Cấp cứu thành công bệnh nhân cao tuổi do viêm ruột hoại tử
Stress mùa thi: Nguyên nhân và giải pháp Kích hoạt "báo động đỏ" phẫu thuật thành công cho bệnh nhân ung thư trực tràng |
Theo đó, tiền sử bà Đ. bị tăng huyết áp, viêm đa khớp, điều trị không theo đơn; đã phẫu thuật thay khớp háng hai bên. Trước khi vào viện bệnh nhân xuất hiện đau bụng 3 ngày, đau tăng dần, kèm sốt, do chủ quan bệnh nhân tự điều trị tại nhà, tới khi các triệu chứng ngày càng nặng mới đến viện.
Kíp phẫu thuật cho bệnh nhân Đ. |
Bệnh nhân vào viện trong tình trạng thể trạng suy kiệt, mạch nhanh nhỏ, khó bắt, huyết áp dao động, dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân nặng, hội chứng Cushing do dùng thuốc chứa corticoid kéo dài. Ngay lập tức, bệnh nhân Đ. đã được các bác sĩ cấp cứu hồi sức, đồng thời tiến hành thực hiện các xét nghiệm cần thiết và nhanh chóng ra chỉ định phẫu thuật cấp cứu.
Bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán ban đầu là sốc nhiễm trùng nhiễm độc - viêm phúc mạc do thủng ruột. Trong mổ, tổn thương rất nặng nề, ổ bụng nhiều dịch mủ, kèm dịch tiêu hóa, nguyên nhân là do viêm ruột hoại tử có nhiều ổ trên 1 đoạn ruột non dài 60cm.
Xác định đây là một ca bệnh khó, kíp phẫu thuật đã xin ý kiến chỉ đạo của Ban Giám đốc bệnh viện và tiến hành hội chẩn liên khoa để đưa ra phương án tốt nhất cho bệnh nhân. Các bác sĩ đã quyết định phẫu thuật cắt đoạn ruột non dài 80 cm, đưa 2 đầu ruột ra ngoài làm hậu môn nhân tạo cho bệnh nhân.
Sau mổ bệnh nhân được điều trị tích cực tại Khoa Gây mê Hồi sức. Với sự quan tâm, theo dõi sát sao của các cán bộ y tế, bệnh nhân được chăm sóc toàn diện đã có quá trình hồi phục tốt. Hiện tại sau phẫu thuật 7 ngày, tình trạng bệnh nhân ổn định, tự ngồi được, ăn tốt, vết mổ khô, đại tiện tốt, tình trạng nhiễm trùng được đẩy lui và dự kiến xuất viện trong vài ngày tới.
Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tuấn, Bệnh viện đa khoa Hà Đông cho hay: Viêm ruột hoại tử là một bệnh thường gặp ở trẻ em, ở người lớn rất hiếm gặp, nguyên nhân do độc tố của vi khuẩn Clostridial perfingens trong thịt lợn bị nhiễm bệnh. Đặc biệt với bệnh nhân này, là một bệnh nhân cao tuổi, nhiều bệnh nền, điều trị corticoid kéo dài, bệnh nhân đến viện muộn, đã có biến chứng nặng nề, nên rất khó khăn trong chẩn đoán và điều trị.
Để tránh những trường hợp đến viện muộn, bệnh nhân không nên chủ quan khi có các dấu hiệu đau bụng, nôn, bí trung đại tiện kèm các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi… Bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám, đánh giá và kiểm tra, tránh để muộn dẫn đến các biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46