Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân bị u ổ cối xương chậu hiếm gặp
Bệnh viện K: Ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong phẫu thuật nội soi ung thư thực quản nạo vét hạch 3 vùng | |
Phẫu thuật bóc thành công khối u nặng 10kg trong ổ bụng bệnh nhân |
Bệnh nhân là anh Hoàng Đình H. (quê Bắc Giang). Theo người nhà bệnh nhân cho biết 1 năm qua anh H. thường xuyên bị đau khớp háng trái gây trở ngại lớn trong sinh hoạt hàng ngày, anh H. đã đi khám nhưng không phát hiện được tổn thương, bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm.
Phim chụp sau phẫu thuật của bệnh nhân H (Ảnh: Bệnh viện cung cấp). |
Đến khi không chủ động đi lại được, phải di chuyển phụ thuộc vào nạng thì gia đình mới đưa anh lên bệnh viện tuyến tỉnh kiểm tra lại. Các bác sĩ nghi ngờ anh có khối u ở vùng ổ cối xương chậu nên yêu cầu bệnh nhân chuyển xuống bệnh viện K.
Sau khi thăm khám và làm các chỉ định cần thiết, các bác sĩ bệnh viện K nhận định có một khối u ở vùng ổ cối xương chậu phá huỷ gần hoàn toàn ổ cối và phát triển vào ổ bụng bệnh nhân tạo thành một khối đường kính khoảng 10cm. Kết quả sinh thiết chẩn đoán xác định u tế bào khổng lồ. Chỉ định phẫu thuật được đặt ra với mong muốn lấy bỏ khối u triệt để và tạo hình lại khớp háng để giúp cho bệnh nhân sinh hoạt vận động trở lại.
Ngay sau đó, bệnh nhân được hội chẩn toàn bệnh viện cùng với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành của khoa chấn thương chỉnh hình của Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội và Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn đưa ra phương án để lấy bỏ khối u.
Tuy nhiên vị trí phát triển của khối u từ phía ổ cối tương ứng với khu vực khuyết mẻ hông lớn và bé, nơi có dây thần kinh ngồi cùng với các bó mạch thần kinh mông trên và mông dưới đi qua, đây là khu vực hiểm yếu, có nguy cơ tai biến trong phẫu thuật rất cao. Sự phá huỷ hoàn toàn vùng đáy ổ cối làm cho khớp háng mất chức năng gần hoàn toàn, bệnh nhân không có khả năng tỳ đè chịu lực trên chân tổn thương, còn các động tác vận động không chịu lực của khớp háng. Trước nhiều khó khăn và thách thức, nhưng nếu không phẫu thuật bệnh nhân có thể đứng trước nguy cơ mất khớp háng, mất chức năng hoàn toàn dẫn đến liệt do đó các bác sĩ vẫn quyết định sẽ phẫu thuật cứu đôi chân của bệnh nhân H.
Kíp phẫu thuật gồm các bác sĩ khoa Ngoại bụng 2, cùng kíp gây mê hồi sức Bệnh viện K phối hợp với PSG.TS Trần Trung Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân H.
PSG.TS. Trần Trung Dũng cho biết: “đây là ca bệnh khó đòi hỏi sự phối hợp đồng thời giữa các thầy thuốc chuyên khoa với hơn 10 bác sĩ phẫu thuật, gây mê hồi sức, ung thư và chấn thương chỉnh hình”.
Để phẫu thuật cho bệnh nhân H, các bác sĩ chia sẻ có 2 hướng tiếp cận: một là qua đường mở vào khớp háng và tiếp cận khối u qua ổ cối; hai là tiếp cận qua đường ổ bụng, vào khối u trực tiếp và mặt trong cánh chậu và đáy ổ cối.
“Do vị trí khối u gần các cấu trúc mạch và thần kinh, hơn nữa khả năng chảy máu rất cao đồng thời lối tiếp cận từ phía ổ cối qua đường vào khớp háng chật hẹp (đường kính ổ cối khoảng 5-6cm trong khi đường kính khối u trong bụng khoảng 10cm) nên khi can thiệp kíp phẫu thuật quyết định sử dụng 2 đường mổ phối hợp”- đại diện kíp phẫu thuật cho biết.
Sau khi gây mê, bệnh H. phải phẫu thuật với 2 tư thế: nằm ngửa cho đường mổ bụng và nằm nghiêng cho đường mổ khớp háng. Đường mổ khớp háng phía ngoài rộng rãi để thăm dò ổ cối cánh chậu để cân nhắc phương án tạo hình lại khớp sau khi lấy bỏ khối u. Đường mở vào ổ bụng qua đường trắng giữa dưới rốn, kiểm soát bó mạch chậu trong, loại bỏ trọn vẹn khối u, làm sinh thiết tức thì đánh giá đảm bảo triệt để, cầm máu kỹ và sử dụng xi măng sinh học để phục hồi một phần khuyết xương cánh chậu và ổ cối.
Cùng với đó, các bác sĩ lựa chọn phương án tạo hình lại khớp háng với khớp háng nhân tạo có sử dụng rọ ổ cối để cố định ổ cối nhân tạo lên cả phần cánh chậu lành. Kíp phẫu thuật kiểm tra kỹ, đặt dẫn lưu và phục hồi giải phẫu của bao khớp và phần mềm. Sau 6 giờ "đấu trí" cam go, ca phẫu thuật đã diễn ra thành công, khối u được lấy bỏ triệt để, không có tai biến tổn thương thần kinh, khớp háng được phục hồi bằng khớp háng nhân tạo giúp cho bệnh nhân có thể tập luyện dần trở lại.
“Ca phẫu thuật thành công ngoài sự mong đợi của gia đình bệnh nhân và anh H. là động lực lớn để các bác sĩ chúng tôi tiếp tục theo đuổi công việc đầy khó khăn nhưng vô cùng ý nghĩa này”. bác sĩ. Trần Quang Sáng, Khoa Ngoại bụng 2 chia sẻ. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Tin khác
Hà Nội: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám chữa bệnh
Y tế 24/12/2024 16:35
Bộ Y tế tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả
Y tế 24/12/2024 16:01
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Y tế 24/12/2024 08:35
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52