Quan hệ lao động khi gia nhập TPP: Buộc phải đổi mới

Khi Việt Nam gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), người lao động (NLĐ) sẽ có quyền tự do thành lập hoặc gia nhập tổ chức đại diện của mình. Đây là một thay đổi quan trọng không chỉ đối với NLĐ, Tổ chức Công đoàn Việt Nam mà còn đối với người sử dụng lao động và Chính phủ.
quan he lao dong khi gia nhap tpp buoc phai doi moi Sẽ bổ sung các quy định về lao động còn thiếu so với hiệp định TPP
quan he lao dong khi gia nhap tpp buoc phai doi moi Tổ chức diễn đàn ngành công nghiệp hỗ trợ để nắm bắt cơ hội từ TPP

Cải cách quan hệ lao động để hưởng lợi về kinh tế

Mặc dù TPP không tạo ra bất kỳ tiêu chuẩn lao động quốc tế mới nào, nhưng TPP lại là Thỏa thuận thương mại tự do đầu tiên bao gồm các điều khoản về lao động.

Điều này, đòi hỏi Việt Nam thông qua và duy trì trong luật pháp các quy định và thực hành những quyền được nêu trong Tuyên bố 1998 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), bao gồm tự do liên kết, quyền tổ chức và thương lượng tập thể, xóa bỏ lao động cưỡng bức, lao động trẻ em và phân biệt đối xử tại nơi làm việc. Việt Nam trở thành thành viên của ILO từ năm 1992 và đã phê chuẩn 21 Công ước của ILO bao gồm 5 trong số 8 Công ước cơ bản.

quan he lao dong khi gia nhap tpp buoc phai doi moi
Khi Việt Nam gia nhập TPP, quan hệ lao động buộc phải đổi mới.

Như vậy, những Công ước cơ bản mà Việt Nam chưa phê chuẩn lại liên quan đến tự do hiệp hội, quyền thương lượng tập thể và xóa bỏ lao động cưỡng bức.

Đồng thời, để bảo vệ một cách hiệu quả quyền và lợi ích của NLĐ như đã nêu trên, TPP cũng bao gồm các nội dung nhằm bảo vệ tổ chức của NLĐ để không bị người sử dụng lao động can thiệp và phân biệt đối xử nhằm vô hiệu hóa hoặc làm suy yếu khả năng đại diện, bảo vệ cho quyền lợi của người lao động; bảo đảm nghĩa vụ thương lượng thiện chí của người sử dụng lao động khi tiến hành thương lượng tập thể với tổ chức của NLĐ về tiền lương và các điều kiện lao động khác cho NLĐ.

Kể từ khi Bộ Luật Lao động năm 1994 được thông qua, Việt Nam đã ghi nhận hơn 5.500 cuộc đình công. Tất cả đều là đình công tự phát, nghĩa là không có cuộc đình công nào do Công đoàn tổ chức.

Đặc biệt, trọng tâm yêu cầu của TPP là Việt Nam cần tôn trọng nguyên tắc tự do liên kết và đây được coi là phần khó nhất trong chương lao động của TPP.

Theo Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Minh Huân, ở tầm quốc gia, Việt Nam sẽ phải điều chỉnh, bổ sung luật pháp quốc gia cho tương thích với những cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. Việt Nam cũng phải xây dựng, tổ chức bộ máy, cơ chế, thiết chế và dành những nguồn lực cần thiết để thực thi có hiệu quả các cam kết đó.

Điều này cũng đã thể hiện rõ trong Thông cáo chung do Bộ LĐTBXH, Tổng LĐLĐVN và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát đi tại Diễn đàn Quan hệ lao động Việt Nam lần thứ 1 vừa tổ chức ngày 19.4 tại Hà Nội: “Chúng tôi cam kết hợp tác với các đối tác trong việc tôn trọng, thúc đẩy và thực hiện các nguyên tắc trong Tuyên bố 1998 của ILO về các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lĩnh vực lao động, bao gồm nỗ lực nghiên cứu khả năng phê chuẩn các công ước cơ bản còn lại của ILO” - Thứ trưởng Phạm Minh Huân cho biết.

