Làm theo lời dạy của Bác Hồ, tổ chức Công đoàn không ngừng lớn mạnh

(LĐTĐ) Nhờ quán triệt và làm theo những lời căn dặn ân cần của Bác Hồ, tổ chức Công đoàn Việt Nam  ngày càng lớn mạnh, tập hợp được đông đảo công nhân, viên chức, lao động các ngành nghề, các thành phần kinh tế vào tổ chức mình, thực sự khẳng định vai trò,vị thế của mình trong sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước…    
lam theo loi day cua bac ho to chuc cong doan khong ngung lon manh Trưng bày trực tuyến: Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân
lam theo loi day cua bac ho to chuc cong doan khong ngung lon manh Triển lãm 130 bức tranh “Tuổi trẻ Thủ đô làm theo lời Bác”
lam theo loi day cua bac ho to chuc cong doan khong ngung lon manh Tình yêu lớn của Bác Hồ dành cho thiếu niên, nhi đồng
lam theo loi day cua bac ho to chuc cong doan khong ngung lon manh Bác Hồ với tổ chức Công đoàn và công nhân lao động

Trong những năm 1920, cùng với quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã làm hết sức mình để giác ngộ và thức tỉnh giai cấp công nhân Việt Nam đến với phong trào đấu tranh cách mạng giành độc lập dân tộc. Người luôn giành sự quan tâm sâu sắc đến quyền lợi của giai cấp công nhân và người lao động.

Người cho rằng: Giai cấp công nhân và người lao động Việt Nam cần phải có một tổ chức, đó là tổ chức Công hội. Người đã khái quát một số chức năng, nhiệm vụ của Công hội đó là: “Tổ chức công hội trước là để cho công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình với nhau, hai là để nghiên cứu với nhau, ba là để sửa sang cách sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ, bốn là để giữ gìn quyền lợi cho công nhân, năm là để giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới”...

Ngày 28/7/1929, dưới sự chỉ đạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng đã cử đồng chí Nguyễn Đức Cảnh triệu tập Đại hội thành lập Tổng Công hội đỏ miền Bắc Việt Nam tiền thân của Công đoàn Việt Nam ngày nay.

lam theo loi day cua bac ho to chuc cong doan khong ngung lon manh
Bác Hồ gặp gỡ công nhân nhà máy xe lửa Gia Lâm, Hà Nội năm 1955. Ảnh tư liệu.

Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu không chỉ là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, mà Người còn đặt cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc thành lập và phát triển tổ chức Công đoàn Việt Nam - một tổ chức quan trọng đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam.

Trong suốt quá trình hoạt động và lãnh đạo cách mạng sau này, Bác Hồ đặc biệt quan tâm tới từng bước đi, bước trưởng thành của Công đoàn Việt Nam. Người thường xuyên quan tâm đến công tác Công đoàn và phong trào công nhân lao động; dành nhiều thời gian để đi thăm, nói chuyện và chỉ dẫn về công tác Công đoàn tại các nhà máy, xí nghiệp, lâm trường…

Bác Hồ đã trực tiếp ký Sắc lệnh ban hành Luật Công đoàn, trong đó chỉ rõ mục đích của tổ chức công đoàn: “Công đoàn là phải cải thiện đời sống công nhân, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của giai cấp công nhân nói riêng và nhân dân nói chung”; đồng thời giao cho tổ chức Công đoàn quyền quản lý, điều hành Quỹ bảo hiểm xã hội để duy trì hoạt động công đoàn và bảo đảm lợi ích thiết thực của người lao động.

Về nhiệm vụ của Công đoàn, trong chuyến thăm và nói chuyện với cán bộ, giáo viên và học viên Trường cán bộ Công đoàn ngày 19/1/1957, Người nêu rõ 6 nhiệm vụ cơ bản là:

1. Công đoàn phải tuyên truyền đường lối, chính sách chung của Đảng, vì Đảng mình là Đảng của giai cấp vô sản. Đường lối chung là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Giai cấp mà không có Đảng lãnh đạo thì không làm cách mạng được, Đảng mà không có giai cấp công nhân cũng không làm được gì. Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời cũng là đội tiên phong của dân tộc. Bởi thế, Công đoàn phải hiểu để giải thích cho công nhân hiểu: Công nhân không có sự lãnh đạo của Đảng thì không làm cách mạng thành công được, không thắng lợi được. Vậy phải tuyên truyền sâu rộng chính sách chung của Đảng trong hàng ngũ giai cấp công nhân.

