Tăng cường kiểm tra quy chế dân chủ trong quản lý trật tự xây dựng

Ngày 20/10, Đoàn kiểm tra số 01 của Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở thành phố Hà Nội, do đồng chí Nguyễn Thị Tuyến - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo, làm Trưởng đoàn, đã kiểm tra tại phường Trúc Bạch và Vĩnh Phúc (quận Ba Đình).
Quận Hoàng Mai tổ chức gắn biển công trình Trường THCS Linh Đàm Kết quả triển khai đường Vành đai 4 là một trong những tiêu chí đánh giá cán bộ Quận Bắc Từ Liêm cần tập trung hoàn thành dứt điểm các dự án dở dang

Theo báo cáo của lãnh đạo 2 phường Trúc Bạch và Vĩnh Phúc, việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở đã được quận Ba Đình và cả hệ thống chính trị phường quan tâm, triển khai thực hiện. Trong đó, phường Trúc Bạch ban hành 109 văn bản; phường Vĩnh Phúc ban hành 114 văn bản để triển khai xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở.

Tăng cường kiểm tra quy chế dân chủ trong quản lý trật tự xây dựng
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu chỉ đạo. (Ảnh: Nguyễn Thái)

Đảng ủy 2 phường đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, gắn việc thực hiện QCDC ở cơ sở với các nhiệm vụ chính trị, nhất là thực hiện Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội và phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng.

Đáng chú ý, trong 9 tháng đầu năm 2022, tổng thu ngân sách trên địa bàn phường Trúc Bạch ước thực hiện trên 7,228 tỷ đồng, đạt 73% kế hoạch; phường Vĩnh Phúc ước thực hiện 4,645 tỷ đồng, đạt 92,4% kế hoạch năm.

Đặc biệt, Đảng ủy 2 phường đã lãnh đạo Ủy ban nhân dân (UBND) phường thực hiện nghiêm túc Pháp lệnh số 34/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường thị trấn; đã xây dựng kế hoạch và thực hiện hiệu quả QCDC trong các loại hình mới, như trong công tác thuế đối với cá nhân kinh doanh, công tác giải phóng mặt bằng, quản lý trật tự xây dựng...

Đồng thời, đã niêm yết công khai toàn bộ thủ tục hành chính, các đề án, dự án theo quy định. Nhờ phát huy dân chủ ở cơ sở nên nhân dân đã tự nguyện tham gia đóng góp kinh phí hỗ trợ xây dựng các dự án cải tạo, chỉnh trang đô thị trên địa bàn 2 phường. Riêng tại phường Trúc Bạch, từ năm 2020 đến nay, đã huy động xã hội hóa với số tiền hơn 1,8 tỷ đồng cho công tác chỉnh trang đô thị.

Phường Trúc Bạch và Vĩnh Phúc cũng thực hiện nghiêm túc công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; quan tâm thực hiện hiệu quả công tác hòa giải tại cơ sở. Trong đó, tại phường Trúc Bạch, các tổ hòa giải cơ sở đã tiến hành hòa giải thành 15/16 vụ mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân (đạt tỷ lệ 94%). Còn tại phường Vĩnh Phúc, trong năm 2021, đã tổ chức hòa giải thành 35/36 vụ việc, đạt tỷ lệ 97%; 9 tháng đầu năm 2022, đã tổ chức hòa giải thành 23/24 vụ, đạt tỷ lệ 96%...

Tăng cường kiểm tra quy chế dân chủ trong quản lý trật tự xây dựng
Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh: Nguyễn Thái)

Qua khảo sát trực tiếp và lắng nghe các ý kiến trao đổi, thảo luận, phát biểu chỉ đạo, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến ghi nhận sự nghiêm túc, hiệu quả trong công tác xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở của phường Trúc Bạch, phường Vĩnh Phúc, thông qua đó, đã tạo đồng thuận, huy động sự tham gia đóng góp của nhân dân đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn phường và quận.