Thậm chí, TS Chang-Hee Lee - Giám đốc ILO Việt Nam khẳng định: “Việt Nam sẽ phải thực hiện một cuộc cải cách quan trọng, đặc biệt là hệ thống quan hệ lao động, nếu Việt Nam muốn đủ điều kiện để hưởng lợi về kinh tế từ TPP”. Theo TS Lee, đó là một “con đường khó khăn, nhưng có thể thực hiện” đối với Việt Nam, bởi đất nước đã bắt đầu có những sáng kiến và chương trình thí điểm quan trọng do ILO hỗ trợ theo hướng đi này.

Chẳng hạn như câu chuyện thành công về việc phát triển công đoàn theo phương pháp từ dưới lên, thông qua sự tham gia tự nguyện và trực tiếp của người lao động ở cấp cơ sở tại Hải Phòng, Đồng Nai.

Cần tăng cường mối quan hệ lao động hài hòa

Chia sẻ về vấn đề quan hệ lao động ở Việt Nam (VN), bà Virginia Foote - Chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại VN (AmCham) cho hay: “Các cuộc đình công tại VN thường diễn ra ở các DN FDI, tạo ra nhiều sức ép.

Tuy nhiên, nếu tình trạng căng thẳng quá thì không DN FDI nào muốn đầu tư vào VN. Do đó, điều quan trọng nhất là tạo cơ chế đối thoại hiệu quả giữa chủ sử dụng lao động với NLĐ. Muốn làm được điều này thì cần phải nâng cao năng lực, vai trò vị thế của NLĐ để có được mối quan hệ lao động hài hòa”.

Thế nhưng, một thực tế mới cũng nảy sinh khi VN gia nhập TPP là, NLĐ sẽ có quyền tự do thành lập hoặc gia nhập tổ chức mà họ lựa chọn ở cấp doanh nghiệp. Các tổ chức này có thể có hoặc không thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.

Trong khi quy định từ trước tới nay là mọi tổ chức Công đoàn tại Việt Nam đều phải thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Vấn đề đặt ra là tổ chức CĐ sẽ đổi mới như thế nào để thu hút NLĐ.

Nhìn nhận về thách thức này, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Thị Thu Hồng cho rằng: Nếu bản thân tổ chức CĐ không tập hợp tốt, không đại diện được quyền lợi cho NLĐ, thì có thể NLĐ sẽ không gia nhập tổ chức Công đoàn VN. Ông Lê Đình Quảng - Phó ban Quan hệ lao động, Tổng LĐLĐ VN cho rằng, để đổi mới cách thức tiếp cận và phương pháp tập hợp NLĐ, Tổng LĐLĐ VN xác định NLĐ chính là chủ thể quan trọng trong đổi mới quan hệ lao động.

“Trước đây, việc thành lập CĐCS theo phương pháp cũ là từ trên xuống (CĐ cấp trên xuống vận động và thống nhất với người sử dụng lao động để thành lập CĐCS và chỉ định BCH CĐ lâm thời); còn theo Điều 17 – Điều lệ Công đoàn VN là từ dưới lên, NLĐ được tự nguyện thành lập CĐCS; CĐ cấp trên chỉ hướng dẫn, rồi ra quyết định công nhận.

Cách thành lập này tạo sự chủ động của NLĐ, không có sự can thiệp của chủ DN. Điều này sẽ làm các CĐCS mạnh hơn, thực sự là đại diện cho NLĐ. Xu hướng này là sự đổi mới để thích ứng khi hội nhập..” - ông Quảng cho biết thêm.

Đứng ở góc độ chuyên gia quốc tế, TS Lee cho biết: “Đây là một thay đổi quan trọng không chỉ đối với người lao động và Tổng LĐLĐVN, mà còn đối với người sử dụng lao động và Chính phủ.

Bởi vì người sử dụng lao động có thể phải ứng phó với các tổ chức của người lao động không thuộc Tổng LĐLĐVN tại nơi làm việc và Chính phủ sẽ phải xây dựng một hệ thống hiệu quả để xác nhận các tổ chức này với tư cách là tổ chức đại diện của người lao động tham gia vào thương lượng tập thể và các hành động tập thể khác trong quan hệ lao động”.

