàn kết; Công đoàn phải làm tốt công tác bảo hộ lao động, phải thực sự chăm nom nơi ăn, nhà ở của công nhân viên chức. Công đoàn các cấp cần phải cải tiến lề lối làm việc, sâu sát và thiết thực.
Còn trong bài nói chuyện tại Đại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ II, tháng 2/1961, Bác nhấn mạnh: “Phát minh, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật cũng là vấn đề quan trọng. Phải thừa nhận rằng đại đa số công nhân ta cần cù, thông minh và có nhiều sáng kiến hay… Nếu Công đoàn biết khuyến khích, áp dụng, cải tiến và phổ biến rộng rãi những sáng kiến ấy thì năng suất lao động sẽ nâng cao không ngừng…”.
Phát huy truyền thống 91 năm vẻ vang của tổ chức Công đoàn, thời kỳ mới, tình hình mới, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng như Việt Nam đã thực hiện các cam kết về thương mại tự do với các quốc gia, khu vực…để xứng đáng là tổ chức đặc biệt quan trọng với người lao động, những lời dạy của Bác Hồ luôn là Kim chỉ Nam để tổ chức Công đoàn hành động và tiến bước.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Tin khác
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Sự kiện 05/11/2024 11:44
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Sự kiện 05/11/2024 11:30
Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu
Sự kiện 05/11/2024 11:29
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sự kiện 05/11/2024 10:42
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Sự kiện 04/11/2024 22:07
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Sự kiện 04/11/2024 21:44
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Sự kiện 04/11/2024 21:37
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
Sự kiện 04/11/2024 16:33
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động
Sự kiện 04/11/2024 16:19
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công
Sự kiện 04/11/2024 15:06