Phát triển nền công nghiệp dược xứng tầm
Phải có sự vào cuộc của bốn nhà | |
Để người dân sớm được tiếp cận với nguồn thuốc chất lượng cao, an toàn |
Theo Bộ Y tế, Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có tiềm năng lớn về dược liệu trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Thống kê của Viện Dược liệu cho thấy, tính đến nay đã ghi nhận 5.117 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc ở Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm các gian hàng thuốc do Việt Nam sản xuất- ảnh CP |
Trong số đó, khoảng 70 loài có tiềm năng khai thác với tổng trữ lượng khoảng 18.000 tấn/năm, như Diếp cá (5.000 tấn), Cẩu tích (1.500 tấn), Lạc tiên (1.500 tấn), Rau đắng đất (1.500 tấn)...Đặc biệt, Việt Nam sở hữu nhiều loài dược liệu quý, hiếm, đặc hữu như: Sâm Ngọc Linh, Ba kích, Châu thụ, Ngân đằng…
Quá trình điều tra về tri thức bản địa đã tổng hợp được danh mục các loài cây thuốc từ cộng đồng các dân tộc và thu thập, sưu tầm được gần 1.300 bài thuốc dân gian trên cả nước. Những tri thức bản địa này là cơ sở quan trọng nhằm hỗ trợ cho việc sàng lọc, nghiên cứu phát triển sản phẩm phục vụ công tác phòng và chữa bệnh của nhân dân.
“Những văn bản chỉ đạo đầu tiên về phát triển dược liệu đã được ban hành từ thời nhà Lý, thế kỷ thứ X. Lịch sử đã ghi nhận cha ông ta từ Chu Văn An, Tuệ Tĩnh, Lê Hữu Trác đã ban hành những bộ sách quý để áp dụng y học cổ truyền, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Điều này khẳng định đất nước Việt Nam ta có một truyền thống quý báu trong y học cổ truyền với nhiều loài cây thuốc quý. Trong giai đoạn phát triển mới, Nhà nước ta luôn xác định y học hiện đại kết hợp với y học cổ truyền. Với điều kiện tự nhiên đặc thù ¾ là rừng, núi, đất nước ta có trên 5.000 cây thuốc quý có khả năng chữa bệnh. Đây là một lợi thế ở tất cả các địa phương trên cả nước để phát triển phục vụ nhân dân và tiến tới xuất khẩu đem lại nguồn thu cho nền kinh tế”- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh. |
Đáng chú ý, thị trường tiêu thụ dược liệu, các sản phẩm dược liệu là rất lớn do thói quen và truyền thống phòng, chữa bệnh bằng y học cổ truyền của nhân dân. Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, với xu hướng “Trở về thiên nhiên”, việc sử dụng các thuốc từ dược liệu của người dân ngày càng tăng hơn do ít có những tác động có hại và phù hợp với quy luật sinh lý của cơ thể hơn so với thuốc hóa dược.
Tại Việt Nam, nhu cầu dược liệu trong nước khoảng gần 60 đến 80 nghìn tấn/năm, trong đó phần lớn là sử dụng trong sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng, trong hệ thống khám chữa bệnh. Phần còn lại dùng cho một số lĩnh vực khác như để sản xuất mỹ phẩm, thực phẩm, hương liệu…và xuất khẩu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tiềm năng, ngành Dược là lớn như vậy, song hiện thị phần thuốc ngoại vẫn chiếm rất lớn.
Do vậy, tại Hội nghị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, có thể nói kho tàng dược liệu Việt Nam là vô giá và tất cả 63 tỉnh, thành đều có thể phát triển được dược liệu. Dược liệu không chỉ góp phần xóa đói giảm nghèo mà còn làm giàu nếu biết tổ chức và quản lý tốt.
Qua các ý kiến thảo luận, Thủ tướng nhìn nhận, theo đánh giá của Tổ chức y tế Thế giới (WHO) trên 80% dân số thế giới sử dụng y học cổ truyền, đặc biệt là sử dụng các sản phẩm từ dược liệu, kể cả các nước phát triển với dân số rất lớn. Ở Việt Nam, theo trình bày của Bộ trưởng Y tế, thuốc từ cây dược liệu trong nước chiếm ít nhất 30%.
Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng dẫu chúng ta đã cố gắng rất lớn, nhưng hiện tại cả nước mới có 400 xí nghiệp sản xuất từ dược liệu với quy mô khác nhau nên chưa tạo được chỗ đứng cần thiết trong sản xuất, xuất khẩu một số sản phẩm từ cây thuốc quý của Việt Nam.
Kết luận hội nghị, Thủ tướng nhấn mạnh trước hết phải tổ chức lại ngành dược liệu trong tất cả các khâu, trong đó chú ý khâu sản xuất, chế biến, sử dụng, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại. Phát triển dược liệu trong nước phải là một chiến lược của ngành y tế. Đồng thời, phải tạo ra một số chính sách đặc thù để phát triển ngành dược, cây dược liệu, công nghiệp dược liệu Việt Nam.
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và một số bộ liên quan để có cơ chế này. Cùng với các thành phố lớn, các địa phương cần thu hút, đưa nhà máy chế biến vào những vùng sản xuất dược liệu có quy mô lớn, có thị trường. Nghiên cứu hình thành các trung tâm dược liệu ở miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên.
Cuối cùng Thủ tướng tin tưởng, sau Hội nghị này, với các chính sách và giải pháp phù hợp, ngành dược liệu Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ. Nhiều vùng dược liệu có chất lượng cao sẽ sớm được triển khai thành công, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế-xã hội.
H.P- C.P
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Sát Tết thợ vệ sinh nhà cửa tất bật làm quên ngày nghỉ
Môi giới bất động sản không được đơn phương hành nghề
Thêm một số tuyến cao tốc được quy hoạch mạng lưới đường bộ
Xuân Son, Tuấn Hải, Nguyễn Filip: Những quân bài chiến lược tối nay ?
Đồng Nai: Phá đường dây kêu gọi đầu tư tiền ảo để lừa đảo tài sản của 200 người
Phúc Thọ: Khen thưởng 35 đơn vị tiêu biểu trong phong trào Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn
Lần đầu tiên nghệ thuật ghép gốm kết hợp sơn mài tại triển lãm "Chiêm bao"
Tin khác
Nghệ An có tân Chủ tịch UBND tỉnh
Sự kiện 04/01/2025 11:11
Cán bộ, công chức, viên chức có tài năng được hưởng phụ cấp bằng 150% lương
Sự kiện 02/01/2025 10:35
Hà Nội: Các đơn vị hành chính mới sau sắp xếp đảm bảo hoạt động ổn định từ 1/1/2025
Sự kiện 01/01/2025 17:25
10 sự kiện tiểu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024
Sự kiện 01/01/2025 14:59
Chính sách mới với cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm
Sự kiện 01/01/2025 07:49
Đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc
Thời sự 01/01/2025 06:39
Chính phủ ban hành 8 chính sách nổi trội cho cán bộ, công chức do tinh gọn bộ máy
Sự kiện 31/12/2024 22:14
Đổi mới công tác xây dựng pháp luật là sự kiện nổi bật năm 2024 của ngành Tư pháp
Sự kiện 31/12/2024 20:13
10 sự kiện tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội năm 2024
Sự kiện 31/12/2024 17:30
10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2024
Sự kiện 31/12/2024 17:19