Quy trình 10 bước xử lý tranh chấp tại dự án metro số 1

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ liên quan việc thành lập Ban xử lý tranh chấp (DAB) và giải quyết khiếu nại, bất đồng thông qua DAB tại tuyến đường sắt đô thị metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Đề nghị làm rõ thời gian hoàn thành tuyến metro số 1 Kiến nghị Chính phủ tháo gỡ hàng loạt vướng mắc cho tuyến metro số 1 Tuyến metro số 1: Giải quyết khiếu nại của nhà thầu bằng Trung tâm trọng tài

Theo đó, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM (chủ đầu tư) và nhà thầu đã thống nhất các bước thực hiện gồm 10 bước.

Quy trình 10 bước xử lý tranh chấp tại dự án metro số 1
Dự án tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đang xảy ra tranh chấp với nhà thầu Hitachi.

Cụ thể, bước 1: Chủ đầu tư phát hành Thông báo về ý định thành lập DAB đến nhà thầu. Bước 2: Nhà thầu đồng thuận giải quyết các vấn đề thông qua DAB. Bước 3: Ký kết “Thỏa thuận DAB” với điều khoản: Thỏa thuận sẽ có hiệu lực sau khi nhận được sự chấp thuận của UBND Thành phố. Bước 4: Báo cáo UBND Thành phố về nội dung “Thỏa thuận DAB” và xin ý kiến chấp thuận. Bước 5: UBND Thành phố có ý kiến chấp thuận “Thỏa thuận DAB” và cho phép chủ đầu tư thực hiện các bước tiếp theo.

Bước 6: Tìm kiếm và đề xuất thành viên cho DAB, số lượng thành viên DAB là số lẻ (dự kiến 3 thành viên). Bước 7: Đồng thuận về chi phí chi trả cho 3 thành viên DAB, chi phí này sẽ được chia đều cho mỗi bên. Bước 8: Ký kết thỏa thuận thành lập DAB giữa Ban Quản lý Đường sắt đô thị, nhà thầu Hitachi và 3 thành viên DAB. Bước 9: Thông báo nội dung được gửi đến DAB và hoàn thành quá trình thanh toán chi phí cho thành viên DAB. Bước 10: Bắt đầu quá trình DAB.

Nhằm đẩy nhanh quá trình xử lý, song song quá trình thực hiện bước 3 đang được luật sư của hai bên thống nhất, Ban Quản lý Đường sắt đô thị đã đề xuất Lệnh phát sinh tạm (Temporary Variation Order) để thanh toán 80% và các vấn đề bất đồng sẽ được giải quyết ở Trọng tài thương mại (Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam - VIAC). Nhà thầu cũng đã thống nhất hướng xử lý này để thúc đẩy quá trình đào tạo vận hành và vận hành thử (trial run).

UBND TP.HCM cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có ý kiến đối với Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, với vai trò là cơ quan đại diện của Chính phủ Nhật Bản trao đổi làm việc với Lãnh đạo Tập đoàn Hitachi, nhà thầu gói thầu CP3, nhà thầu các gói xây dựng và liên danh NJPT triển khai một số nội dung. Trong đó có việc tập trung nguồn lực và phối hợp với liên danh NJPT hoàn thành công tác đào tạo vận hành vào bảo dưỡng cho nhân sự vận hành sau khi nhận được các thiết bị từ nhà thầu CP3 và các tiện ích liên quan đến đào tạo của nhà thầu xây dựng để đảm bảo tiến độ dự án. Yêu cầu Nhà thầu Hitachi có phản hồi chính thức về Hợp đồng 5 năm vận hành và bảo dưỡng theo các giải pháp phù hợp.

Các nhà thầu, tư vấn tích cực phối hợp với chủ đầu tư và đơn vị vận hành, tư vấn đánh giá chứng nhận an toàn hệ thống về công tác vận hành thử. Sau khi nhận được kết quả vận hành thử, tiến tới hoàn thành thẩm duyệt, nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy; hoàn thành đánh giá và cấp chứng nhận an toàn hệ thống; công tác hoàn công; kết thúc dự án.

