Sẵn sàng cho năm học mới 2021-2022
Quyết tâm vượt khó
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, ngành Giáo dục Thủ đô xác định việc tổ chức dạy học trực tuyến là giải pháp cần thiết, phù hợp nhất để bảo đảm an toàn cho học sinh, đồng thời đạt mục tiêu hoàn thành chương trình đạt yêu cầu. Theo kế hoạch, từ ngày 6/9, học sinh các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và học viên Giáo dục thường xuyên trên địa bàn chính thức bước vào chương trình học tập năm học 2021-2022 theo hình thức trực tuyến. Riêng với lớp 1, từ ngày 1 đến ngày 12/9, giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học sinh làm quen với việc học trực tuyến; từ ngày 13/9 (nếu học sinh chưa được trở lại trường) sẽ bắt đầu dạy học trực tuyến theo chương trình với thời lượng tối đa 3 tiết/ngày.
Thời điểm hiện tại, cùng với việc xây dựng phương án dạy học linh hoạt, các đơn vị, nhà trường đã và đang khẩn trương chuẩn bị phương tiện để bảo đảm mọi học sinh đều có thể học trực tuyến ngay từ ngày đầu tiên của năm học, trong đó đặc biệt quan tâm đến học sinh đầu cấp.
Học sinh học trực tuyến. (Ảnh: Q.A) |
Năm học 2021-2022, Trường Tiểu học Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì) có hơn 1.300 học sinh với 28 lớp. Từ kết quả và kinh nghiệm triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1 trong năm học 2020-2021, Ban Giám hiệu nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình mới đối với lớp 2; phân công giáo viên cốt cán dạy sách giáo khoa mới, cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn xuyên suốt từ Chương trình giáo dục phổ thông mới cho đến từng bộ sách cụ thể. Đặc biệt, đối với học sinh lớp 1, nhà trường cũng lên kế hoạch tổ chức dạy học trực tuyến một cách phù hợp, không gây áp lực cho học sinh, ngoài các video tự thiết kế, các giáo viên cũng sẽ sử dụng các video dạy môn Tiếng Việt do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thiết kế sẵn phát trên VTV7 giúp học sinh dễ dàng học âm học vần; đồng thời phối hợp với phụ huynh học sinh hướng dẫn, nhắc nhở để hình thành thói quen tự giác học tập của học sinh.
Tại Trường Tiểu học Thạch Đà A (huyện Mê Linh), theo Hiệu trưởng Lê Văn Long, mối quan tâm, ưu tiên hàng đầu của nhà trường là học sinh lớp 1. Theo đó, nhà trường đã yêu cầu giáo viên chủ nhiệm các lớp 1 thông báo về kế hoạch học tập, trong đó lưu ý phụ huynh học sinh chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập và máy tính hoặc điện thoại thông minh để học trực tuyến. Nhà trường quyết tâm bảo đảm không để học sinh nào thiếu thiết bị mà gián đoạn việc học.
Phát huy kinh nghiệm trong việc tổ chức dạy học trực tuyến từ những năm học trước, năm học 2021-2022, Trường Trung học cơ sở Chu Văn An (huyện Thanh Trì) đã chuẩn bị mọi điều kiện từ đội ngũ giáo viên, kế hoạch bài giảng đến cơ sở vật chất để phục vụ cho việc dạy học trực tuyến. Đặc biệt, năm học này, nhà trường tuyển sinh trên 300 học sinh vào lớp 6. Để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở khối lớp này, nhà trường đã cử giáo viên tham gia tập huấn sử dụng sách giáo khoa mới ngay từ những ngày đầu hè, chỉ đạo xây dựng phân phối chương trình theo sách giáo khoa mới, phân công chuyên môn cho giáo viên và sắp xếp thời khóa biểu phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo sau Khai giảng sẽ tổ chức hoạt động dạy và học trực tuyến ngay lập tức.
