Môn Ngữ văn - Sự đổi trục trong giáo dục
Hà Nội kích hoạt dạy học trực tuyến sau kỳ nghỉ Tết Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 Tổ chức cho giáo viên góp ý bản mẫu sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 |
Thay đổi căn cốt từ mục tiêu, quan điểm giáo dục
Theo cô giáo Trần Thị Thảo (Tổ trưởng Tổ Xã hội, Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Ban Mai, quận Hà Đông), chương trình giáo dục phổ thông mới môn Ngữ văn là sự đổi trục trong giáo dục. Nói như vậy có nghĩa rằng, đây là sự thay đổi căn cốt từ trong mục tiêu, quan điểm giáo dục và giá trị cốt lõi của bộ môn. Nếu chương trình giáo dục phổ thông hiện hành chủ yếu hướng tới phát triển kiến thức, kỹ năng cho học sinh thì chương trình mới chuyển trục hình thành, nuôi dưỡng và phát triển các phẩm chất, năng lực cho người học.
Chương trình môn Ngữ văn được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển những ưu điểm của chương trình hiện hành, đồng thời tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng theo mô hình phát triển năng lực của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; đặt nền tảng cho một xã hội nhân văn, phát triển bền vững và phồn vinh.
Chương trình môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học thông qua hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản về văn học, tiếng Việt và các kỹ năng đọc, viết, nói, nghe. (Ảnh minh họa) |
Mục tiêu giáo dục phát huy tính chủ động, tiềm năng của mỗi học sinh, hình thành và phát triển cho người học những phẩm chất cao đẹp như yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm…; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính thông qua những hoạt động khám phá, tiếp nhận các văn bản ngôn từ, đặc biệt là văn bản văn học cùng với các hoạt động rèn luyện nghe, nói và thực hành tạo lập các kiểu văn bản thông dụng; góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung như năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt, chương trình môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học thông qua hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản về văn học, tiếng Việt và các kỹ năng đọc, viết, nói, nghe.
Ở mỗi cấp học, chương trình Ngữ văn được thiết kế để hiện thực hóa những mục tiêu cụ thể. Đối với cấp Tiểu học: Bước đầu hình thành năng lực chung, năng lực ngôn ngữ qua kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; phát triển năng lực văn học, năng lực thẩm mĩ… Đối với cấp Trung học cơ sở: Tiếp tục phát triển phẩm chất, năng lực tốt đẹp đã được hình thành từ cấp Tiểu học và nâng cao, mở rộng về các phẩm chất, năng lực (tự hào dân tộc, ước mơ, khát vọng…). Đối với cấp Trung học phổ thông: Mở rộng và nâng cao yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực đã được bồi đắp ở cấp Trung học cơ sở, phát triển các phẩm chất, năng lực (bản lĩnh, cá tính, có lí tưởng và hoài bão…).
Về nội dung cốt lõi, cấp Tiểu học và cấp Trung học cơ sở được coi là giai đoạn 1 (Giáo dục cơ bản). Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kỹ năng đọc, viết, nói và nghe. Kiến thức văn học và tiếng Việt được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học. Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học khác (năng lực ngôn ngữ); hình thành và phát triển năng lực văn học; đồng thời, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách.
Cấp Trung học phổ thông là giai đoạn 2 (Giáo dục hướng nghiệp). Chương trình môn học củng cố và phát triển các kết quả của giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ, yêu cầu cao hơn về năng lực văn học, nhất là tiếp nhận văn bản văn học; tăng cường kỹ năng tạo lập văn bản nghị luận, văn bản thông tin có độ phức tạp hơn về chủ đề và kỹ thuật viết, trang bị một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết về văn học.
Cũng theo cô giáo Trần Thị Thảo, chương trình giáo dục phổ thông mới môn Ngữ văn còn thay đổi hình thức kiểm tra đánh giá theo hướng chuyển từ chỉ đánh kết quả qua các bài kiểm tra định kì để xếp hạng sang đánh giá quá trình nhằm cân bằng và điều chỉnh quá trình dạy học; chuyển từ đánh giá việc ghi nhớ kiến thức sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết vấn đề, khả năng tư duy và sáng tạo; chuyển từ một kênh giáo viên đánh giá sang đánh giá đa chiều, học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
Chương trình Ngữ văn 6 và sự chuẩn bị của nhà trường
Cô giáo Trần Thị Thảo cho biết: Năm học 2021 - 2022 chờ đón sự thay đổi với chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 6. Vì trục giáo dục đã thay đổi từ kiến thức sang năng lực nên chương trình Ngữ văn 6 được thiết kế theo các năng lực sẽ hình thành ở người học: Nghe - nói - đọc - viết. Chính từ mục tiêu và nội dung cốt lõi này nên ngay từ năm học 2020 - 2021, giáo viên Ngữ văn trường Trung học cơ sở Ban Mai đã tập trung nghiên cứu thông tư, chương trình và tiến hành trao đổi, báo cáo tìm hiểu và bước đầu vận dụng vào một số tiết học tăng cường môn Ngữ văn tại các lớp học.