Dù vậy, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cho rằng, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, đề nghị 2 phường tập trung khắc phục. Cụ thể, tại phường Trúc Bạch, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền các văn bản của Trung ương, Thành phố về việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở trong cán bộ, đảng viên và nhân dân có lúc chưa được sâu rộng, thường xuyên.

Vận dụng hiệu quả hơn các quy chế, quy ước vào thực tế của đơn vị, tổ dân phố, từ đó, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý đô thị, vệ sinh môi trường... Bên cạnh đó, cần làm tốt hơn công tác nắm tình hình, giải quyết mâu thuẫn ở cơ sở; nâng cao vai trò, trách nhiệm thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện QCDC…

Còn đối với phường Vĩnh Phúc, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến đề nghị, tiếp tục nâng cao nhận thức của một số cấp ủy, cán bộ về các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện QCDC ở cơ sở; tăng cường hơn nữa việc thực hiện QCDC ở một số loại hình mới, nhất là trong các khu chung cư.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đề nghị Ban Chỉ đạo QCDC quận và UBND quận Ba Đình cần tăng cường kiểm tra QCDC trong các loại hình mới, nhất là QCDC trong công tác giải phóng mặt bằng, quản lý trật tự xây dựng, công tác thuế... Đồng thời, cần rà soát, sửa đổi, bổ sung QCDC trong loại hình mới cho phù hợp thực tiễn, làm cơ sở để các phường triển khai thực hiện.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Rạng sáng ngày 2/4/2025, lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt giữ 2 phương tiện thủy có hành vi khai thác cát trái phép trên sông Hồng.
Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Khi bạn trai quen qua mạng xã hội rủ đầu tư tiền ảo, chị T (quận Hà Đông, Hà Nội) đã tin tưởng và bị chiếm đoạt gần 9 tỷ đồng.
Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

Thời gian tới, các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân xác định sẽ duy trì các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động theo hướng thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở và người lao động.
LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

Quý II/2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên sẽ tiếp tục cụ thể hóa, đa dạng các hoạt động theo chủ đề công tác năm 2025 đã đề ra, đó là: “Tận tâm chăm lo, vững vàng bảo vệ, phát huy sức mạnh đoàn kết và phát triển tổ chức Công đoàn”.
Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 9/4 tại Hà Nội với sự tham gia của trên 30 doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng, tuyển sinh nhiều vị trí đa dạng ngành nghề.
Lễ hội chùa Tây Phương: Vinh danh di sản văn hóa và bảo vật Quốc gia

Lễ hội chùa Tây Phương: Vinh danh di sản văn hóa và bảo vật Quốc gia

Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Lãnh đạo tỉnh Nghệ An chỉ đạo sớm giải quyết dứt điểm sự việc hơn 300 giáo viên ở Nam Đàn bị truy thu tiền BHXH

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An chỉ đạo sớm giải quyết dứt điểm sự việc hơn 300 giáo viên ở Nam Đàn bị truy thu tiền BHXH

Gần một tháng qua, tỉnh Nghệ An xôn xao về sự việc hơn 300 giáo viên, nhân viên trường học ở huyện Nam Đàn bị truy thu nhiều tỷ đồng do chưa đóng đủ tiền BHXH trong nhiều năm liền.

Tin khác

Lễ hội chùa Tây Phương: Vinh danh di sản văn hóa và bảo vật Quốc gia

Lễ hội chùa Tây Phương: Vinh danh di sản văn hóa và bảo vật Quốc gia

Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Người Bí thư “xây” niềm tin từ nhân dân

Người Bí thư “xây” niềm tin từ nhân dân

Một ngày đầu năm 2025, có dịp ghé thăm Tổ dân phố số 10, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, điều đầu tiên đập vào mắt tôi là những con đường trong ngõ phong quang, sạch sẽ, hai bên treo cờ hoa rực rỡ. Khó có thể tưởng tượng rằng, chỉ một năm trước đây, nơi này còn là những con đường đầy "ổ gà", "ổ voi" và ngập nước mỗi khi trời mưa.
Rút ngắn ít nhất 60% thời gian giải quyết thủ tục hành chính thành lập cụm công nghiệp