Trước đó ngày 27/5/2024 Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM có Văn bản số 1476 gửi Sở Nội vụ TP.HCM, cho biết trong giai đoạn cuối của dự án vẫn còn một số vướng mắc, chủ yếu liên quan đến đào tạo, chạy thử, vận hành; đề xuất dự thảo và tiến đến hoàn thiện, ký kết hợp đồng 5 năm cho công tác vận hành và bảo dưỡng; những điều kiện, đòi hỏi của nhà thầu Hitachi; điều chỉnh thời gian thực hiện dự án; thỏa thuận vay VN22-P1…

Đáng chú ý là khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp của các nhà thầu khi có 3 vụ kiện tranh chấp giữa chủ đầu tư với các nhà thầu chính với 300 khiếu nại có tổng giá trị khiếu nại hơn 30.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 70% giá trị tổng mức đầu tư điều chỉnh (hơn 43.757 tỷ đồng). Trong đó, riêng nhà thầu Hitachi đã đơn phương yêu cầu các chi phí phát sinh cho việc gia hạn thời gian hoàn thành dự án với chi phí gần 4.000 tỷ đồng.

Dự án metro số 1 do Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM làm chủ đầu tư, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) là nhà tài trợ, Hitachi là nhà thầu chính. Năm 2006 dự án được phê duyệt vốn đầu tư ban đầu là 17.000 tỷ đồng, về sau duyệt điều chỉnh hơn 43.757 tỷ đồng; trong đó vốn vay ODA từ JICA là hơn 38.265 tỷ đồng còn lại là vốn đối ứng từ ngân sách TP.HCM.

Về quy mô, tuyến metro số 1 dài 19,7 km (trong đó đoạn đi ngầm dài 2,6 km, đoạn đi trên cao dài 17,1 km); gồm 11 ga trên cao, 3 ga ngầm và 1 depot; đầu máy, toa xe, các hệ thống cơ điện, thông tin, tín hiệu, kiểm soát, bán vé tự động... Về lộ trình, tuyến mero số 1 đi qua địa bàn các quận 1, Bình Thạnh, thành phố Thủ Đức (TP.HCM) và thành phố Dĩ An (Bình Dương).

Về thời gian thi công, tuyến metro số 1 được thực hiện từ tháng 3/2007, dự kiến hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2018. Sau đó lần lượt dự án được điều chỉnh thời gian hoàn thành vào quý 4/2021, quý 4/2022, quý 4/2023. Lần gần nhất, dự án được lùi thời gian hoàn thành và đưa vào khai thác thương mại vào tháng 7/2024. Sau đó, dự án lại được thông báo sẽ hoàn thành thi công và đưa vào vận hành trong năm 2024.

Xuân Tình

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

(LĐTĐ) Theo báo cáo của quận Long Biên, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), trên địa bàn quận Long Biên có hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ. Hiện công tác thu dọn, khắc phục hậu quả của bão số 3 đang được các lực lượng trên địa bàn quận triển khai quyết liệt, kịp thời.
Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

Những hình ảnh đẹp về tình quân dân trong cơn bão số 3

(LĐTĐ) Trong thời điểm cơn bão Yagi ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội, quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng Công an Thủ đô đã không quản ngại khó khăn, vất vả, nguy hiểm bám sát địa bàn ngay cả trong điều kiện thời tiết mưa gió lớn để bảo đảm an toàn cho nhân dân. Nhiều hình ảnh đẹp của lực lượng Công an Thành phố đã được nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết sau bão số 3

Ngày 8/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 12/CĐ-UBND về việc tập trung khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 3 và chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới.
Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

