Phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô

Đến hết năm 2025, Việt Nam phấn đấu đạt một số mục tiêu, chỉ tiêu theo chiến lược tài chính và chiến lược phát triển ngành ngân hàng. Cụ thể như quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 100% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP, trong đó dư nợ trái phiếu doanh nghiệp đạt tối thiểu 20% GDP.
Cấp cứu thành công bệnh nhân cao tuổi do viêm ruột hoại tử TP.HCM ghi nhận thêm 2 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết

Ngày 11/7/2022, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký ban hành Nghị quyết 86/NQ-CP của Chính phủ về phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đó, sẽ hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm phát triển thị trường vốn an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, huy động tối đa các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ, bảo đảm an toàn hệ thống.

Phát triển thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn chủ yếu cho nền kinh tế, tiếp tục điều chỉnh cơ cấu hợp lý giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn, thị trường cố phiếu và trái phiếu.

Đến hết năm 2025, phấn đấu đạt một số mục tiêu, chỉ tiêu theo chiến lược tài chính và chiến lược phát triển ngành ngân hàng, cụ thể như sau: Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 100% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP, trong đó dư nợ trái phiếu doanh nghiệp đạt tối thiểu 20% GDP.

Đẩy mạnh hiện đại hóa công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát thị trường chứng khoán. Đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu theo Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 8/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025; phấn đấu nợ xấu của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng dưới 3%.

Phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục thực hiện tái cơ cấu tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu (ảnh minh họa)

Một trong những giải pháp thực hiện mục tiêu trên là giải pháp phát triển thị trường chứng khoán. Cụ thể, đối với thị trường trái phiếu: Phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ trở thành thị trường chuẩn trên thị trường tài chính, đáp ứng nhu cầu huy động vốn cho ngân sách Nhà nước và hỗ trợ công tác tái cơ cấu ngân sách và nợ công theo hướng an toàn, bền vững.

Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, giám sát quá trình phát hành, phân phối, lưu ký, đầu tư, mua bán trái phiếu doanh nghiệp. Đặc biệt, chấn chỉnh việc sử dụng vốn sau phát hành trái phiếu doanh nghiệp của doanh nghiệp phát hành, bảo đảm minh bạch, đúng mục đích, tuân thủ đúng các quy định pháp luật, qua đó bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, thúc đẩy huy động vốn trung và dài hạn.

Khẩn trương hoàn thiện và phát triển nền tảng cơ sở hạ tầng hiện đại để thúc đẩy thị trường trái phiếu lành mạnh bền vững, tổ chức thị trường giao dịch trái phiếu riêng lẻ, nâng cao chất lượng công bố thông tin, chất lượng báo cáo tài chính đối với các công ty phát hành. Tách bạch rõ giữa trái phiếu phát hành ra công chúng và phát hành riêng lẻ.

Đối với thị trường cổ phiếu, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với thị trường cổ phiếu để lành mạnh hóa thị trường, tăng cường các biện pháp chế tài để xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật trên thị trường chứng khoán để bảo vệ nhà đầu tư, khôi phục niềm tin của thị trường, đặc biệt xử lý nghiêm, kịp thời tình trạng thao túng, làm giá, bảo đảm sự phát triển lành mạnh, minh bạch và bền vững.

Bảo đảm hệ thống giao dịch vận hành an toàn, thông suốt; đầu tư đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ số, khẩn trương triển khai các biện pháp cần thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi để thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài.

Chính phủ giao Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công an và các cơ quan có liên quan theo chức năng và nhiệm vụ được giao, chủ động theo dõi sát diễn biến của thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế để chủ động, kịp thời thực hiện biện pháp ổn định thị trường; phối hợp chặt chẽ trong điều hành chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế, qua đó tạo điều kiện ổn định, phát triển bền vững thị trường chứng khoán, tiền tệ, tín dụng; nghiên cứu đề xuất các giải pháp khuyến khích sự phát triển của nhà đầu tư là tổ chức, nhà đầu tư chuyên nghiệp, và thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường.

Bộ Tài chính chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu các Sở Giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam rà soát các quy trình, quy chế liên quan đến hoạt động chứng khoán và hoạt động nghiệp vụ của các Sở Giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam; bảo đảm thị trường hoạt động thông suốt và đầu tư đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ số, khẩn trương triển khai các biện pháp cần thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi để thu hút vốn đầu tư đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài; rà soát văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành theo thẩm quyền.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần khẩn trương hoàn thiện và phát triển nền tảng cơ sở hạ tầng hiện đại để thúc đẩy thị trường trái phiếu lành mạnh bền vững, thúc đẩy hoạt động xếp hạng tín nhiệm. Chấn chỉnh và tăng cường kiểm tra giám sát đối với các hoạt động của các tổ chức cung cấp dịch vụ trên thị trường, bao gồm các công ty cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán, xếp hạng tín nhiệm và thẩm định giá…

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục thực hiện tái cơ cấu tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, tăng cường chất lượng hiệu quả công tác thanh tra, giám sát để hạn chế tình trạng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Giám sát việc cấp tín dụng, đầu tư, huy động vốn trong hoạt động ngân hàng và cung cấp dịch vụ trên thị trường vốn của các tổ chức tín dụng. Kịp thời cảnh báo sớm và có biện pháp xử lý theo quy định, hạn chế xảy ra rủi ro, mất an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.

Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với thị trường trái phiếu, thị trường chứng khoán và tiền tệ, lành mạnh hóa thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, bảo đảm thị trường chứng khoán minh bạch, ổn định, an toàn, bền vững, góp phần phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô. Không hình sự hóa các quan hệ dân sự, quan hệ kinh tế.

Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị, lực lượng chức năng điều tra, xác minh để xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm đúng người, đúng tội theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm thị trường chứng khoán minh bạch, ổn định, an toàn, góp phần phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là các hành vi đưa tin sai lệch, không chính xác gây mất an ninh, an toàn thị trường. Kịp thời thông tin tình hình xử lý để bảo đảm ổn định thị trường…

P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát

Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát

(LĐTĐ) Sáng nay (15/7), Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác Tài chính - Ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2024 theo hình thức trực tuyến. Theo đó, nhấn mạnh công tác điều hành giá cả, thị trường bám sát thực tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, kiểm soát lạm phát, ổn định đời sống của người dân; tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm.
Chung tay nâng cao vai trò của phụ nữ trong chuyển đổi xanh

Chung tay nâng cao vai trò của phụ nữ trong chuyển đổi xanh

(LĐTĐ) Tại Hội thảo “Thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ và doanh nghiệp do nữ làm chủ trong quá trình chuyển đổi xanh” được tổ chức ngày 10/7/2024 tại Hà Nội, đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tham gia chia sẻ nhiều kinh nghiệm, giải pháp thiết thực.
Xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế

Xây dựng TP.HCM thành trung tâm tài chính quốc tế

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ trở thành một trung tâm tài chính (TTTC) quốc tế, đóng vai trò cung cấp các dịch vụ tài chính bao gồm huy động vốn, đầu tư, tiết kiệm, thanh toán, phát hành sản phẩm tài chính…; ban đầu là phát triển các nền tảng vững chắc của một TTTC quốc gia (NFC), sau đó trở thành TTTC khu vực (RFC), tiến tới TTTC quốc tế (IFC) và toàn cầu (GFC).
Xác thực sinh trắc học là thêm một lớp bảo vệ cho khách hàng

Xác thực sinh trắc học là thêm một lớp bảo vệ cho khách hàng

(LĐTĐ) Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng nhấn mạnh khách hàng thực hiện sinh trắc học là thêm một lớp bảo mật khi thực hiện giao dịch, hướng đến mục tiêu cao nhất là bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
Chuyển điều tra 40 vụ việc có dấu hiệu vi phạm

Chuyển điều tra 40 vụ việc có dấu hiệu vi phạm

(LĐTĐ) Tại cuộc họp báo diễn ra mới đây, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Hà Thị Mỹ Dung cho biết, năm 2023, Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện kiểm toán 135 nhiệm vụ với 174 Đoàn kiểm toán và phát hành 248 Báo cáo kiểm toán.
Các hành vi bị cấm trong thanh toán không dùng tiền mặt

Các hành vi bị cấm trong thanh toán không dùng tiền mặt

(LĐTĐ) 13 hành vi bị cấm trong thanh toán không dùng tiền mặt gồm: Làm giả, sửa chữa phương tiện thanh toán; trộm cắp, xâm nhập dữ liệu; cung cấp thông tin sai sự thật; tiết lộ thông tin trái phép; mở tài khoản nặc danh; cung cấp dịch vụ mà không có giấy phép; gian lận, đánh bạc trực tuyến.
Từ 12/8, không dùng tiền mặt trong mua, bán trái phiếu doanh nghiệp

Từ 12/8, không dùng tiền mặt trong mua, bán trái phiếu doanh nghiệp

(LĐTĐ) Tổ chức tín dụng phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt khi thực hiện thanh toán trong hoạt động mua, bán trái phiếu doanh nghiệp từ 12/8.
GDP với những gam màu sáng

GDP với những gam màu sáng

(LĐTĐ) Tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội quý II và sáu tháng đầu năm 2024 diễn ra mới đây, bà Phí Thị Hương Nga, Vụ trưởng Thống kê công nghiệp, Tổng cục Thống kê cho biết, tính chung sáu tháng đầu năm, GDP tăng 6,42%, so với giai đoạn 2020-2024 chỉ thấp hơn mức tăng 6,58% của cùng kỳ năm 2022.
GRDP nhiều tỉnh thành phía Nam tăng trưởng cao

GRDP nhiều tỉnh thành phía Nam tăng trưởng cao

(LĐTĐ) Tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn 3 cực tăng trưởng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm Thành phố Hồ Chí minh (TP.HCM), Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu đều có mức tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm 2024.
Năm 2025, vốn đầu tư công của Hà Nội dự kiến là 81.392 tỷ đồng

Năm 2025, vốn đầu tư công của Hà Nội dự kiến là 81.392 tỷ đồng

(LĐTĐ) Sáng 1/7, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Hà Nội Lê Anh Quân đã trình bày tờ trình điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công cấp Thành phố năm 2024 và định hướng Kế hoạch đầu tư công năm 2025 của thành phố Hà Nội; cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 cấp Thành phố. Theo đó, về nguồn vốn đầu tư công năm 2025 dự kiến là 81.392,083 tỷ đồng, tăng 358,903 tỷ đồng so với năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động