Phố Hàng Bài

Phố Hàng Bài nằm giữa phố Đinh Tiên Hoàng và phố Huế có chiều dài hơn 600m. Phố hình thành vào cuối thế kỷ XIX nằm trên đất của hai thôn Vũ Thạch và Hàm Châu, thuộc tổng Tả Nghiêm huyện Thọ Xương xưa. Dấu tích Đình làng Vũ Thạch hiện còn trong khuôn viên số nhà 13 phố Bà Triệu, ngõ sau phố Hàng Bài.
pho hang bai Đường Điện Biên Phủ
pho hang bai Phố Hàng Bè
pho hang bai Phố Hàng Chiếu

Đầu phố Hàng Bài sát Hồ Gươm là chợ Mới – Hàng Bài. Chợ có nhiều hàng chuyên bán lá bài tổ tôm, tam cúc... Mặt hàng chuyên doanh này tạo nên tên phố.

Khi thực dân Pháp chiếm Hà Nội, chúng xóa bỏ chợ, đổi tên phố Hàng Bài thành Đồng Khánh và dồn đuổi các cửa hàng bán lá bài tam cúc, tổ tôm ra khỏi phố. Một số nhà tư bản Pháp chiếm những vị trí đẹp đầu phố dựng lên hàng buôn tạp hóa lớn nhất Hà Nội lúc bấy giờ, nuốt chửng các số nhà 1 đến 15, treo biển “Cửa hàng liên hiệp thương mại Đông Dương”. Người Hà Nội đương thời gọi là hiệu “Gô Đa”.

pho hang bai
Phố Hàng Bài

Đối diện bên kia đường là các hãng thuốc tây và cửa hàng thực phẩm. Số nhà 40 ở khoảng giữa phố là một trại lính khố xanh đóng giữ. Rải rác khắp phố là các dinh thự rộng lớn, bề thế của các quan tây trong bộ máy cai trị của thực dân. Số nhà 45 là rạp Majestique chiếu phim phục vụ bọn thực dân Pháp.

Duy nhất trên phố có một trường học dành cho người Việt Nam, tên trường “Nữ sinh Đồng Khánh”. Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 trường là trụ sở của Bộ Quốc phòng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Hòa bình lập lại trường lại đổi tên là trường THPT Trưng Vương. Trường từng được Bác Hồ đến thăm nhiều lần vì có thành tích dạy giỏi, học giỏi.

Tên phố Đồng Khánh năm 1946 được chính quyền cách mạng đổi thành phố Triệu Quốc Đạt. Năm 1954 phố được đặt tên cũ là phố Hàng Bài. So với các phố cổ Hàng Bài rộng rãi, khang trang, thông thoáng.

Cửa hàng bách hóa tổng hợp trên nền hiệu “Gô Đa” cũ ở đầu phố, từng là địa chỉ cũ thân quen hơn nửa thế kỷ của người dân Hà Nội và các tỉnh thành miền Bắc tới Thủ Đô mua sắm. Giờ đây nơi này được xây thành một trung tâm thương mại bề thế, lịch sự, hiện đại, với những quầy hàng sang trọng, những mặt hàng quý giá, đắt tiền. Phần lớn phục vụ những khách hàng “hầu bao rủng rỉnh”.

Bên kia đường, các cửa bày bán đồ gia dụng, máy giặt, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, máy ảnh kỹ thuật số, điện thoại di động... của những hãng nổi tiếng thế giới. Rải rác trên phố là trụ sở của các Tập đoàn tài chính như Vietcombank gồm hai trụ sở ở số 2 và số 52. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Ngân hàng Phương Nam có trụ sở sừng sững ở số nhà 57 với lối kiến trúc hiện đại và độc đáo. Cửa hàng thời trang FT 2000 chiếm một mặt bằng rộng rãi, trưng bày đủ loại quần áo các kiểu, khách ra vào tấp nập.

Phố Hàng Bài cũng hình thành một thị trường chuyên doanh âm thanh điện tử. Nơi đây lúc đầu chỉ có một số người buôn bán nhỏ lẻ ăn theo hai cửa hàng quốc doanh là Hồ Gươm Audio số 33 và Xí nghiệp băng hình Hà Nội số 45 rồi từ các “chợ Cóc” chuyên bán băng đĩa vỉa hè đã thành một dãy các cửa hàng san sát bày bán đủ loại đầu đĩa, loa, ămpowli, micro, máy ghi âm cùng các loại hình dịch vụ thu thanh lồng tiếng, sao in băng đĩa nạp, phần mềm phục vụ cho nhu cầu ngày càng phong phú, đa dạng về văn hóa, thông tin của người dân thành phố.

