Sân khấu Nhà hát múa rối Thăng Long sẵn sàng “sáng đèn” trở lại

(LĐTĐ) Sau nhiều lần phải đóng cửa, tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch Covid-19, sân khấu của Nhà hát Múa rối Thăng Long đã sẵn sàng “sáng đèn” trở lại, đón khán giả với suất chiếu đầu tiên vào 19h30 ngày 19/2 tới đây.
Nhà hát Múa rối Thăng Long dựng vở diễn kết nối yêu thương, vượt qua đại dịch Nhà hát Múa rối Thăng Long biến thách thức thành cơ hội

Tối 19/2, Nhà hát Múa rối Thăng Long chính thức biểu diễn trực tiếp phục vụ khán giả Thủ đô với chương trình Múa rối nước truyền thống tại 57 Đinh Tiên Hoàng.

Công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Nhà hát Múa rối Thăng Long được chuẩn bị sẵn sàng để phục vụ du khách đến xem biểu diễn được an toàn, thuận lợi.

Nhà hát đã xây dựng phương án, chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ cơ sở vật chất và các điều kiện phòng, chống dịch, bảo đảm xử lý kịp thời các tình huống xảy ra. Máy đo thân nhiệt, sát khuẩn tự động, khu vực niêm yết mã QR phục vụ du khách khai báo y tế trước khi vào xem biểu diễn được chuẩn bị đầy đủ.

Sân khấu Nhà hát múa rối Thăng Long sẵn sàng “sáng đèn” trở lại
Sân khấu Nhà hát Múa rối Thăng Long sẵn sàng “sáng đèn” trở lại.

Nhà hát Múa rối Thăng Long nằm bên cạnh Hồ Gươm cổ kính, từ lâu được biết đến như một kỳ tích trong sân khấu nghệ thuật biểu diễn khi được mệnh danh là Nhà hát "365 ngày trong năm đỏ đèn".

Nhà hát đặc biệt có sức hút kỳ lạ đối với du khách quốc tế, trở thành một trong những điểm đến được rất nhiều bạn bè trong nước và quốc tế ưa thích tại Hà Nội, trung bình đón tiếp hơn 1.000 khán giả mỗi ngày.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 suốt 2 năm qua, Nhà hát Múa rối Thăng Long gần như dừng mọi hoạt động biểu diễn trực tiếp. Thay vào đó, Nhà hát xây dựng nhiều chương trình nghệ thuật ghi hình phát sóng online để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.

Nghệ sĩ ưu tú Thanh Hiền - Giám đốc Nhà hát Múa rối Thăng Long, cho biết: Trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp, Nhà hát cũng tích cực dàn dựng nhiều chương trình nghệ thuật tham gia các cuộc thi về tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 do Hội Nghệ sĩ sân khấu, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức và có nhiều tác phẩm giành được giải thưởng cao.

Tối 19/2 là đêm diễn đầu tiên Nhà hát chính thức mở cửa đón khách trở lại. Đêm diễn giới thiệu nhiều tiết mục đặc sắc và hấp dẫn về Múa rối nước truyền thống - chương trình nghệ thuật được rất nhiều khán giả trong nước và quốc tế yêu thích trong nhiều năm qua.

Được tin mở cửa trở lại, các diễn viên của Nhà hát rất phấn khởi, miệt mài, say sưa tập luyện, chuẩn bị các hoạt động để sau khi hoạt động trở lại sẽ phục vụ tốt hơn các nhu cầu của công chúng. Trong quá trình tập luyện, các diễn viên của Nhà hát cũng thường xuyên được test nhanh Covid-19 để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

NSƯT Trần Quý Quốc cho hay: "Còn gì vui hơn khi nghệ sĩ lại được đứng trên sân khấu còn khán giả và các em thiếu nhi lại được đi xem biểu diễn dưới ánh đèn lung linh sắc màu. Và còn gì thú vị hơn khi mỗi buổi tối cuối tuần, du khách đi dạo quanh Hồ Hoàn Kiếm rồi ghé lại Nhà hát để xem múa rối nước truyền thống. Chương trình hướng khán giả và các em thiếu nhi quay về với những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc"...

Theo kế hoạch, Nhà hát Múa rối Thăng Long sẽ duy trì biểu diễn rối nước truyền thống phục vụ khán giả vào các tối thứ 7 hàng tuần.

Bên cạnh đó, Nhà hát vẫn tổ chức các show diễn múa rối nước cổ truyền và các chương trình múa rối tạp kĩ phục vụ các cháu thiếu nhi theo yêu cầu. Các chương trình biểu diễn của Nhà hát đều đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo quy định.