2. Công đoàn phải giáo dục cho công nhân về đạo đức vô sản, đạo đức cách mạng.

3. Công đoàn và cán bộ công đoàn phải học trước để hiểu biết khoa học.

lam theo loi day cua bac ho to chuc cong doan khong ngung lon manh
Bác Hồ với thợ mỏ Quảng Ninh. Ảnh tư liệu

4. Nội bộ công nhân phải đoàn kết, nhà máy này đoàn kết với nhà máy khác, cán bộ công nhân miền Nam và miền Bắc phải đoàn kết. Ta kháng chiến thắng lợi cũng nhờ đoàn kết. Ta xây dựng nền hòa bình thắng lợi cũng nhờ đoàn kết. Ta đoàn kết nội bộ công nhân đồng thời củng cố sự liên minh của công nhân và nông nhân là hai giai cấp lớn nhất, mạnh nhất.

5. Công đoàn và cán bộ công đoàn phải tìm cách này hay cách khác giải thích cho công nhân hiểu rõ tình hình trong nước và ngoài nước… phải giải thích cho họ hiểu. Nếu không họ sẽ hoang mang… Do hiểu được tình hình mà nâng cao tinh thần yêu nước của công nhân.

6. Công đoàn phải lãnh đạo, hướng dẫn công nhân. Lãnh đạo phải cụ thể, không quan liêu. Phải dân chủ bàn bạc với anh em công nhân. Phải kiểm tra. Làm mà không kiểm tra thì không biết kết quả ra sao, không hiểu sai lệch thế nào để kịp thời sửa chữa”

Về cán bộ Công đoàn, Bác căn dặn: “Cán bộ công đoàn phải là người hiểu biết sản xuất, đời sống, nguyện vọng của công nhân, viên chức, phải hiểu chính sách của Đảng, phải hiểu hiểu quản lí kinh tế, khoa học kỹ thuật…” và trong công tác: “Cán bộ công đoàn phải cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc và bàn bạc với công nhân”.

Về công tác Công đoàn, Người chỉ rõ tầm quan trọng của tổ chức công đoàn trong xây dựng chủ nghĩa xã hội: “Muốn tổ chức và phát triển lực lượng xây dựng to lớn của giai cấp công nhân thì cần có Công đoàn mạnh và cán bộ công đoàn tốt”.

Người yêu cầu công đoàn các cấp phải chủ động xây dựng quan hệ đoàn kết và phối hợp giúp đỡ nhau giữa các tổ chức và các ngành nghề; phải chống tư tưởng chờ đợi, ỷ lại và cục bộ; phải có kế hoạch bồi dưỡng các anh hùng và chiến sĩ thi đua để phát huy vai trò kiểu mẫu và tác dụng đầu tàu của họ; đối với anh em lao động trí óc và cán bộ khoa học kỹ thuật, phải có kế hoạch giúp đỡ họ không ngừng tiến bộ và đoàn kết; Công đoàn phải làm tốt công tác bảo hộ lao động, phải thực sự chăm nom nơi ăn, nhà ở của công nhân viên chức. Công đoàn các cấp cần phải cải tiến lề lối làm việc, sâu sát và thiết thực”.

Trong bài nói chuyện tại Đại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ II, tháng 2-1961, Bác nhấn mạnh: “Phát minh, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật cũng là vấn đề quan trọng. Phải nhận rằng đại đa số công nhân ta cần cù, thông minh và có nhiều sáng kiến hay… Nếu Công đoàn biết khuyến khích, áp dụng, cải tiến và phổ biến rộng rãi những sáng kiến ấy thì năng suất lao động sẽ nâng cao không ngừng”. Và “Công đoàn phải có biện pháp thiết thực để nâng cao trình độ văn hóa và kỹ thuật của công nhân, phải tùy khả năng cộng với cố gắng mà nâng cao dần đời sống vật chất của họ; phải chú ý bảo vệ sức khỏe, bảo vệ an toàn lao động và tăng cường công tác vệ sinh...”.

Từ những lời dạy của Bác, tổ chức Công đoàn các cấp đã không ngừng đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động, dấy lên nhiều phong trào thi đua lao động sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao góp phần làm giàu cho đất nước. Trong những năm 1960, nhiều phong trào thi đua lớn đã được phát động mang lại những kết quả vô cùng to lớn như: Phong trào “Thi đua ái quốc”, phong trào “Tăng gia sản xuất”, “Tất cả cho tuyền tuyến”, “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, “Năng suất - chất lượng - hiệu quả”, “Lao động giỏi”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “Thi đua hai tốt”… đã để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử phong trào công nhân và lịch sử Công đoàn Việt Nam.

Thời kỳ hiện nay, các phong trào thi đua yêu nước làm theo lời Bác tiếp tục được các cấp Công đoàn duy trì, đẩy mạnh cả về bề rộng, chiều sâu với sự đổi mới, sáng tạo không ngừng phù hợp với tình hình thực tiễn như. Chẳng hạn như ở Thủ đô, các phong trào thi đua lao động giỏi, phát huy sáng kiến sáng tạo, phấn đấu trở thành Công nhân giỏi v.v… đã trở thành động lực phấn đấu của hàng vạn công nhân viên chức lao động.

