Phường Viên Sơn (Sơn Tây): Công trình xây dựng trên đất công, vì sao chưa xử lý?

(LĐTĐ) Mặc dù công trình nối với nhà hàng Ngọc Phượng xây dựng trên đất công (nằm trên kênh tiêu T1 của công trình thủy lợi) và tồn tại đã 15 năm qua, thế nhưng, không hiểu vì sao đến thời điểm này chính quyền và các cơ quan chức năng phường Viên Sơn (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) vẫn chưa thể xử lý dứt điểm vi phạm...
Cần xử lý nghiêm công trình xây dựng không phép tại khu vực Trung tâm thương mại Đồng Mai Công trình xây dựng 383+385 phố Vọng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhà liền kề Tăng cường kiểm tra quy chế dân chủ trong quản lý trật tự xây dựng

Theo nội dung phản ánh của người dân tại phường Viên Sơn (thị xã Sơn Tây), thời gian qua, nhà hàng Ngọc Phượng (số 99 La Thành, phường Viên Sơn) có dấu hiệu cơi nới phía sau khi cho xây dựng một dãy nhà dài khoảng 200m2. Dãy nhà này được xây dựng phía dưới có dầm sàn, khung cột bê tông, cốt thép liền khối kiên cố; mái nhà lợp tôn và ngói. Công trình nhà này sau khi cơi nới đã được chủ nhà hàng cho nối liền với nhà hàng Ngọc Phượng (cũ).

Phường Viên Sơn (Sơn Tây): Công trình xây dựng trên đất công, vì sao chưa xử lý?
Nhà hàng Ngọc Phượng ngang nhiên xây dựng trên đất thuộc kênh tiêu T1 nhưng không bị xử lý

Cũng theo phản ánh của người dân, nhà hàng Ngọc Phượng chính là công trình vi phạm xây dựng trên đất công từ nhiều năm nay và vị trí dãy nhà này nằm chễm chệ trên kênh tiêu nước, công trình thủy lợi T1 do Công ty TNHH MTV Thủy lợi sông Tích quản lý.

Điều đáng nói, mặc dù năm 2018, khi Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội phê duyệt dự án “Đầu tư xây dựng công trình cải tạo nâng cấp kênh tiêu T1” tại địa bàn thị xã Sơn Tây và UBND thị xã Sơn Tây được giao làm chủ đầu tư, nhưng công trình xây dựng vi phạm trên đất công, đất kênh tiêu T1 của nhà hàng Ngọc Phượng lại không hề bị xử lý.

Không những vậy, trong tháng 7-8/2022 vừa qua, chủ nhà hàng Ngọc Phượng còn ngang nhiên dỡ bỏ công trình vi phạm cũ để xây dựng lại công trình mới, nhưng chính quyền phường Viên Sơn lại dường như “không biết”, mặc dù nhà hàng này nằm không xa trụ sở UBND phường Viên Sơn. Sự việc đã khiến nhiều hộ dân đang sinh sống tại đây bất bình.

Bà N.T.L, người dân tại phường Viên Sơn bức xúc cho biết, việc kinh doanh ăn uống, đun nấu, xả thải ở phía sau quán ăn gây ô nhiễm môi trường khu dân cư. Không những thế, việc đầu tư dự án cải tạo nâng cấp hệ thống kênh tiêu T1 của thị xã Sơn Tây cũng bị ảnh hưởng, do nhà hàng này nằm ngay trên đất kênh tiêu T1.

“Chúng tôi khẩn thiết đề nghị các cơ quan chức năng của thị xã Sơn Tây sớm vào cuộc xử lý dứt điểm vụ việc, trả lại môi trường sống văn minh cho các hộ dân nơi đây. Đồng thời, Đảng bộ, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng sớm kiểm tra, làm rõ và xử lý nghiêm tập thể, cá nhân để công trình vi phạm tồn tại 15 năm qua mà không bị xử lý, giải tỏa, thậm chí còn có dấu hiệu vi phạm nhiều hơn”, bà N.T.L bày tỏ.