Hiện tại, bên cạnh công tác chuẩn bị mở cửa biểu diễn trực tiếp phục vụ khán giả, Nhà hát Múa rối Thăng Long cũng đang gấp rút hoàn thành chương trình nghệ thuật biểu diễn tại Lễ Kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Phong Sắc sẽ được Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức trọng thể vào ngày 23/2 tới đây.

Sự trở lại của sân khấu Nhà hát Múa rối Thăng Long là tín hiệu vui, bù đắp những nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ lãnh đạo và diễn viên Nhà hát sau những chuỗi ngày vắng bóng vì Covid-19.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong học sinh

Khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong học sinh

(LĐTĐ) Sự kiện “Adventure with words - Phiêu lưu cùng con chữ” vừa diễn ra tại Trường Tiểu học Lômônôxốp Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh.
Hành động vì sự an toàn của người lao động

Hành động vì sự an toàn của người lao động

(LĐTĐ) Bám sát chủ đề của Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 là “Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và chuỗi cung ứng”, các cấp, các ngành và tổ chức Công đoàn Thủ đô tập trung triển khai nhiều hoạt động với tinh thần hành động vì sự an toàn của người lao động.
Mở rộng không gian ngành điện

Mở rộng không gian ngành điện

(LĐTĐ) Sau gần một năm có Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), kế hoạch thực hiện quy hoạch quan trọng này cuối cùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Quan tâm hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật

Quan tâm hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật

(LĐTĐ) Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, người lao động (NLĐ) bình thường cũng khó khăn khi tìm kiếm việc làm thì cơ hội việc làm đối với người khuyết tật (NKT) càng hạn chế hơn. Trước bối cảnh này, các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã tăng cường nhiều biện pháp nhằm mang tới cơ hội việc làm cho NKT, giúp họ tự tin tạo dựng cuộc sống, khẳng định bản thân, hòa nhập cộng đồng và đóng góp tích cực cho xã hội.
Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm hợp tác nâng cao phúc lợi cho đoàn viên, người lao động

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm hợp tác nâng cao phúc lợi cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Thiết thực hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm vừa tổ chức hội nghị ký kết thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp nâng cao phúc lợi cho đoàn viên Công đoàn, người lao động.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Ảnh những khoảnh khắc ấn tượng vòng Tứ kết

Ảnh những khoảnh khắc ấn tượng vòng Tứ kết

(LĐTĐ) Giải bóng đá Công nhân, viên chức, lao động Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX - 2024 đã đi đến vòng tứ kết với 4 cặp đấu diễn ra rất hấp dẫn và kịch tính. Sau đây là một số hình ảnh sinh động trong ngày thi đấu hôm nay (23/4).

Tin khác

Lặng lẽ xương rồng

Lặng lẽ xương rồng

(LĐTĐ) Xương rồng, xưa nay nhân gian nghĩ về sự gai góc, khô cằn. Loài cây này dường như sinh ra để vượt khó vươn lên, cả bản lĩnh cứng cỏi giữa đất trời nắng mưa. Xương rồng thường mọc hoang, mọc dại ở những vùng đất cát. Là loại cây chịu nắng chịu hạn, dai dẳng can trường. Có điều lạ, hễ chạm khẽ vào cây là nhựa chảy ra ròng ròng, thành dòng, như người mau nước mắt.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

(LĐTĐ) Hơn 300 tài liệu, hình ảnh phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố sẽ trưng bày tại triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, trên địa bàn quận Tây Hồ đã và đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Không chỉ giới thiệu, đưa sách đến gần hơn với mọi người, các hoạt động này còn góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

(LĐTĐ) Ngày 18/4, Bảo tàng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Tiếng vọng" nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Mưa đầu mùa

Mưa đầu mùa

(LĐTĐ) Ai đã từng sống ở Phương Nam, mới thấm hết niềm vui và cảm xúc đặc biệt khi gặp cơn mưa đầu mùa. Sáu tháng trời đằng đẵng mùa khô. Nắng khét tóc, khét da. Nắng đốt khô cong cả đất và người. Nắng hút cạn sông hồ kênh rạch. Đến rêu trên mái ngói cũng tưởng như hóa thạch. Nơi phố thị, những hàng cây, lá phổi thành phố trân mình trong nắng. Tán lá oằn mình chịu phết tầng tầng lớp bụi. Bụi phủ lên màu xanh, bụi chui vào từng gân lá. Lá thinh lặng hít thở như hấp hối...Sáu tháng, khát mưa, nhớ mưa...
Xem thêm
Phiên bản di động