Toàn hệ thống chính trị huyện Thanh Trì chung sức khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Do có sự chỉ đạo và triển khai bài bản về ứng phó với cơn bão số 3 từ Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Thanh Trì, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc; các xã, thị trấn, đoàn thể, các lực lượng chủ chốt trực 24/24 giờ để ứng phó bão. Đến nay, công tác khắc phục sau cơn bão đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

Bảo đảm thông tin liên lạc cho hơn 32 triệu thuê bao trong bão số 3

(LĐTĐ) Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông điều phối lực lượng, phương tiện, thiết bị từ các tỉnh lân cận hỗ trợ cho các tỉnh chịu ảnh hưởng lớn của bão. Mục tiêu trong ngày 8/9 sẽ khôi phục thông tin liên lạc, đảm bảo mạng lưới viễn thông trên toàn bộ khu vực chịu ảnh hưởng của bão được hoạt động ổn định và an toàn.
Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

(LĐTĐ) Tối 8/9, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội cho biết, tính đến 18h cùng ngày, đơn vị đã huy động 100% quân số phối hợp với các lực lượng chức năng để dọn dẹp cây xanh, cột điện, biển quảng cáo... bị gãy đổ do cơn bão số 3 gây ra. Hiện tại, giao thông tại Thủ đô đã cơ bản thông suốt, sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại.
Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

Huyện Thạch Thất chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

(LĐTĐ) Triển khai công tác phòng, chống bão số 3, huyện Thạch Thất đã chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình diễn biến của cơn bão. Do có sự chủ động của Ban Thường vụ Huyện ủy, các cơ quan, đơn vị, nhân dân trên địa bàn huyện đã tập trung, khắc phục kịp thời, chủ động ứng phó, không để thiệt hại lớn xảy ra.

Tin khác

Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

Sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại

(LĐTĐ) Tối 8/9, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội cho biết, tính đến 18h cùng ngày, đơn vị đã huy động 100% quân số phối hợp với các lực lượng chức năng để dọn dẹp cây xanh, cột điện, biển quảng cáo... bị gãy đổ do cơn bão số 3 gây ra. Hiện tại, giao thông tại Thủ đô đã cơ bản thông suốt, sẵn sàng cho ngày mai (9/9), công sở, trường học hoạt động bình thường trở lại.
Hà Nội: Khẩn trương khôi phục lại giao thông sau bão

Hà Nội: Khẩn trương khôi phục lại giao thông sau bão

(LĐTĐ) Sau cơn bão số 3, hạ tầng giao thông Thành phố đã chịu nhiều hư hại, trước tình trạng này, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội yêu cầu khẩn trương khắc phục các hậu quả gây ảnh hưởng đến các dự án đang thi công trên địa bàn.
Thanh tra Sở GTVT Hà Nội: Tăng cường khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Thanh tra Sở GTVT Hà Nội: Tăng cường khắc phục hậu quả cơn bão số 3

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội thông tin, sau khi cơn bão số 3 đổ bộ vào Hà Nội, tính đến 8h30 ngày 8/9, trên địa bàn Thành phố tình hình rất phức tạp, cây đổ trên các tuyến đường trung tâm, đường quốc lộ, tỉnh lộ, nhiều cây đổ chắn ngang đường làm ùn tắc giao thông; một số công trình bị kéo đổ do gió giật. Hiện 100% quân số đã được huy động nhằm khắc phục hậu quả và đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Giao thông Thủ đô từng bước vận hành trở lại sau bão

Giao thông Thủ đô từng bước vận hành trở lại sau bão

(LĐTĐ) Trung tâm Quản lý và Điều hành Giao thông thành phố Hà Nội thông tin, do ảnh hưởng từ cơn bão số 3, nên một số xe buýt đã bị hư hại nhẹ do cây gãy đổ. Để phục vụ tốt nhất cho người dân, căn cứ tình hình thực tế, các tuyến xe buýt và Metro trên địa bàn sẽ từng bước hoạt động trở lại.
Clip: Cảnh sát PCCC dùng xe chuyên dụng chắn gió giúp người dân di chuyển trong mưa bão