Theo thông tin chúng tôi được biết, khu vực nhà hàng Ngọc Phượng hiện nay thuộc Tổ dân phố La Thành, phường Viên Sơn (thị xã Sơn Tây). Ngày 28/12/2007, UBND xã Viên Sơn (nay là phường Viên Sơn) đã ký Hợp đồng Giao khoán sử dụng đất quỹ 2 tại khu vực Ao Hủng Trong – La Thành, phương Viên Sơn, cho bà Lê Minh Phương (trú tại thôn La Thành) theo hợp đồng số 02/2007/HĐ-KT, với tổng diện tích là 684m2, mục đích thuê khoán là để nuôi thả cá.

Đặc biệt, thời gian thuê được ghi trong Hợp đồng Giao khoán là không xác định thời hạn và được thực hiện bắt đầu từ ngày 1/01/2008. Hàng năm người thuê khoán sẽ phải nộp sản lượng lại là 102,6kg cá/năm. Cùng đó, Hợp đồng cũng ghi rõ, nghiêm cấm người thuê khoán phá hủy đất, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cải tạo khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép…

Phường Viên Sơn (Sơn Tây): Công trình xây dựng trên đất công, vì sao chưa xử lý?
Công trình vi phạm trên đất công, không chỉ gây bức xúc cho người dân tại phường Viên Sơn mà còn làm ảnh hưởng đến kênh tiêu T1 qua địa bàn thị xã Sơn Tây

Mặc dù cam kết là vậy, tuy nhiên sau khi ký kết hợp đồng bà Lê Minh Phương đã tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng, tự ý cải tạo, xây dựng nhà hàng Ngọc Phượng. Khi vi phạm xảy ra, mặc dù UBND phường Viên Sơn lập biên bản, ra thông báo yêu cầu đình chỉ thi công, nhưng công trình vẫn được hoàn thiện và đưa vào sử dụng nhiều tháng nay. Trong khi đó, UBND phường cũng không có động thái ngăn chặn, xử lý dứt điểm theo quy định tại điều 208 Luật Đất đai 2013.

Trước nội dung phản ánh của người dân, chúng tôi liên hệ làm việc với Chủ tịch UBND phường Viên Sơn và được bà Nguyễn Thị Mùi, Chủ tịch UBND phường cho biết, sau khi vi phạm xảy ra UBND phường đã có văn bản gửi Công ty TNHH MTV Thủy lợi sông Tích về việc tham mưu, hướng dẫn và phối hợp xử lý vi phạm. Sau đó, Công ty TNHH MTV Thủy lợi sông Tích có văn bản trả lời gửi UBND phường Viên Sơn và cho biết, công trình xây dựng nhà hàng Ngọc Phượng nằm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi đối với kênh tiêu T1 - qua địa bàn thị xã Sơn Tây (thuộc hệ thống tiêu Phú Phụ)…

Trước những vi phạm của nhà hàng Ngọc Phượng, ngày 26/8/2022 vừa qua, UBND phường Viên Sơn đã ký biên bản số 01/TTHĐ-UBND Thanh lý Hợp đồng số 02/2007/HĐ-KT với bà Lê Minh Phương. Lý do thanh lý hợp đồng, là do thời hạn của hợp đồng không đúng theo quy định của pháp luật, tổ chức thanh lý để thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định hiện hành... Tuy nhiên, biên bản thanh lý hợp đồng của phường không nêu rõ bà Phương phải bàn giao trả đất cho địa phương quản lý vào thời gian nào?

Cũng theo Chủ tịch UBND phường Viên Sơn, sau khi thanh lý hợp đồng với chủ nhà hàng Ngọc Phượng, chính quyền địa phương đã kiến nghị UBND thị xã Sơn Tây và ra quyết định cưỡng chế công trình vi phạm xây dựng, trả lại hiện trạng ban đầu.