Đồng thời, “ILO hoan nghênh kế hoạch của Việt Nam nhằm thực hiện nghiên cứu khả năng phê chuẩn các Công ước cơ bản còn lại của ILO. Chúng tôi sẵn sàng sát cánh bên Việt Nam để thực hiện thành công các cải cách quan trọng về quan hệ lao động, giúp Việt Nam không chỉ hưởng lợi đầy đủ từ các lợi ích của các FTAs mà còn tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững dựa trên công bằng xã hội”- TS Lee khẳng định.

K.Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thành lập mới nhiều Công đoàn cơ sở để chăm lo tốt hơn cho người lao động

Thành lập mới nhiều Công đoàn cơ sở để chăm lo tốt hơn cho người lao động

(LĐTĐ) Với phương châm “Ở đâu có người lao động, ở đó có tổ chức Công đoàn”, thời gian qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở. Chính vì vậy, số lượng đoàn viên được kết nạp và số công đoàn được thành lập mới đã tăng đáng kể, quyền lợi của người lao động ngày càng được đảm bảo.
Đa dạng hóa tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động

Đa dạng hóa tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Các nội dung về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đang được các cấp Công đoàn Thủ đô tuyên truyền tới đoàn viên, người lao động bằng nhiều hình thức, nhằm giúp đoàn viên, người lao động nắm vững các quy trình an toàn và các biện pháp bảo vệ bản thân để giảm thiểu nguy cơ bị tai nạn lao động và chấn thương trong quá trình làm việc.
Sân chơi thể thao sôi động, bổ ích của đoàn viên, người lao động quận Đống Đa

Sân chơi thể thao sôi động, bổ ích của đoàn viên, người lao động quận Đống Đa

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Hội khỏe công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Đống Đa năm 2024, những ngày vừa qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa phối hợp với Trung tâm Văn hóa thông tin và thể thao quận tổ chức các giải: Bơi, Bóng bàn, Bóng đá, Kéo co và Cầu lông. Các Giải thi đấu đã và đang diễn ra sôi nổi, hấp dẫn, thực sự là sân chơi bổ ích của đoàn viên, người lao động.
Sôi nổi Hội thi Tiếng hát CNVCLĐ ngành Công Thương Nghệ An năm 2024

Sôi nổi Hội thi Tiếng hát CNVCLĐ ngành Công Thương Nghệ An năm 2024

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/5, tại Khách sạn Sài Gòn – Kim Liên, Công đoàn ngành Công Thương tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thi Tiếng hát Karaoke công nhân, viên chức, lao động ngành Công Thương năm 2024.
Nâng cao kiến thức về an toàn trong quá trình làm việc cho đoàn viên, người lao động

Nâng cao kiến thức về an toàn trong quá trình làm việc cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Gần đây, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm trang bị thêm kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cho đoàn viên, người lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp. Qua đó, nhằm giúp đoàn viên, người lao động nắm vững các quy trình an toàn và các biện pháp bảo vệ bản thân để giảm thiểu nguy cơ bị tai nạn lao động và chấn thương trong quá trình làm việc.
Dự báo đêm nay và sáng sớm mai có nơi mưa to đến rất to

Dự báo đêm nay và sáng sớm mai có nơi mưa to đến rất to

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, đêm 19/5, khu vực phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-60mm.
Nhà ga T2 Nội Bài sẽ đạt công suất 15 triệu khách/năm khi đầu tư gần 5.000 tỷ đồng

Nhà ga T2 Nội Bài sẽ đạt công suất 15 triệu khách/năm khi đầu tư gần 5.000 tỷ đồng

(LĐTĐ) Dự lễ khởi công mở rộng Nhà ga hành khách T2, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quy hoạch phát triển Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, phát triển theo hướng xanh, thông minh, hiện đại...

