Nhà hát Múa rối Thăng Long biến thách thức thành cơ hội
Nhà hát Múa rối Thăng Long - "Địa chỉ đỏ" giữ hồn văn hoá dân tộc Nhọc nhằn đời diễn rối nước |
Nhà hát không có nguồn thu, nghệ sĩ khó khăn
Nhà hát Múa rối Thăng Long nằm trên phố Đinh Tiên Hoàng, bên cạnh Hồ Gươm cổ kính, đã từ lâu, Nhà hát Múa rối Thăng Long được biết đến như một kỳ tích trong sân khấu nghệ thuật biểu diễn, đặc biệt có sức hút “kỳ lạ” đối với du khách quốc tế, Nhà hát đã trở thành một trong những điểm đến được rất nhiều bạn bè trong nước và quốc tế ưa thích tại Hà Nội. Trung bình đón tiếp hơn 1.000 khán giả mỗi ngày, trở thành Nhà hát duy nhất Châu Á đạt kỷ lục biểu diễn liên tục 365 ngày trong năm.
Nhà hát Múa rối Thăng Long nằm trên phố Đinh Tiên Hoàng, bên cạnh Hồ Gươm cổ kính. |
Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 xuất hiện đã đặt ra nhiều thách thức cho Nhà hát. Hơn 2 năm từ khi có dịch, nguồn thu không có, không biểu diễn, không thu nhập, các nghệ sĩ của Nhà hát phải vất vả xoay xở để trang trải cho cuộc sống.
Vừa qua, Chính phủ và thành phố Hà Nội đã ban hành các Nghị quyết và Quyết định về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Trong đó, đối với lĩnh vực nghệ thuật, đối tượng được thụ hưởng gói hỗ trợ được xác định là đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV trong các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động nghệ thuật biểu diễn. Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã tiến hành chi trả cho viên chức của Nhà hát thuộc đối tượng hỗ trợ theo quy định, mỗi người 3.710.000 đồng.
Nghệ sĩ ưu tú Thanh Hiền, Giám đốc Nhà hát Múa rối Thăng Long cho biết: “Khi nhận được tiền hỗ trợ khó khăn cho các nghệ sĩ, lãnh đạo Nhà hát cũng như các nghệ sĩ vô cùng phấn khởi, cảm kích trước sự quan tâm, chăm lo chu đáo kịp thời của lãnh đạo cấp trên đã dành cho các nghệ sĩ chúng tôi. Trong lúc này, một miếng khi đói bằng một gói khi no, xúc động lắm, anh em nghệ sĩ chúng tôi luôn bảo nhau tuân thủ thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K, chúng tôi cũng mong toàn thể người dân giữ gìn, đoàn kết, đồng lòng cùng với Nhà nước để sớm đẩy lùi được đại dịch.”
Liên tục cập nhật để thích ứng
Trong giai đoạn Thành phố thực hiện việc tạm dừng việc đón khách tham quan để phòng chống dịch nhưng Nhà hát Múa rối Thăng Long vẫn không ngừng các hoạt động. Các diễn viên của Nhà hát vẫn miệt mài, say sưa tập luyện, chuẩn bị các hoạt động, sản phẩm để sau khi hoạt động trở lại sẽ phục vụ tốt hơn các nhu cầu của công chúng.
“Dù đã nới lỏng giãn cách, nhưng dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, đặt ra nhiều thách thức đối với Nhà hát nói riêng và các đơn vị sân khấu nói chung khi khởi động trở lại. Thế nhưng, chúng tôi nhận ra những cơ hội trong thách thức. Nhà hát đang liên tục cập nhật để thích ứng trong giai đoạn này với các kế hoạch ra mắt những tác phẩm nghệ thuật biểu diễn online, xây dựng phương án bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống, phối hợp tổ chức các chương trình nghệ thuật đặc sắc,…” (Nghệ sĩ ưu tú Thanh Hiền, Giám đốc Nhà hát Múa rối Thăng Long) |
Minh chứng là tác phẩm “Lớp học đặc biệt mùa Covid” do Nhà hát xây dựng đã vinh dự vừa được trao tặng giải A và giải Khán giả yêu thích nhất cuộc thi online “Tác phẩm nghệ thuật phòng chống dịch bệnh Covid-19“ do Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam tổ chức. “Lớp học đặc biệt mùa Covid” với thông điệp ý nghĩa nhằm truyền tải đến các bạn học sinh cách phòng chống dịch bệnh Covid-19, để luôn được khỏe mạnh, vui vẻ khi đến trường đến lớp cùng thầy cô và các bạn.
Theo Giám đốc Nhà hát Múa rối Thăng Long, thời gian này, các nghệ sĩ Nhà hát Múa rối Thăng Long đang háo hức với lịch tập xen kẽ cho các chương trình mới. Vừa xong chương trình tham gia Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề phòng, chống dịch Covid-19 do Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam tổ chức, các nghệ sĩ lại bắt tay thực hiện tiếp chuỗi chương trình “Thế giới của chúng em” số 7, 8, 9 hướng đến phục vụ khán giả nhỏ tuổi dịp Giáng sinh và đón năm mới 2022. Nhà hát cũng xây dựng kịch mục để tổ chức chương trình đưa nghệ thuật múa rối đến với trường học, khi các nhà trường được phép đón học sinh trở lại. Chương trình múa rối truyền thống cũng được khởi động để biểu diễn trực tuyến phục vụ khán giả quốc tế qua các nền tảng: Zoom, YouTube…
Việc được đi tập diễn giờ đây không chỉ là niềm vui, mà còn giúp cho các nghệ sĩ của Nhà hát Múa rối Thăng Long luôn giữ được ngọn lửa tâm huyết với nghề, duy trì được đam mê cho ngày trở lại của một sân khấu đỏ đèn 365 ngày trong năm phục vụ khán giả./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Luật Thủ đô 2024 23/12/2024 11:34
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09