Về kỹ năng nghe: Giáo viên rèn cho học sinh cách nghe chủ động theo quy trình bốn bước cũng là bốn yêu cầu cơ bản của kỹ năng lắng nghe: Nghe - hiểu, nghe - phản hồi, nghe - chắt lọc, nghe - ghi nhớ. Giáo viên áp dụng các phương pháp phát triển kỹ năng nghe chủ động qua các hoạt động cụ thể trong giờ học như: Nghe đọc truyện, nghe và điền từ, nghe để trả lời câu hỏi, nghe để tóm tắt lại… và kết hợp nghe - nói tương tác qua hoạt động thảo luận, tranh biện, bày tỏ quan điểm.
Ngay từ năm học 2020 - 2021, giáo viên Ngữ văn trường Trung học cơ sở Ban Mai đã tập trung nghiên cứu thông tư, chương trình và tiến hành trao đổi, báo cáo tìm hiểu và bước đầu vận dụng vào một số tiết học tăng cường môn Ngữ văn tại các lớp học. |
Về kỹ năng nói: Đối với chương trình Ngữ văn 6, kỹ năng nói được cụ thể hóa qua các nội dung học tập như kể về một trải nghiệm đáng nhớ với bản thân, kể được một truyền thuyết và cổ tích một cách sinh động, trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống. Đặc biệt, kỹ năng nói được phát triển kết hợp với nghe qua hoạt động “nói - nghe tương tác” với việc thảo luận nhóm nhỏ để trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống. Với kỹ năng này, học sinh trường Trung học cơ sở Ban Mai ngay từ lớp 6 đã được rèn luyện trong các giờ thực hành luyện nói và các bài tập dự án ở môn Ngữ văn. Giáo viên tiếp tục tăng cường hoạt động nói và nghe - nói tương tác để rèn năng lực cho học sinh, đồng thời chuẩn bị tốt nhất về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của chương trình mới.
Về kỹ năng đọc: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của chương trình Ngữ văn nói chung và Ngữ văn 6 nói riêng. Vì vậy, có rất nhiều yêu cầu về nội dung và hình thức. Học sinh cần đọc hiểu văn bản văn học, văn bản nghị luận và văn bản thông tin với các yêu cầu cụ thể như: Đọc - hiểu nội dung và hình thức, đọc để so sánh và kết nối văn bản, đọc mở rộng; yêu cầu về tư thế đọc, kỹ năng đọc thầm và đọc thành tiếng, kỹ năng đọc lướt, kỹ năng ghi chép trong khi đọc… Điều mới mẻ và thú vị nhất của chương trình Ngữ văn mới đó là học sinh được định hướng đọc mở rộng với những gợi ý và yêu cầu cụ thể. Hoạt động này giúp người học mở rộng kiến thức văn và thực hành kỹ năng đọc - hiểu văn bản đã được giáo viên hướng dẫn.
Với kỹ năng viết: Viết là hoạt động cũng là kỹ năng vô cùng quan trọng đối với người học Văn. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy có thể thấy, học sinh vô cùng vất vả và chật vật với việc tạo lập văn bản. Thông qua tìm hiểu chương trình Ngữ văn lớp 6 mới, những khó khăn học sinh gặp phải được hỗ trợ và định hướng rõ ràng hơn. Kỹ năng viết được hướng dẫn cụ thể từ quy trình viết đến hình thức thực hành viết. Về mặt quy trình, học sinh được hướng dẫn bốn bước từ chuẩn bị trước khi viết đến tìm ý, lập dàn ý, viết bài và sửa chữa. Chương trình Ngữ văn 6 học sinh được thực hành viết bài văn miêu tả, tự sự (như chương trình hiện hành) và luyện viết kiểu bài mới như thuyết minh, nghị luận ở mức độ đơn giản.
“Đứng trước những đổi mới rất lớn từ chương trình Ngữ văn, chúng tôi thấy rằng đây là cơ hội đồng thời cũng là thách thức cho mỗi nhà trường từ cấp quản lí tới giáo viên giảng dạy. Cấp quản lí cần nắm vững cách thức vận hành nhà trường theo chương trình mở đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên được tự chủ và linh hoạt trong quá trình dạy - học. Nhà trường cần chuẩn bị cơ sở vật chất tối thiểu để triển khai chương trình mới. Đối với giáo viên Ngữ văn, chúng tôi cần nắm vững định hướng chương trình, hiểu mục tiêu và cách thức đạt mục tiêu một cách sáng tạo và linh hoạt. Cần hơn hết trong giai đoạn tiền đề này, giáo viên tích cực tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và vận dụng sáng tạo các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để sẵn sàng cho cuộc cách mạng trong giáo dục và không ai bị bỏ lại phía sau” - cô giáo Trần Thị Thảo chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40