Tương tự, tại Trường Trung học cơ sở Thành Công (quận Ba Đình), Hiệu trưởng Nguyễn Ngọc Anh cho biết thầy và trò nhà trường đã sẵn sàng cho năm học mới. Học sinh khối lớp 7, 8 và 9 của trường đã có đủ thiết bị và quen với hình thức học tập, kiểm tra, đánh giá trực tuyến. Thời điểm này, nhà trường tập trung rà soát điều kiện học tập của hơn 350 học sinh lớp 6. Giáo viên chủ nhiệm từng lớp đã họp với phụ huynh, hướng dẫn những nội dung cần chuẩn bị khi học trực tuyến, trong đó lưu ý máy tính vẫn là điều kiện tốt nhất, khó khăn thì có thể học qua điện thoại. Từ nay tới trước ngày Khai giảng, nhà trường tiếp tục tìm hiểu để kịp thời hỗ trợ, quyết tâm bảo đảm 100% học sinh đều học tập trực tuyến hiệu quả.
Tại Trường Trung học phổ thông Trương Định (quận Hoàng Mai), kinh nghiệm ứng phó với nhiều đợt dịch Covid-19 bùng phát trong hai năm học gần đây đã giúp nhà trường và gia đình học sinh quan tâm nhiều hơn đến việc đầu tư trang thiết bị dạy, học trực tuyến để sẵn sàng chuyển trạng thái dạy, học ngay khi có yêu cầu. Hiện tại, nhà trường đang tập trung rà soát điều kiện học tập trực tuyến đối với học sinh lớp 10, hướng dẫn cụ thể để phụ huynh mua đúng, đủ thiết bị, tránh lãng phí, đồng thời có kế hoạch huy động nguồn lực để hỗ trợ đối với các gia đình khó khăn.
Nỗ lực thực hiện nhiệm vụ “kép”
Bước vào năm học 2021-2022, huyện Thanh Trì có 84 trường học với trên 68.500 học sinh và 4.770 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Nhằm bảo đảm cơ sở vật chất trường, lớp cho năm học mới, huyện đã thực hiện công tác giải phóng mặt bằng đối với dự án xây mới 3 điểm trường; triển khai dự án nâng cấp Trường Tiểu học Đông Mỹ; cải tạo, mở rộng Trường Tiểu học Đại Áng, Ngũ Hiệp. 32 trường có phòng ngoại ngữ chuyên dụng, 16 trường có phòng học thông minh. Các trường thực hiện việc chỉnh trang khuôn viên, xây mới, sửa chữa hệ thống cơ sở vật chất, mua sắm thêm các trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và học tập.
Sáng 5/9, Hà Nội tổ chức lễ Khai giảng chung cho học sinh toàn Thành phố. (Ảnh minh họa: P.T) |
Trong bối cảnh đang phải tập trung cho phòng, chống dịch bệnh Covid-19 hiện nay, cùng với sự linh động bố trí nguồn ngân sách, huyện và chính quyền các cấp, Ban Giám hiệu các trường đã kêu gọi xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân để đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp; ưu tiên xây dựng và sửa chữa các phòng học để đáp ứng các điều kiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 2 và lớp 6. Ngành Giáo dục huyện cũng đã thực hiện tốt khâu sắp xếp, ổn định đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tại các nhà trường; tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên.
Trưởng phòng Phòng GD&ĐT huyện Thanh Trì Phạm Văn Ngát cho biết, năm học 2021-2022, ngành Giáo dục huyện Thanh Trì xác định nhiệm vụ tăng cường thực hiện Chỉ thị 800/CT-BGDĐT ngày 24/8/2021 của Bộ GD&ĐT về thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 ứng phó với dịch Covid-19, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng GD&ĐT. Toàn ngành sẽ tăng cường kỷ cương, nề nếp trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Trong đó giáo dục phổ thông chú trọng đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của công dân đối với xã hội, cộng đồng; Giáo dục mầm non chú trọng việc chăm sóc, giáo dục trẻ.