Rút ngắn ít nhất 60% thời gian giải quyết thủ tục hành chính thành lập cụm công nghiệp

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính về thành lập, mở rộng cụm công nghiệp, bảo đảm thời gian giải quyết các thủ tục được rút ngắn ít nhất 60% so với quy định hiện hành.
Hà Nội: Xây dựng lực lượng vũ trang thường trực theo hướng "tinh, gọn, mạnh, cơ động, linh hoạt"

Hà Nội: Xây dựng lực lượng vũ trang thường trực theo hướng "tinh, gọn, mạnh, cơ động, linh hoạt"

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng rằng lực lượng vũ trang Thủ đô tiếp tục giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tăng cường tiềm lực quốc phòng, bảo vệ vững chắc thành quả phát triển trong giai đoạn mới, hướng tới một Thủ đô hòa bình, văn hiến, văn minh, hiện đại.
Hà Nội tập trung xử lý hơn 700 dự án chậm tiến độ

Hà Nội tập trung xử lý hơn 700 dự án chậm tiến độ

Thành phố Hà Nội sẽ tập trung xử lý 712 dự án và 117 dự án chậm tiến độ, chậm triển khai do Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện đề xuất kiến nghị xử lý, thực hiện trong quý II, III/2025.
Tác nghiệp ở Trường Sa

Tác nghiệp ở Trường Sa

Với mỗi phóng viên, được ra Trường Sa tác nghiệp là niềm vinh dự, tự hào và hạnh phúc. Nhưng để niềm hạnh phúc đó được trọn vẹn, mỗi người đều phải vượt qua thử thách của biển cả và giới hạn của bản thân.
Góp phần xây dựng văn hóa người Hà Nội

Góp phần xây dựng văn hóa người Hà Nội

Là cơ quan ngôn luận của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Báo Lao động Thủ đô đã không ngừng củng cố vai trò tiên phong trong công tác tuyên truyền, định hướng văn hóa người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Góp phần vì một Hà Nội bình yên

Góp phần vì một Hà Nội bình yên

Báo Lao động Thủ đô đã đi qua chặng đường 32 năm xây dựng, phát triển. Đội ngũ phóng viên luôn tự hào là những chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa; không ngừng tự đổi mới cách làm nhằm tiếp tục khẳng định vị thế, vai trò của Báo. Trong đó góp phần tuyên truyền, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn Thủ đô.
Nỗ lực đưa Luật Thủ đô năm 2024 vào cuộc sống

Nỗ lực đưa Luật Thủ đô năm 2024 vào cuộc sống

Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực thi hành, đã tạo ra hành lang pháp lý mới, với những cơ chế đặc thù, vượt trội chưa từng có, là dấu ấn rất quan trọng để Thủ đô Hà Nội bứt phá, phát triển. Cùng với các sở, ngành khác, ngành Tư pháp Thủ đô đang nỗ lực thực hiện tốt vai trò cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, đẩy mạnh tuyên truyền tới các cấp, ngành và toàn thể người dân về những quy định mới của Luật, cũng như nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò của Luật Thủ đô trong quản lý, xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô.
Phát huy giá trị cảnh quan không gian hồ Gươm

Phát huy giá trị cảnh quan không gian hồ Gươm

Nhằm phát huy giá trị văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh di tích quanh hồ Gươm, góp phần tạo không gian sinh hoạt cộng đồng và đẩy mạnh phát triển du lịch, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa giao các đơn vị liên quan đẩy nhanh việc lập quy hoạch, cải tạo không gian khu vực phía Đông hồ Gươm theo hướng xây dựng quảng trường - công viên đặc biệt. Thành phố cũng sẽ đầu tư cải tạo, chỉnh trang, tái thiết, khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.
Xem thêm
Phiên bản di động