Mặc dù chia sẻ là vậy, tuy nhiên theo tìm hiểu của chúng tôi, kể từ khi kí biên bản thanh lý hợp đồng với bà Lê Minh Phương - chủ nhà hàng Ngọc Phượng đến nay, công trình xây dựng vi phạm trên đất công của nhà hàng Ngọc Phượng vẫn không có động tĩnh tự tháo dỡ cũng như chưa được cưỡng chế, xử lý theo quy định của pháp luật.

Thiết nghĩ, khi đã thực hiện thanh lý Hợp đồng Giao khoán với chủ nhà hàng Ngọc Phượng, đồng thời xác định được việc công trình vi phạm trật tự xây dựng, đặc biệt là xây dựng trên phần diện tích kênh tiêu T1, xây dựng trên đất công… cơ quan chức năng phường Viên Sơn và thị xã Sơn Tây cần sớm vào cuộc xử lý vi phạm, tránh để người dân khiếu kiện kéo dài dẫn đến bức xúc trong dư luận xã hội.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề xuất bổ sung tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng với nhà giáo

Đề xuất bổ sung tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng với nhà giáo

(LĐTĐ) Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Các vấn đề về tuyển dụng, các chính sách xếp lương, ưu đãi cho nhà giáo... được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 12/2024, lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho nông dân với chủ đề: “Phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững”.
Cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ và nguyên lãnh đạo Bộ Công Thương hầu tòa

Cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ và nguyên lãnh đạo Bộ Công Thương hầu tòa

(LĐTĐ) Ngày 20/11, Tòa án nhân dân (TAND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đại án Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (viết tắt là Công ty Xuyên Việt Oil) đối với 15 bị cáo; trong đó có bị cáo Lê Đức Thọ (SN 1970 quê Phú Thọ), nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Vietinbank (từ tháng 11/2018 đến tháng 6/2021), nguyên Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Bến Tre (từ tháng 7/2021 đến tháng 9/2023).
Mật phục bắt "cát tặc" trong đêm trên sông Hồng

Mật phục bắt "cát tặc" trong đêm trên sông Hồng

(LĐTĐ) Sau thời gian tổ chức trinh sát, nắm tình hình, lực lượng chức năng đã kiểm tra, bắt giữ 02 phương tiện thủy đang khai thác cát trái phép trên sông Hồng, thuộc địa phận phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Công an thành phố Hà Nội “lắng nghe tiếng nói từ cơ sở”

Công an thành phố Hà Nội “lắng nghe tiếng nói từ cơ sở”

(LĐTĐ) Công an thành phố Hà Nội vừa tổ chức hội nghị đối thoại giữa Đảng ủy, lãnh đạo Công an Thành phố với Công an các xã, thị trấn thuộc Công an huyện Mỹ Đức.
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao

(LĐTĐ) Theo quy định, đường Vành đai 3 trên cao là đường cao tốc, chỉ dành riêng cho ô tô lưu thông, vận tốc tối đa theo từng đoạn 80-100km/h. Tuy nhiên, vẫn có một số người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy cố tình vi phạm. Đây là vi phạm xuất phát từ ý thức kém của một bộ phận người tham gia giao thông, cần phải lên án, xử lý nghiêm.
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Việc có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đợt 1) năm 2024, thống kê đến nay, Hà Nội đã có 189 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Ngoài ra, Thành phố cũng đã có 84 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trên các lĩnh vực.

Tin khác

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

(LĐTĐ) Khu vực hồ Trị An hiện có hàng nghìn nhà bè nuôi thủy sản các loại, nước thải sinh hoạt của người dân, các khu du lịch tự phát và các cơ sở chăn nuôi, đơn vị sản xuất khác…đổ xuống hồ. Việc nguồn nước lòng hồ Trị An bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

(LĐTĐ) Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

(LĐTĐ) Hiện nay, có khoảng 500 hộ sinh sống trên diện tích rừng thuộc khu di tích thắng cảnh chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Việc sinh hoạt của các hộ dân tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng trên địa bàn xã Hương Sơn.
Xem thêm
Phiên bản di động