Bước vào năm học 2021-2022, ngành Giáo dục huyện Mỹ Đức tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức dạy học trực tuyến, quyết tâm không để gián đoạn việc học tập của học sinh trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Phòng GD&ĐT huyện tiếp tục tham mưu Ủy ban nhân dân huyện tập trung và ưu tiên các nguồn lực thực hiện Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2021-2025; đẩy nhanh tiến độ xây dựng và đưa vào hoạt động trường liên cấp chất lượng cao; phấn đấu tới cuối năm 2021 có thêm 6 trường học đạt chuẩn quốc gia…
Tại quận Ba Đình, để chuẩn bị cho năm học 2021-2022, quận đã khẩn trương rà soát đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong đó, năm học 2020-2021 đã hoàn thành kế hoạch cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới các trường: Mẫu giáo số 2, Mẫu giáo số 5, Mẫu giáo số 7, Mẫu giáo số 9, Mẫu giáo số 10, Mầm non Sao Mai, Mầm non Hoa Hồng, Mầm non 1/6, Trung học cơ sở Hoàng Hoa Thám, Tiểu học Kim Đồng, Tiểu học Hoàng Hoa Thám, Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, Tiểu học Phan Chu Trinh, Tiểu học Thành Công B. Toàn bộ các trường được cải tạo, sửa chữa, xây mới đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị đúng quy định và đáp ứng tốt chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Cùng đó, Phòng GD&ĐT quận đã tích cực tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, giới thiệu các bộ sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 của các Nhà xuất bản cho cán bộ quản lý, giáo viên được phân công dạy lớp 2, lớp 6 năm học 2021-2022.
Phó Trưởng phòng Phòng GD&ĐT quận Ba Đình Trần Thị Vinh cho biết, năm học mới, ngành Giáo dục quận Ba Đình tiếp tục tăng cường nền nếp, kỷ cương, dân chủ trong nhà trường; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, không có bạo lực học đường. "Toàn ngành vừa tích cực phòng, chống dịch Covid-19, vừa triển khai hiệu quả các chương trình giáo dục, đảm bảo chất lượng với các yêu cầu cốt lõi; quan tâm đến việc triển khai chương trình, sách giáo khoa mới đối với lớp 2 và lớp 6. Hiện tại, ngành Giáo dục quận Ba Đình đã xây dựng kịch bản tổ chức lễ Khai giảng, sẵn sàng các hoạt động dạy và học trong năm học gắn với công tác phòng, chống dịch…" - bà Trần Thị Vinh thông tin.
Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương, thời gian trước mắt, ngành Giáo dục Thủ đô sẽ tập trung, ưu tiên triển khai một số nội dung, trong đó có việc tổ chức tốt lễ Khai giảng được truyền hình trực tiếp và trực tuyến toàn Thành phố vào ngày 5/9, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19, trang trọng, ý nghĩa, tạo không khí phấn khởi trong toàn ngành nhân dịp bước vào năm học mới; tiếp tục rà soát, hỗ trợ cán bộ, giáo viên, học sinh khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong toàn ngành, bảo đảm mục tiêu “không để ai bị bỏ lại phía sau”; tiếp tục phát động, đẩy mạnh phong trào “Máy tính cho em”, hỗ trợ học sinh về thiết bị học tập trực tuyến để sẵn sàng cho năm học mới; nỗ lực thực hiện nhiệm vụ “kép” vừa tích cực phòng, chống dịch Covid-19, vừa triển khai hiệu quả các chương trình giáo dục, bảo đảm chất lượng với các yêu cầu cốt lõi…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Giáo dục 02/11/2024 06:17
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Giáo dục 01/11/2024 20:36
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng
Giáo dục 01/11/2024 18:26
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài
Giáo dục 30/10/2024 21:02
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”
Giáo dục 29/10/2024 06:58
Bộ GD&ĐT làm rõ đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận
Xã hội 28/10/2024 06:01
Nguyễn Trung Hiếu - Hành trình chinh phục ngôi vị thủ khoa xuất sắc
Giáo dục 27/10/2024 22:47