Phối hợp quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh
Theo đó, quy chế này quy định nguyên tắc, nội dung, trách nhiệm, quan hệ phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước của Thành phố trong công tác quản lý lao động là người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức, chủ đầu tư, nhà thầu trên địa bàn. Áp dụng với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Ðức, các quận, huyện và cá nhân, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Về nguyên tắc phối hợp quản lý, quy chế quy định thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện để nâng cao trách nhiệm, hiệu quả trong việc thực hiện công tác quản lý người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn.
Đồng thời, thực hiện theo đúng nguyên tắc, nghiệp vụ, chuyên môn của mỗi cơ quan, chế độ bảo mật theo quy định, bảo đảm kết quả phối hợp đạt chất lượng và thời gian yêu cầu.
![]() |
Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu thực hiện thống kê, phân tích tình hình người nước ngoài nhập cảnh vào Thành phố với mục đích lao động đúng quy định pháp luật hiện hành. Ảnh minh họa |
Không làm phát sinh thủ tục hành chính liên quan đến cấp giấy phép lao động; có sự thống nhất, đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định về tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài.
Về nội dung phối hợp và trao đổi thông tin, tài liệu, quy chế này quy định thực hiện lồng ghép tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện quy định về quản lý lao động nước ngoài đến làm việc và cư trú trên địa bàn Thành phố vào hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được phân công phụ trách của các cơ quan.
Hướng dẫn các đơn vị có sử dụng lao động là người nước ngoài tuân thủ quy định về tuyển dụng, sử dụng, xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú đối với người lao động nước ngoài đến Thành phố; Thực hiện thống kê, phân tích tình hình người nước ngoài nhập cảnh vào Thành phố với mục đích lao động đúng quy định pháp luật hiện hành.
Bên cạnh đó, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tuyển dụng, quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp và phối hợp đề xuất xử lý đối với các trường hợp vi phạm quy định pháp luật trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được phân công phụ trách.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Gia Lâm: Nâng cao đời sống tinh thần của người lao động qua Điểm sinh hoạt văn hóa công nhân

Khơi dậy niềm tự hào hàng Việt

Nhiều cung bậc cảm xúc tại lễ Bế mạc Giải bóng đá Công đoàn khối phường quận Long Biên lần thứ I

Ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất huy động

Phát huy tiềm năng du lịch sinh thái phong phú của Hà Nội

Hà Nội sẽ có hành lang tàu thủy buýt dọc sông Hồng

Gần 1.000 thí sinh tham gia cuộc thi thử thách công dân số X-Project 2023
Tin khác

Kỳ cuối: Hoàn thiện pháp lý, huy động mọi nguồn lực phát triển nhà ở công nhân
Lao động 05/12/2023 08:27

Kỳ 2: Cần thêm những trợ lực để công nhân được sống an toàn
Lao động 04/12/2023 09:03

Kỳ 1: Giấc mơ an cư vẫn là bài toán khó
Đời sống 03/12/2023 21:09

Kỳ cuối: Tăng “đề kháng” - việc không thể chậm trễ!
Đời sống 02/12/2023 18:08

Kỳ 3: Tấm khiên Công đoàn
Đời sống 01/12/2023 15:11

Kỳ 2: Nhận diện thách thức trong tình hình mới
Đời sống 30/11/2023 20:09

Giáo dục chính trị, tư tưởng - nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách bảo vệ giai cấp công nhân
Đời sống 29/11/2023 16:04

Để công nhân có cái Tết đủ, đầy
Đời sống 28/11/2023 12:27

Công nhân sẽ có nguồn cung nhà
Đời sống 28/11/2023 11:23

Hà Nội phấn đấu 100% Khu công nghiệp có nhà ở công nhân
Đời sống 24/11/2023 18:02