Clip: Cảnh sát PCCC dùng xe chuyên dụng chắn gió giúp người dân di chuyển trong mưa bão

(LĐTĐ) Đội Cảnh sát PCCC&CNCH Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) phát hiện nhiều người dân đi xe máy di chuyển trên đường gặp khó khăn do mưa, gió lớn. Cán bộ, chiến sĩ của Đội đã nhanh chóng sử dụng xe chuyên dụng đi phía trước, chắn mưa gió cho người dân.
Hà Nội: Xe buýt và 2 tuyến Metro tạm dừng hoạt động để tránh bão

Hà Nội: Xe buýt và 2 tuyến Metro tạm dừng hoạt động để tránh bão

(LĐTĐ) Trước ảnh hưởng từ cơn bão số 3, từ 13h30 hôm nay (7/9), hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trợ giá trên địa bàn Thủ đô tạm dừng. Trước đó, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội - Đơn vị vận hành 2 tuyến đường sắt đô thị là Cát Linh - Hà Đông và đoạn trên cao tuyến Nhổn - Ga Hà Nội cũng cho biết sẽ tạm dừng hoạt động 2 tuyến đường sắt đô thị.
Công an quận Tây Hồ nỗ lực hết mình hỗ trợ người dân phòng chống bão

Công an quận Tây Hồ nỗ lực hết mình hỗ trợ người dân phòng chống bão

(LĐTĐ) Sau cơn giông lốc kèm theo mưa lớn lúc 13h30 ngày 7/9, trên các tuyến phố thuộc địa bàn quận Tây Hồ, do gió mạnh khiến hàng loạt cây xanh hai bên đường bị bật gốc, gãy đổ nằm la liệt...
Cảnh sát giao thông khẩn trương phân luồng, dọn cây đổ giúp người dân tham gia giao thông

Cảnh sát giao thông khẩn trương phân luồng, dọn cây đổ giúp người dân tham gia giao thông

(LĐTĐ) Trưa 7/9, Hà Nội đang chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, mưa nặng hạt và gió mạnh lên từng đợt đã khiến cho cây cối trên một số tuyến phố bật gốc, đổ ngang đường. Lực lượng Cảnh sát giao thông đã khẩn trương có mặt, phối hợp cùng các cơ quan chức năng hướng dẫn phân luồng, thu dọn cây đổ do mưa bão, giúp người dân tham gia giao thông.
Kéo dài thời gian đóng cửa sân bay Nội Bài thêm 2 giờ do ảnh hưởng bão số 3

Kéo dài thời gian đóng cửa sân bay Nội Bài thêm 2 giờ do ảnh hưởng bão số 3

(LĐTĐ) Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) vừa có văn bản gửi các đơn vị có liên quan trong ngành Hàng không về việc tiếp tục phòng, chống ứng phó cơn bão số 3 (bão YAGI).
Ảnh hưởng của bão số 3, đường phố Hà Nội vắng lặng; mọi gia đình tập trung tránh, chống bão

Ảnh hưởng của bão số 3, đường phố Hà Nội vắng lặng; mọi gia đình tập trung tránh, chống bão

(LĐTĐ) Bão số 3 là cơn bão rất mạnh, hoàn lưu rộng, mặc dù chiều nay bão 7/9, bão có khả năng đi vào đất liền, nhưng ngay từ sáng, tại Hà Nội mưa bắt đầu nặng hạt và gió mạnh lên từng đợt. Các tuyến đường của Thủ đô vắng bóng xe cộ qua lại, không còn vẻ nhộn nhịp, tấp nập của ngày thường, thay vào đó là sự vắng vẻ, yên ắng hiếm thấy.
Xem thêm
Phiên bản di động