Thông qua thi đua, công nhân viên chức lao động Thủ đô đã phát huy hàng vạn sáng kiến cải tiến được áp dụng vào sản xuất và công tác, làm lợi cho Nhà nước hàng trăm tỷ đồng. Các phong trào thi đua trong công nhân viên chức lao động Thủ đô cũng đã góp phần tích cực giúp doanh nghiệp phát huy nội lực, nâng cao năng suất, chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh thời kỳ hội nhập đồng thời trở thành động lực động viên, cổ vũ công nhân viên chức lao động tích cực lao động sản xuất, nghiên cứu sáng tạo, góp phần nâng cao đời sống, thu nhập, thiết thực đóng góp vào sự phát triển chung của Thủ đô, đất nước

Có thể khẳng định, nhờ làm theo lời dạy của Bác Hồ, tổ chức Công đoàn Việt Nam không ngừng phát triển và trưởng thành, trở thành điểm tựa cho đông đảo công nhân, viên chức, lao động của cả nước; Công đoàn Việt Nam đã thực sự khẳng định vị thế của mình, là tổ chức đi đầu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiếp tục thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với khẩu hiệu: “Đổi mới, sáng tạo, vì lợi ích của đoàn viên, công nhân, viên chức lao động, vì sự phát triển bền vững của đất nước”, “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam vững mạnh, xứng đáng là giai cấp tiên phong, là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ngọc Tú (Sưu tầm, tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia

Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia

(LĐTĐ) Thương hiệu sữa có giá trị thứ 6 toàn cầu - Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII

Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII

(LĐTĐ) Sáng 5/11, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao thành phố Hà Nội tổ chức họp báo giới thiệu Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII.
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm

Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm

(LĐTĐ) Hầu đồng là một nghi lễ trong tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, cuối năm 2016, "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt" đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể. Với tình yêu mãnh liệt đối với văn hóa, tín ngưỡng của người Việt, Makeup Artist Trần Quỳnh Hoa đã thổi hồn vào từng nét cọ, mang đến cho khán giả một cái nhìn đầy màu sắc về nghệ thuật hầu đồng.
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung

Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) phường Quang Trung đã kịp thời chỉ đạo các lực lượng và tuyên truyền vận động các hộ dân di chuyển ra khỏi nhà. Do đó, khi nhà sập không có thương vong về người.
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng

Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Đảng bộ quận Bắc Từ Liêm tổ chức Lễ kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2024) và trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 cho các đảng viên lão thành cách mạng.
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện

Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện

(LĐTĐ) Trong những năm qua, huyện Thường Tín (Hà Nội) đẩy mạnh đầu tư hạ tầng công nghệ, ứng dụng toàn diện chuyển đổi số trong hoạt động của bộ máy hành chính, an sinh xã hội và phát triển kinh tế; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng phục vụ người dân.
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH

TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH

(LĐTĐ) Bên cạnh kết quả đạt được cũng như những ưu điểm của phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đối với chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp thất nghiệp (TCTN) tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cũng đã xuất hiện nhiều tồn tại, vướng mắc cần kịp thời tháo gỡ.

Tin khác

Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung

Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) phường Quang Trung đã kịp thời chỉ đạo các lực lượng và tuyên truyền vận động các hộ dân di chuyển ra khỏi nhà. Do đó, khi nhà sập không có thương vong về người.
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

(LĐTĐ) Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công, kế hoạch tài chính... sáng 5/11, đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, đảm bảo quản lý, sử dụng một cách hiệu quả.
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

(LĐTĐ) Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo, tiếp khách. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình là cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.
Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu

Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu

(LĐTĐ) Qua tìm hiểu thực tế, đại biểu Quốc hội cho rằng, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trong cả nước đang bị “tắc” có nguyên nhân là vấn đề nguyên vật liệu.
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục

Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục

(LĐTĐ) Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, nếu để các bệnh viện và các trường đại học tự chủ mà phải tự đi vay vốn, tự lo trả lãi và trả vốn thì hậu quả người bệnh và người học phải gánh chịu với chi phí dịch vụ cao...
Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công

Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công

(LĐTĐ) Sáng 5/11, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách Nhà nước, tình hình thực hiện kế hoạch tài chính...
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

(LĐTĐ) Đại biểu Quốc hội đề nghị chấm dứt việc khai thác gỗ tự nhiên và cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường cho dù là nhỏ nhất, như trồng cây mà vẫn còn nguyên bọc, hay cây còn có khả năng cứu lại chặt đi để xin ngân sách trồng mới.
Xem thêm
Phiên bản di động