Tin khác

Sân chơi thể thao sôi động, bổ ích của đoàn viên, người lao động quận Đống Đa

Sân chơi thể thao sôi động, bổ ích của đoàn viên, người lao động quận Đống Đa

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Hội khỏe công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Đống Đa năm 2024, những ngày vừa qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa phối hợp với Trung tâm Văn hóa thông tin và thể thao quận tổ chức các giải: Bơi, Bóng bàn, Bóng đá, Kéo co và Cầu lông. Các Giải thi đấu đã và đang diễn ra sôi nổi, hấp dẫn, thực sự là sân chơi bổ ích của đoàn viên, người lao động.
Sôi nổi Hội thi Tiếng hát CNVCLĐ ngành Công Thương Nghệ An năm 2024

Sôi nổi Hội thi Tiếng hát CNVCLĐ ngành Công Thương Nghệ An năm 2024

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/5, tại Khách sạn Sài Gòn - Kim Liên, Công đoàn ngành Công Thương tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thi Tiếng hát Karaoke công nhân, viên chức, lao động ngành Công Thương năm 2024.
Tôn vinh 20 tập thể, cá nhân lan tỏa, khơi nguồn sức mạnh Việt Nam

Tôn vinh 20 tập thể, cá nhân lan tỏa, khơi nguồn sức mạnh Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều nay (19/5), Chương trình Vinh quang Việt Nam năm 2024 với chủ đề “20 năm khơi nguồn sức mạnh Việt Nam”, tôn vinh 20 tập thể, cá nhân tiêu biểu, đã diễn ra trang trọng tại Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội.
Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Triển khai nhiều hoạt động trọng tâm trong Tháng Công nhân

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Triển khai nhiều hoạt động trọng tâm trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Đẩy mạnh phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”, với mục tiêu “Năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động”; phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, “Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”; Tổ chức các hoạt động chăm sóc, khám sức khỏe định kỳ, thăm hỏi, động viên đoàn viên, công nhân lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… Đó là một trong những nội dung chính được Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội phát động đến các Công đoàn cơ sở trong Tháng Công Nhân năm 2024.
Không gian văn hóa Hồ Chí Minh: Nơi học tập trực quan sinh động về Bác kính yêu

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh: Nơi học tập trực quan sinh động về Bác kính yêu

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh là công trình đặc biệt ý nghĩa, dành nhiều tâm huyết, tình cảm của đoàn viên Công đoàn Trường Tiểu học Đoàn Khuê (thuộc LĐLĐ quận Long Biên) dâng lên Bác kính yêu nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh nhật của Người (19/5/1890 - 19/5/2024).
Những pha bóng đẹp tại Giải bóng chuyền hơi nữ Công đoàn khối trường tiểu học quận Long Biên

Những pha bóng đẹp tại Giải bóng chuyền hơi nữ Công đoàn khối trường tiểu học quận Long Biên

(LĐTĐ) Sáng nay (18/5), hàng trăm vận động viên và cổ động viên đến từ Công đoàn các trường tiểu học trên địa bàn quận Long Biên đã sôi nổi, hào hứng bước vào tranh tài tại Giải bóng chuyền hơi nữ CNVCLĐ khối trường các trường tiểu học quận Long Biên năm 2024.
444 vận động viên tham dự Hội khỏe cán bộ, công nhân, viên chức, lao động huyện Chương Mỹ

444 vận động viên tham dự Hội khỏe cán bộ, công nhân, viên chức, lao động huyện Chương Mỹ

(LĐTĐ) Sáng nay (18/5), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ phối hợp với Trung tâm Văn hóa thông tin và Thể thao huyện tổ chức Hội khỏe cán bộ, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Chương Mỹ năm 2024. Tham gia Hội khỏe có 444 vận động là cán bộ, CNVCLĐ đến từ 95 Công đoàn cơ sở trên địa bàn huyện.
Chuyên gia, cán bộ Công đoàn phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Chuyên gia, cán bộ Công đoàn phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 17/5, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), với sự tham gia của các chuyên gia, cán bộ Công đoàn.
Huyện Thạch Thất phát động cuộc thi “Môi trường lao động xanh - sạch - đẹp - an toàn”

Huyện Thạch Thất phát động cuộc thi “Môi trường lao động xanh - sạch - đẹp - an toàn”

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện phát động Cuộc thi “Môi trường lao động xanh - sạch - đẹp - an toàn” trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ).
Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm hỗ trợ đột xuất cho đoàn viên đặc biệt khó khăn

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm hỗ trợ đột xuất cho đoàn viên đặc biệt khó khăn

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm vừa tổ chức đến thăm, trao hỗ trợ đột xuất cho đoàn viên Công đoàn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đây là một trong số các hoạt động thiết thực của LĐLĐ huyện Gia Lâm hướng về đoàn viên, người lao động nhân Tháng Công nhân năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động