Phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 7, lớp 10 sử dụng từ năm học 2022-2023
Kiên định mục tiêu đổi mới Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông Môn Ngữ văn - Sự đổi trục trong giáo dục |
Cụ thể, danh mục sách giáo khoa lớp 7 gồm 40 sách giáo khoa của 12 môn học và hoạt động giáo dục, trong đó có: 3 sách Ngữ văn, 3 sách Toán, 9 sách tiếng Anh, 2 sách Khoa học tự nhiên, 2 sách Lịch sử và Địa lý, 3 sách Giáo dục công dân, 3 sách Âm nhạc, 4 sách Mỹ thuật, 2 sách Tin học, 3 sách Công nghệ, 3 sách Giáo dục thể chất và 3 sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
![]() |
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hai quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 7 và sách giáo khoa lớp 10 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2022-2023. (Ảnh minh họa). |
Các sách giáo khoa được phê duyệt thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
Danh mục sách giáo khoa lớp 10 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông gồm 44 sách giáo khoa của 14 môn học và hoạt động giáo dục, trong đó có: 2 sách Ngữ văn, 2 sách Toán, 9 sách tiếng Anh, 8 sách Giáo dục thể chất, 2 sách Lịch sử, 2 sách Địa lý, 2 sách Giáo dục kinh tế và pháp luật, 2 sách Vật lý, 2 sách Hóa học, 2 sách Sinh học, 2 sách Tin học, 2 sách Âm nhạc, 1 sách Mỹ thuật (gồm nhiều chuyên đề), 4 sách Công nghệ và 2 sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
Các sách giáo khoa được phê duyệt thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm và Nhà xuất bản Đại học Huế.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa. Mỗi môn học (hoặc hoạt động giáo dục) của một cấp học thành lập một Hội đồng, số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 15 người, trong đó có ít nhất 2/3 số thành viên là Tổ trưởng Tổ chuyên môn và giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn học (hoạt động giáo dục) của cấp học đó.
Hai tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định gồm: Phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương; phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chú trọng phát hiện án oan sai, đẩy nhanh bồi thường thiệt hại

Cần có chính sách thu hút nhân tài lĩnh vực văn hóa hội tụ về Hà Nội

Độc đáo tục “Tết lại” ở làng cổ Hà Nội

Báo chí trong dòng chảy chuyển đổi số

Chú trọng phát triển nguồn lực không gian sáng tạo văn hóa

Tái diễn bẫy lừa “tour du lịch 0 đồng”

Chung sức, đồng lòng vì đô thị văn minh
Tin khác

Thí sinh được đăng ký không giới hạn số lượng nguyện vọng
Giáo dục 21/03/2023 17:43

Ngày 7 - 8/4, học sinh lớp 12 Hà Nội tham dự kiểm tra, khảo sát
Giáo dục 21/03/2023 14:35

TP.HCM chấn chỉnh hoạt động trải nghiệm cho học sinh
Giáo dục 20/03/2023 20:25

Từ năm 2025, Lịch sử có thể là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông
Giáo dục 18/03/2023 08:33

TP.HCM: Cần có thêm chính sách dành cho giáo viên dạy học 2 buổi/ngày
Giáo dục 17/03/2023 21:25

Lỗ hổng thông tin và giải pháp đảm bảo an ninh trong trường học
Xã hội 17/03/2023 17:30

TP.HCM: Đề xuất thí điểm tuyển sinh đầu cấp gần nơi học sinh cư trú
Giáo dục 17/03/2023 17:23

Rà soát công tác bảo mật, kịp thời khắc phục lỗ hổng trong trường học
Giáo dục 17/03/2023 16:08

Khan hiếm giáo viên ứng tuyển các môn đặc thù tại TP.HCM
Xã hội 16/03/2023 18:53

Giáo dục giới tính để định hình tương lai
Xã hội 16/03/2023 18:33