Trên phố còn có các quầy sách báo bán các loại từ điển Kim bên cạnh những cửa hàng nhiếp ảnh nổi tiếng như Hoàng Hải, Quốc Huy, Sao Mai... trang bị hiện đại và luôn luôn đổi mới.

Rạp chiếu bóng tháng 8 nổi tiếng, tiền thân là rạp Majestique đã được cải tạo với nhiều phòng chiếu có thiết bị hiện đại, tiện nghi nhằm phục vụ khán giả chu đáo hơn, mở cửa suốt ngày nhất là buổi tối thu hút đông đảo khán giả Thủ Đô và du khách trong nước về thăm Hà Nội. Đây trở thành địa điểm hấp dẫn đối với giới sành điện ảnh của Hà Nội.

Phố Hàng Bài với địa thế thuận lợi, nằm trên trục Bắc Nam của Thủ Đô, đầy tiềm năng phát triển, nhạy cảm với vận hội mới, thời cơ mới đang cùng Thủ Đô bước vào hội nhập quốc tế góp phần làm đẹp thêm Thành phố vì Hòa Bình. Thủ đô ngàn năm văn hiến.

LÊ NHẬT TĂNG

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Vinhomes công bố chuỗi hoạt động 2024 cho hai CLB Sống vui - Khỏe và Sống xanh - Văn minh - Đẳng cấp

Vinhomes công bố chuỗi hoạt động 2024 cho hai CLB Sống vui - Khỏe và Sống xanh - Văn minh - Đẳng cấp

(LĐTĐ) Ngày hội thể thao liên khu, giải tennis, giải bơi, giải golf, khóa học cưỡi ngựa, trại hè thanh thiếu niên, tour du lịch dành người cao tuổi, ngày hội gia đình, chương trình đi bộ Đi bộ Xanh - Vì tương lai Xanh “10.000 bước chân mỗi ngày”… là những hoạt động dành riêng cho cư dân Vinhomes trên toàn quốc do hai câu lạc bộ (CLB) Sống vui - Khỏe và Sống xanh - Văn minh - Đẳng cấp tổ chức từ nay đến tháng 12/2024 và nằm trong chiến lược nâng tầm chuẩn sống cư dân Vinhomes.
Tuổi trẻ Thủ đô thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Tuổi trẻ Thủ đô thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), các cơ sở Đoàn khối địa bàn dân cư thuộc Thành đoàn Hà Nội đã đồng loạt tổ chức lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên tại Nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.
Hơn 600 đoàn viên tham gia Hội thao CNVCLĐ huyện Sóc Sơn

Hơn 600 đoàn viên tham gia Hội thao CNVCLĐ huyện Sóc Sơn

(LĐTĐ) Sáng 5/5, hơn 600 đoàn viên công đoàn đến từ 38 đơn vị đã hào hứng tham gia Hội thao công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn tổ chức.
Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng nay (5/5), tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước tổ chức tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Khơi dậy tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

Khơi dậy tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

(LĐTĐ) Ngày 5/5, tại Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ (quận Hà Đông), Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức bế mạc Ngày hội Công nghệ thông tin và STEM ngành GD&ĐT Hà Nội năm 2024.
Cách nào để hưởng lương hưu khi chưa đủ năm đóng bảo hiểm xã hội?

Cách nào để hưởng lương hưu khi chưa đủ năm đóng bảo hiểm xã hội?

(LĐTĐ) Khi đã đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội, người lao động vẫn có thể hưởng lương hưu theo hai cách: Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc một lần, hoặc đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần.
Thanh Trì kiểm soát chặt an toàn thực phẩm trường học

Thanh Trì kiểm soát chặt an toàn thực phẩm trường học

(LĐTĐ) Trên địa bàn huyện Thanh Trì có 64 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập và 12 trường mầm non tư thục tổ chức ăn bán trú. Hiện nay, 100% bếp ăn tại các trường học đã có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tin khác

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Xem thêm
Phiên bản di động